Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19 ( Chân trời sáng tạo ): Thực hiện pháp luật
Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 19.
Giải KTPL 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật
Trả lời
- Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội.
- Vì pháp luật không chỉ là công cụ để nhà nước quản lý xã hội; phương tiện để công dân thưc hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa mình, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp những giá trị mới.
1. Khái niệm và các tình huống thực hiện pháp luật
Trả lời
Yêu cầu số 1: Chi tiết thể hiện ý thức thực hiên pháp luật trong 2 trường hợp trên:
+ Trường hợp 1: phân loại rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định, không lấn chiếm lề đường làm nơi để rác sinh hoạt.
+ Trường hợp 2: Đội quản lí trật tự đô thị đã yêu cầu giải tán, lập biên bản xử phạt, thu giữ phương tiện.
Yêu cầu số 2:
- Theo em, thực hiện pháp luật là việc thực hiện các hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
- Biểu hiện của thực hiện pháp luật: làm những việc pháp luật buộc phải làm, không làm những việc mà pháp luật cấm, làm những việc mà pháp luật cho phép...
Trường hợp 4. Anh A không vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua bán tiền giả.
- Theo em, đâu là hành vi hợp pháp của chủ thể trong các trường hợp trên?
- Học sinh có cần thực hiện pháp luật hay không? Vì sao?
Trả lời
- Yêu cầu số 1: Theo em, những hành vi hợp pháp:
+ Tự giác đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy;
+ Đến phòng công chứng để lập di chúc
+ Không vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua bán tiền giả.
- Yêu cầu số 2: Học sinh cũng cần thực hiện pháp luật. Vì học sinh cũng là một công dân, mà công dân thì cần tuân thủ và làm theo luật pháp, kỉ luật. Học sinh cần tự giác chấp hành những quy định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước như: đi xe máy luôn đội mũ bảo hiểm, không được vượt đèn đỏ, …
2. Công dân và việc thực hiện pháp luật
Tình huống 1. H là học sinh lớp 10, có đam mêm hội họa. Một hôm, bố H bảo:
- Mẹ cũng nghĩ như bố ! Đam mê và học hành nên cùng phát triển con ạ!
Trả lời
Yêu cầu số 1:
- H đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân Việt Nam.
- Trong câu chuyện trên, H đã sử dụng quyền đó: H đạt kết quả học tập tốt và đạt giải nhất trong kì thi hội họa.
Yêu cầu số 2: Xung quanh em có một số trường hợp sử dụng tốt quyền công dân: Bạn Tú Anh đã chăm chỉ học tập và đạt giải a cấp quốc gia kì thi Olimpic Tiếng Anh, bạn Hà Trang đã nỗ lực học tập và đỗ trường đại học danh tiếng.
- Đây là tài sản người khác đánh rơi, phải đem đến cơ quan công an để tìm chủ sở hữu.
Nhưng V lại không đồng ý và nói với T:
- Đây là của rơi vô chủ nên chúng ta có thể mang về chia nhau sử dụng.
- Em đồng ý với cách ứng xử của T hay của V? Tại sao?
- Theo em, giao nộp tài sản nhặt được có phải là tuân thủ pháp luật không?
Trả lời
- Em đồng ý với cách ứng xử của T. Vì T sau khi nhặt được của rơi đã biết tìm đến cơ quan công an để tìm lại chủ sở hữu.
- Theo em, giao nộp tài sản nhặt được cũng là một hành vi tuân thủ pháp luật.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 133 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a. Mọi cá nhân, tổ chức đều được thực hiện pháp luật dưới hình thức áp dụng pháp luật.
b. Cấp dưỡng cho con sau li hôn là thi hành pháp luật.
c. Không kết hôn giữa những người chưa đủ tuổi theo quy định pháp luật là tuân thủ pháp luật.
d. Đi bầu cử khi đủ tuổi theo quy định pháp luật là sử dụng pháp luật.
Trả lời
- Ý kiến A. Không đồng tình. Vì: vì mọi cá nhân, tổ chức đều được thực hiện pháp luật dưới hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật,…
- Ý kiến B. Đồng tình. Vì: Đây là hành vi chấp hành các hoạt động mà pháp luật cho phép.
- Ý kiến C. Đồng tình. Đây là hành vi không thực hiện những điều mà pháp luật cấm.
- Ý kiến D. Đồng tình. Vì đi bầu cử là hoạt động pháp luật cho phép, công dân đã vận dụng pháp luật, thực hiện quyền và nghãi vụ của mình.
Luyện tập 2 trang 133 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết các hành vi sau úng với những hình thức thực hiện pháp luật nào. Vì sao?
a. Không sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy.
b. Thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân.
c. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
d. Lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc.
đ. Thực hiện các quy định về phòng bệnh và khám, chữa bệnh.
e. Xét xử các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
g. Thực hiện quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm.
h. Không tàng trữ trái phép chất ma tuý.
Trả lời
a. Tuân thủ pháp luật
b. Sử dụng pháp luật
c. Thi hành pháp luật
d. Sử dụng pháp luật
đ. Thi hành pháp luật
e. Áp dụng pháp luật
g. Sử dụng pháp luật
h - Tuân theo pháp luật
Luyện tập 3 trang 134 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.
- Theo mình, Anh N nên nhập ngũ. Vì đây là nghĩa vụ của công dân.
Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự.
Trả lời
- Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự (NVQS), thực hiện NVQS là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp … nhằm góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Những công dân đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự cần thực hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc. Mỗi gia đình cần động viên, khuyến khích con em mình tham gia thực hiện NVQS khi đến tuổi như pháp luật quy định.
- Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự:
+ Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
+ Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.
- Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự: người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
- Độ tuổi gọi nhập ngũ: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
- Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Luyện tập 4 trang 134 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đóng vai và xử lí tình huống sau:
- Sao bạn lại làm thế, mình còn nhỏ, sử dụng những thứ này không tốt cho sức khoẻ đâu!
- Mình chỉ thử cho vui thôi. Không sao đâu!
- Mình thấy sức khoẻ bạn dạo này không ổn. Bạn hay nghỉ học, ngủ gật trong lớp nữa.
- Thôi không phải việc của bạn, bạn đừng nói nữa.
Trả lời
Xử lí tình huống: Nếu em là H, em sẽ cố gắng khuyên bạn bỏ việc sử dụng chất kích thích, nếu bạn tỏ thái độ và không đồng ý, em sẽ báo cáo chuyện này đến giáo viên chủ nhiệm và nhà trường, để nhà trường có biện pháp xử lí phù hợp.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 134 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy viết đoạn văn khoảng 100 chữ để nhắc nhở bản thân nghiêm túc tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông.
Trả lời
(*) Bài tham khảo
Các bạn thân mến!
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể về tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện, nhưng thực tế tai nạn giao thông dẫn đến chết người từ xe đạp điện đã xảy ra.
Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện phần lớn là do chủ quan, nhiều người cho rằng xe đạp điện là phương tiện giao thông đơn giản giống như xe đạp thông thường nên chưa chú ý trọng việc chấp hành ATGT, nhất là lỗi không đội mũ bảo hiểm. Đa phần xe đạp điện có thể đi ở tốc độ 35-40km/h. Tốc độ này là bình thường với xe máy nhưng là tốc độ cao với xe đạp điện. Xe đạp điện nhẹ hơn xe máy rất nhiều nên ở tốc độ này không hề an toàn, dễ gây TNGT. Bên cạnh đó, hầu hết người sử dụng xe đạp điện là các bạn học sinh, kinh nghiệm xử lý tình huống khi tham gia giao thông chưa nhiều nên dễ xảy ra tai nạn. Các hình thức xử lý hiện tại chưa đủ sức răn đe. Do vậy, về lâu dài, để hạn chế nguy cơ tai nạn giao thông do xe đạp điện gây ra, lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm để làm gương, răn đe. Đồng thời, người sử dụng xe đạp điện cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ:
+ Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện
+ Đi đường quan sát, không phóng nhanh vượt ẩu, dàn hàng ngang…
+ Không lạng lách, đánh võng... gây mất trật tự và mất an toàn giao thông cho những người đang tham gia giao thông.
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
Chúc các bạn luôn an toàn trên mọi tuyến đường và là những tuyên truyền viên tích cực góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Vận dụng 2 trang 134 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đánh giá hành vi thực hiện pháp luật của bản thân trong thời gian và đề ra it nhất 03 điều cần phát huy, 03 điều cần thay đổi
Trả lời
- Bản thân em trong thời gian qua đã tuân thủ pháp luật, tuy nhiên vẫn còn một số ít lần chưa thực hiện đúng theo pháp luật.
- Ba điều cần phát huy:
+ Đội mũ bảo hiểu khi tham gia giao thông.
+ Không vượt đèn đỏ.
+ Vứt rác đúng nơi quy định.
- Ba điều cần thay đổi:
+ Phê phán khi thấy những hành vi của bạn bè vi phạm pháp luật.
+ Chạy quá tốc độ trên đường.
+ Không tuân thủ nội quy trường, lớp.
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo