Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Tín dụng và vai trò của tín dụng

Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 9.

1 13450 lượt xem
Tải về


Giải KTPL 10 Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng

Mở đầu trang 52 Kinh tế và Pháp luật 10: Từ những quan sát thực tế, hãy chia sẻ hiểu biết của em về tín dụng.

Trả lời:

- Tín dụng là việc chuyển giao vốn dựa trên cơ sở tín nhiệm và theo nguyên tắc hoàn trả, theo đó, người cho vay chuyển giao quyền sử dụng một lượng tài sản cho người vay trong một thời hạn nhất định.

1. Khái niệm tín dụng

Câu hỏi trang 52 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp. Ông D có nhu cầu vay tiền ngân hàng để mua nhà ở. Với khả năng tài chính hiện tại, ông chỉ trả được 40% trị giá ngôi nhà. Ông dự định đến ngân hàng để vay 60% số tiền còn lại. Khi xem xét hồ sơ của ông, ngân hàng quyết định cho ông vay 60% số tiền còn lại trong thời hạn 10 năm với lãi suất 8.2%/năm. Đổi lại, ông phải thế chấp sổ đỏ của ngôi nhà. Trong vòng 10 năm, ông D phải cam kết hoàn trả số tiền lãi và vốn đúng tiến độ thì mới được nhận lại sổ đỏ.

Câu hỏi:

- Ngân hàng đóng vai trò gì trong mối quan hệ vay mượn tiền để mua nhà của ông D? Ngân hàng đã dựa vào những điều kiện gì để quyết định cho ông D vay tiền?

- Vì sao ông D phải cam kết hoàn trả số tiền vay cho ngân hàng đúng tiến độ?

- Theo em, tín dụng là gì?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Ngân hàng đóng vai trò là người cho vay trong mối quan hệ vay mượn tiền để mua nhà của ông D.

- Ngân hàng quyết định cho ông D vay tiền vì ông D có tài sản thế chấp (ngôi nhà).

Yêu cầu số 2: Ông D phải cam kết hoàn trả số tiền vay cho ngân hàng đúng tiến độ vì nếu vi phạm, ông sẽ không nhận được sổ đỏ của căn nhà.

Yêu cầu số 3: Tín dụng là: quan hệ cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay. Theo đó, bên cho vay chuyển giao một lượng vốn tiền tệ hoặc tài sản để bên vay sử dụng có thời hạn, khi đến hạn bên vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn ban đầu và lãi suất.

2. Đặc điểm của tín dụng

Câu hỏi trang 53 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Trường hợp. Ngân hàng A tiến hành cho các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh K vay vốn hơn 1000 tỉ đồng, thời hạn vay ưu đãi lên đến 15 năm với mức lãi suất 7,5%/năm. Trong 15 năm, các doanh nghiệp sẽ cam kết thực hiện đúng các quy định pháp luật về sử dụng tín dụng, phải trả đủ số tiền lãi và vốn khi đến hạn hoàn trả. Đây là một dịch vụ tín dụng phổ biến dựa trên tài sản đảm bảo và uy tín của cá nhân, doanh nghiệp với ngân hàng để giúp duy trì, phát triển tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.

Câu hỏi:

- Từ trường hợp trên, em hãy cho biết một số đặc điểm của tín dụng.

- Giải thích vì sao khi sử dụng tín dụng phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Cho ví dụ.

Trả lời:

- Một số đặc điểm của tín dụng: dựa trên cơ sở lòng tin, tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi, tính thời hạn.

- Khi sử dụng tín dụng phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi vì: số tiền lãi phải trả cho các khoản mua tín dụng chính là sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng. Vì thế người vay cần phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi.

+ Ví dụ: A cho B vay 10.000.000 đồng có viết giấy vay ngày 02/2/2022 hẹn đến 02/02/2023 sẽ trả. Trong giấy vay, các bên có thỏa thuận B phải trả A theo đúng thời hạn với lãi suất hàng tháng là 12%/năm. Đến thời hạn, B trả tiền A theo đúng thời hạn quy định, số tiền B phải trả A theo thỏa thuận gồm:

Tiền lãi trên nợ gốc = (10.000.000 đồng x 12%/năm) x 12 tháng = 1.200.000 đồng.

Tiền phải trả = 10.000.000 đồng + 1.200.000 đồng = 11.200.000 đồng.

3. Vai trò của tín dụng

Câu hỏi trang 53 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. Ngân hàng B huy động hơn 2000 tỉ đồng, phân bổ nguồn vốn này cho các doanh nghiệp trên thị trường. Điều này góp phần phát triển nền kinh tế, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, đảm bảo an sinh xã hội. Đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành kém phát triển, tín dụng thúc đẩy quá trình phân bố vốn và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp 2. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Ngân hàng A thực hiện nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. Trong đó, các biện pháp cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần cung ứng vốn, giúp các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, các biện pháp naỳ cũng giảm bớt chi phí trong quá trình lưu thông sản xuất, giúp cho các doanh nghiệp từng bước phục hồi và phát triển.

Câu hỏi:

- Theo em, tín dụng đã đóng vai trò gì đối với các doanh nghiệp trong 2 trường hợp trên?

- Vì sao tín dụng có thể đảm bảo nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế?

- Tín dụng có vai trò gì đối với đời sống? Cho ví dụ?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Vai trò của tín dụng trong hai trường hợp trên:

+ Góp phần phát triển nền kinh tế, giúp cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, đảm bảo an sinh xã hội;

+ Thúc đẩy quá trình phân bố vốn và phát triển sản xuất kinh doanh;

+ Cung ứng vốn giúp các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng.

- Yêu cầu số 2: Tín dụng có thể đảm bảo nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh vì:

+ Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục;

+ Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện cung cấp vốn cho đầu tư phát triển.

- Yêu cầu số 2: Tín dụng có vai trò đối với đời sống:

+ Đảm bảo an sinh xã hội

+ Tín dụng chính sách đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo tạo thói quen tích lũy, hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi giúp họ vượt qua khó khăn, từng bước tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng vốn, tổ chức sản xuất kinh dianh có hiệu quả, tạo nguồn tích lũy để trả nợ cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Ví dụ: những gia đình có hoàn cảnh khó khăn có thể được vay vốn (từ ngân sách nhà nước) với lãi xuất thấp.

4. Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng

Câu hỏi trang 54 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu

Tình huống. Bà G muốn mua một chiếc xe máy 50 phân khối cho con gái. Khi đến cửa hàng, bà G được nhân viên bán hàng tư vấ 2 hình thức thanh toán rằng:

- Cô có thể trả trực tiếp một lần bằng tiền mặt hoặc trả góp với lãi xuất X%/tháng

Bà G đắn đo:

- Hai hình thức thành toán này có khác gì nhau vậy cháu?

Nhân viên tư vấn trả lời:

- Thưa cô, nếu chọn thanh toán tiền mặt, thì cô sẽ trả hết một lần và không phát sinh thêm bất kì khoản phí nào. Còn nếu cô trả góp thì cô chỉ cần thanh toán một khoản tiền bằng 30% giá trị của chiếc xe, 70% còn lại sẽ vay tiền ngân hàng. Cô cần trả nợ định kì theo thời gian cam kết và cộng thêm phần tiền lãi cho ngân hàng từng tháng.

Bà băn khoăn vì điều kiện kinh tế gia đình cũng có hạn, không biết nên trả một lần hay trả góp.

Câu hỏi:

- Em hãy cho biết bà nên lựa chọn phương thức thanh toán nào là phù hợp.

- Em hãy cho biết việc mua hàng bằng tiền mặt và tín dụng có gì khác nhau. Giải thích vì sao. Cho ví dụ.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Bà nên lựa chọn phương thức thanh toán trả góp sẽ phù hợp hơn vì điều kiện kinh tế gia đình cũng có hạn.

Yêu cầu số 2:

- Việc mua hàng bằng tiền mặt và tín dụng có sự khác nhau:

+ Thanh toán bằng tiền mặt người mua sẽ trả hết trong một lần và không phải chịu thêm bất kì chi phí gì phát sinh;

+ Còn tín dụng thì người mua sẽ trả một phần của sản phẩm, phần còn lại sẽ trả góp hàng tháng theo thời hạn và phải cam kết trả cả gốc lẫn lãi.

- Có sự khác nhau đó là vì: nếu thanh toán tiền mặt, người mua sẽ phải trả ngay lập tức, còn thanh toán tín dụng, người mua được phép trả dần trong một khoảng thời gian nhất định, khi ấy xuất hiện chênh lệch trong chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng là tiền lãi.

- Ví dụ: Mua điện thoại trả thẳng có giá 20 triệu nhưng thanh toán tín dụng sẽ phải trả 23 triệu vì phải trả thêm cả tiền lãi hàng tháng.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 55 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định dưới đây? Vì sao?

a. Tín dụng là quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn với giá cả là lãi suất.

b. Không có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. Tín dụng thực chất là tiền mặt chúng ta mượn từ ngân hàng để chi tiêu.

c. Tín dụng là quan hệ vay mượn tiền bạc trên quy tắc hoàn trả vô thời hạn.

d. Tín dụng là quan hệ vay vốn trên cơ sở tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay.

đ. Có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. Sự chênh lệch đó gồm tiền lãi, tiền vốn và chi phí phát sinh do quá hạn hoàn trả.

e. Tín dụng là sự trao đổi các tài sản hiện có để nhận các tài sản cùng loại.

Trả lời:

- Ý kiến A. Không đồng tình. Vì tín dụng là quan hệ cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng, tín nhiệm.

- Ý kiến B. Không đồng tình. Vì có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng là lãi suất.

- Ý kiến C. Không đồng tình. Vì tín dụng có thời hạn quy định, nếu không trả đúng thời hạn sẽ phải chịu trạch nhiệm.

- Ý kiến D. Đồng tình.

- Ý kiến Đ. Đồng tình.

- Ý kiến E. Không đồng tình. Vì tín dụng là sự trao đổi các tài sản hiện có để nhận lại tiền.

Luyện tập 2 trang 55 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và xác định đặc điểm, vai trò của tín dụng.

Trường hợp 1.  Anh H vay tiền của chị K để mua xe máy và cam kết trả trong 6 tháng. Tuy nhiên, việc kinh doanh của anh H gặp sự cố nên không thể trả nợ đúng thời hạn. Anh quyết định dọn về quê sinh sống nhằm trốn nợ chị K.

Trường hợp 2. Ngân hàng A huy động hơn 2 000 tỉ đồng để phân bổ nguồn vốn tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam như: gạo, cà phê, dệt may,... Điều này đã giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng nền kinh tế. Bên cạnh đó, còn tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cho nhiều người dân.

Trả lời:

- Đặc điểm của tín dụng: dựa trên cơ sở lòng tin, tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi, tính thời hạn.

- Vai trò của tín dụng:

+ Góp phần phát triển nền kinh tế, giúp cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, đảm bảo an sinh xã hội;

+ Thúc đẩy quá trình phân bố vốn và phát triển sản xuất kinh doanh;

+ Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cho nhiều người dân.

Luyện tập 3 trang 56 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

Tình huống 1. Anh K muốn vay gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên đến trường của ngân hàng Chính sách xã hội. K thắc mắc và hỏi cô giáo chủ nhiệm. Cô tư vấn rằng:

- Khi em vay tín dụng hỗ trợ học sinh đến trường, mức cho vay tối đa là 2,5 triệu đồng/tháng/học sinh. Lãi suất cho vay ưu đãi là 0,65%/tháng. Thời hạn vay cam kết với ngân hàng là 24 tháng.

Anh K hỏi:

- Cô ơi, vậy em có thể trả nợ khoản vay sớm hơn được không ạ?

Tình huống 2. Vì muốn mua chiếc điện thoại thông minh đời mới, D được chị K, một người trong xóm tư vấn:

- Chị biết có cách vay tiền này thủ tục rất đơn giản. Em chỉ cần chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân. Lãi suất vay là 15%/tháng.

D khá đắn đo và hỏi:

- Cách đấy có an toàn không ạ? Em sợ phải vay nóng và trả nợ với số tiền lãi cao lắm ạ!

Chị K vui vẻ đáp:

- Bạn của chị cho vay rất an toàn và chuyên nghiệp. Nếu em sợ, bạn chị sẽ hỗ trợ em làm giấy vay tiền.

D trả lời:

- Ôi tuyệt quá chị ạ! Chị hướng dẫn em nhé!

Khi vay tín dụng, D cam kết sẽ trả trong 1 năm với số tiền vay mượn là 1 triệu đồng. Lúc đó D không hề hay biết, mình đã bị sập bẫy tín dụng đen.

Câu hỏi:

- Tìm sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng trong 2 trường hợp trên.

- Tính tổng số tiền phải hoàn trả (bao gồm tiền gốc và tiền lãi) của anh K và D.

- Em hãy giúp K và D xử lí tình huống.

Trả lời:

Tình huống 1:

- Khi sử dụng dịch vụ tín dụng , K sẽ phải trả lãi suất 0.65%/ tháng

- Tổng số tiền mà K phải hoàn trả:

+ Số tiền gốc phải trả: 2.500.000 đồng x 24 tháng = 60.000.000 đồng

+ Số tiền lãi tính trên nợ gốc: 60.000.000 x 0,65% = 390.000 đồng

=> Tổng số tiền phải trả: 60.000.000 đồng + 390.000 đồng = 60.390.000 đồng

- Xử lí tình huống: K có thể sử dụng gói vay tín dụng này vì lãi xuất ưu đãi. K không thể trả khoản vay sớm hơn vì đã cam kết với ngân hàng vay trong vòng 24 tháng mới có mức lãi xuất ưu đãi như vậy.

Tình huống 2:

- Khi sử dụng dịch vụ tín dụng , D sẽ phải trả lãi suất 15%/tháng.

- Tổng số tiền D phải hoàn trả

+ Số tiền gốc phải trả: 1.000.000 đồng

+ Số tiền lãi tính trên nợ gốc: (1.000.000 x 15%) x 12 tháng = 1.800.000 đồng

=> Tổng số tiền phải trả: 1.000.000 đồng + 1.800.000 đồng = 2.800.000 đồng

- Xử lí: Anh D không nên vay tiền trong trường hợp này, vì đây là một dạng tín dụng đen với mức lãi xuất rất cao.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 56 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thiết kế cẩm nang giới thiệu về khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng.

Trả lời:

(*) Sản phẩm tham khảo

Kinh tế 10 Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vận dụng 2 trang 56 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy viết bài thuyết trình về ý nghĩa của chính sách hỗ trợ tín dụng học sinh, sinh viên.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

Nói về hiệu quả chương trình cho vay tín dụng ưu đãi đối với HSSV, chương trình đã thực sự mang lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc về kinh tế, chính trị và xã hội. Nhờ nguồn vốn vay được triển khai kịp thời mà nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được chia sẻ, giảm bớt gánh nặng vào mỗi đầu năm học mới. Thông qua đó, khuyến khích phong trào hiếu học, lập nghiệp cho giới trẻ và có cơ hội tạo việc làm ổn định trong tương lai.

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện luôn quan tâm phối hợp tốt với các Hội, đoàn thể, đội ngũ tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn ở nhiều địa phương kịp thời hướng dẫn thủ tục vay vốn cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn dùng làm chi phí cho HSSV mỗi đầu năm học mới.

Có thể thấy chính sách tín dụng HSSV đã mang một ý nghĩa lớn cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo được sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị, các Ban, ngành, Đoàn thể xã hội từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng được xu hướng xã hội hóa giáo dục và nguyện vọng của nhân dân. Đặc biệt là con em hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn rất đồng tình ủng hộ, nhờ được hỗ trợ vốn vay nên HSSV có điều kiện tập trung vào học tập, chất lượng đào tạo hàng năm được nâng lên… Chương trình cũng đã tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, an ninh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo 

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 13450 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: