Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 13.
Giải KTPL 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trả lời
Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
+ Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (theo Điều 69 Hiến pháp 2013)
+ Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…
+ Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát.
1. Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 80 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Trả lời
- Yêu cầu số 1: Tính thống nhất của bộ máy nhà nước
+ Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Những cơ quan nhà nước tạo thành một thể thống nhất nhưng có thẩm quyền riêng theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu số 2: Cách thực hiện:
+ Nhà nước ngày càng tăng dần vai trò chủ thể quản lý và thu hẹp dần vai trò chủ thể về kinh tế.
+ Thực hiện quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất, bảo đảm cho thị trường phát triển, tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường, tương thích với thông lệ của các nước.
+ Kiến tạo được môi trường vĩ mô.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở và bảo đảm an sinh xã hội.
+ Ban hành cơ chế chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Bảo đảm được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong việc chấp hành các chính sách chế độ, sử dụng các chương trình đầu tư tín dụng để tạo điều kiện và hướng dẫn sự phát triển của các ngành, các địa phương và các thành phần kinh tế.
Câu hỏi trang 80 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Hai bạn tiếp tục câu chuyện rôm rả trên đường về nhà.
Trả lời
- Biểu hiện của tính nhân dân trong bộ máy nhà nước
+ Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân ủy quyền để thực hiện việc quản lí Nhà nước và xã hội.
+ Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
- Ví dụ:
+ Tất cả mọi công dân được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam đều được hưởng quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử, ứng cử, quyền và nghĩa vụ học tập, lao động…
+ Khi nhà nước ban hành các quy định và bộ luật đều tiến hành trưng cầu dân ý, để mỗi người dân đều được đóng góp ý kiến, nhất là vào những hoạt động có liên quan đến bản thân mình.
+ Các chính sách ban hành đều mang lại lợi ích cho nhân dân.
+ Người dân đều được hưởng các chế độ ưu đãi, chế độ đãi ngộ.
Câu hỏi trang 81 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
Trích khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013:
Trả lời
- Yêu cầu số 1: Biểu hiện của tính quyền lực
+ Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực.
+ Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
+ Các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.
- Yêu cầu số 2: Các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phối hợp, giám sát lẫn nhau vì: đây là yếu tố cơ bản bảo đảm tính kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh; cũng là một cơ chế góp phần quan trọng trong việc giám sát quyền lực, bảo đảm sự dân chủ, trong sạch, vững mạnh và năng lực lãnh đạo trong nội bộ
Câu hỏi trang 81 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:
Trả lời
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp vì: Hiến pháp và pháp luật giúp quản lí mọi mặt của đời sống xã hội:
+ Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội.
+ Tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội...
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 82 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua các nội dung cơ bản:
Trả lời
- Yêu cầu số 1: Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng:
+ Đảng đề ra đường lối, chính sách, thông qua đó, Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật.
+ Đảng lãnh đạo bằng công tác cán bộ thông qua việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu các Đảng viên ưu tú, các quần chúng tiêu biểu vào các cương vị chủ chốt của cơn quan nhà nước ở trung ương,…
- Yêu cầu số 2: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua những nội dung:
+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên có phẩm chất, năng lực và giới thiệu họ vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử dân chủ.
+ Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
+ Các đảng viên và các tổ chức của Đảng gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Câu hỏi trang 83 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
(Trích khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013)
Thông tin 2. Theo Thông cáo báo chí số 13 kì họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã thông qua:
Trả lời
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát có nghĩa là:
+ Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân;
+ Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát và giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.
- Quốc hội thể hiện quyền kiểm soát các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội là cơ quan thông qua kế hoạch và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; báo cáo công tác phòng chống dịch; dự toán ngân sách nhà nước, …
Câu hỏi trang 83 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
(Trích Điều 4 Luật Trưng cầu ý dân năm 2013)
Trả lời
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện:
+ Nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
+ Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tốc, tăng cường đồng thuận xã hội;
+ Nhân dân có quyền bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín khi nhà nước trưng cầu ý dân.
Câu hỏi trang 84 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
(Trích Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, tr.334, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2011)
- Em hiểu thế nào là tập trung dân chủ qua trích đoạn ở thông tin 1?
Trả lời
- Nguyên tắc tập trung dân chủ có nghĩa là: Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung; muốn lãnh đạo được sát, được đúng, phải có sự đóng góp ý kiến của nhiều người.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện:
+ Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.
+ Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải phân định những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể, những nhiệm vụ, quyên hạn thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.
+ Những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể thì thiểu số phục tùng đa số nhưng thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến, đa số cũng cần xem xét, tham khảo ý kiến của thiểu số để kiểm tra tính đúng đắn trong quyết định của mình.
+ Những vấn đề cá nhân có quyền quyết định thì cá nhân phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Câu hỏi trang 85 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Trả lời
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
+ Pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bọ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, hình thức, hoạt động của cơ quan nhà nước.
+ Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, mội hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí..
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng ý hay không đồng ý với các ý kiến sau đây. Vì sao?
d. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính nhân dân sâu sắc.
Trả lời
- Ý kiến A. Đồng tình. Vì: Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Tất cả đều hướng tới việc mang lại lợi ích cho nhân dân, phục vụ nhân dân.
- Ý kiến B. Đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì: công dân khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- Ý kiến C. Đồng tính. Vì khiếu nại, tố cáo là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của công dân được ghi nhận tại Điều 74 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ý kiến D. Đồng tình. Vì Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức quyền lực thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.
Luyện tập 2 trang 87 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy chia sẻ quan điểm của bản thân đối với những hành vi dưới đây:
a. T làm đơn tố cáo hành vi sai phạm trên địa bàn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b. Công ti A từ chối nhận in tài liệu có nội dung phản cảm trái pháp luật.
Trả lời
- Trường hợp A: Hành vi của T là hành vi phù hợp thể hiện quyền khiếu nại của công dân.
- Trường hợp B: Hành vi của công ti A là phù hợp thể hiện nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng, ảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Trường hợp C: Hành vi của chính quyền địa phương C thể hiện việc tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân thể hiện ở việc trưng cầu ý kiến của học sinh trong việc xây dựng dự án cho thanh niên.
- Trường hợp D: Hành vi của ông K là không phù hợp, ông K đã đánh mất quyền làm chủ của mình, cụ thể là quyền khiếu nại, tố cáo.
Luyện tập 3 trang 88 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
- Đây là những thông tin không chính xác! Các bạn không nên đọc nó!
Nghe vậy, D và các bạn phá lên cười chọc ghẹo lại K:
- Bọn mình đọc cho vui thôi mà, sao cậu căng thẳng thế?
- Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của K? Vì sao?
Trả lời
- Em đồng tình với ý kiến của K. Vì chúng ta chỉ nên đọc và chia sẻ những thông tin chính thống, chính xác về cán bộ lãnh đạo nhà nước để góp phần xây dựng và bảo vệ bộ máy nhà nước, đây là nghĩa vụ của mỗi người.
- Theo em, học sinh cũng cần có nghĩa vụ bảo vệ và xây dựng bộ máy nhà nước. Vì học sinh có thể thực hiện những hành động nhỏ thể hiện trách nhiệm của mình như tuyên truyền những hành động, thông tin tốt và hạn chế những thông tin trái pháp luật.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 88 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy viết một bài luận (khoảng 300 chữ) thể hiện rõ vai trò của học sinh trung học phổ thông trong việc góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời
(*) Tham khảo: Vai trò của học sinh trung học phổ thông trong việc góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Thanh niên Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong tiến lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đời sống chính trị và nền văn hóa của đất nước. Thanh niên đang là lực lượng xã hội to lớn của hiện tại và chủ thể sáng tạo của tương lai, họ không chỉ là một lực lượng của xã hội, mà là ngày mai của xã hội. Học sinh trung học phổ thông là một bộ phận của thanh niên Việt Nam, có vai trò phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu. Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Để thực hiện được vai trò đó, học sinh trung học phổ thông cần: Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia. Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật. Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội. Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Vận dụng 2 trang 88 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy tổ chức một buổi truyền thông thể hiện vai trò của học sinh góp phần bảo vệ chính quyền tại địa phương.
Trả lời
(*) Tham khảo: Vai trò của học sinh góp phần bảo vệ chính quyền địa phương:
- Học sinh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chính quyền địa phương.
- Để góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh ở địa phương mình, em sẽ:
+ Cố gắng học thật giỏi để sau khi lớn lên có thể góp phần nhỏ bé để xây dựng quê hương.
+ Tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, tổ dân cư để có môi trường sống trong lành.
+ Tham gia tuyên truyền trong việc kế hoạch hóa gia đình.
+ Vận động mọi người thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
Bài 16: Chính quyền địa phương
Bài 17: Pháp luật và đời sống
Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo