Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 10.
Giải KTPL 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng
Trả lời:
- Một số dịch vụ tín dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay: tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, …
- Khi sử dụng dịch vụ tín dụng, cần lưu ý:
+ Tham khảo các điều kiện và yêu cầu của các loại tín dụng.
+ Lựa chọn loại tín dụng phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân.
+ Tuân thủ nghiêm các điều kiện thỏa thuận khi sử dụng dịch vụ tín dụng: thanh toán khoản vay đúng hạn.
+ Sử dụng dịch vụ tín dụng một cách có trách nhiệm.
1. Một số dịch vụ tín dụng
Câu hỏi trang 57 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Doanh nghiệp A và B giữ vai trò gì trong mối quan hệ tín dụng trên?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Trong mối quan hệ tín dụng trên: Doanh nghiệp A giữ vai trò là bên cho vay, doanh nghiệp B giữ vai trò là bên đi vay.
Yêu cầu số 2:
- Dịch vụ tín dụng trong trường hợp trên có đặc điểm: doanh nghiệp B mua chịu các sản phẩm củ doanh nghiệp B trong một khoảng thời gian do hai bên cam kết, có thời hạn hoàn trả, đến thời hạn phải trả cả tiền lãi.
- Đặc điểm thể hiện tính ưu thế của dịch vụ tín dụng này trong nền kinh tế: doanh nghiệp B có thể mua chịu sản phẩm của doanh nghiệp A. Điều này khiến cả hai doanh nghiệp giảm được sự lệ thuộc vốn vào nhà nước, mở rộng quan hệ hợp tác đôi bên lâu bền.
- Cho biết vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ tín dụng nhà nước.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Vai trò của nhà nước trong mối quan hệ tín dụng nhà nước:
+ Giúp đỡ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong học tập;
+ Xây dựng các công trình công cộng ở các xã đặc biệt khó khăn, các xã vùng biên giới, hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Yêu cầu số 2:
- Đặc điểm của tín dụng nhà nước:
+ Là quan hệ vay mượn giữa nhà nước với xã hội để phục vụ cho việc thực thi các chức năng quản lý kinh tế - xã hội của mình.
+ Có tính cưỡng chế, tính chính trị và xã hội.
+ Phương thức: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng.
- Lãi suất vay của tín dụng nhà nước hấp dẫn hơn các ngân hàng thương mại vì tín dụng nhà nước cho vay không chỉ nhằm mục đích kích thích vay vốn của các doanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tăng trưởng phát triển kinh tế mà còn thể hiện ở trách nhiệm và mối quan tâm của chính phủ đối với dân chúng chẳng hạn như cho vay tài trợ, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo...
Câu hỏi trang 59 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Hai dịch vụ này khác nhau như thế nào vậy chị?
- Vậy tôi cần đảm bảo các điều kiện gì để sử dụng 2 dịch vụ trên của ngân hàng?
Anh B sau một hói im lặng liền nói:
Nhân viên ngân hàng trình bày cho anh B tỏ tường:
- Các dịch vụ tín dụng của Ngân hàng C có đặc điểm gì?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Các dịch vụ tín dụng của ngân hàng C có đặc điểm:
+ Vay thế chấp: là hình thức vay tiền có tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay (giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà đất, xe cộ).
+ Vay tín chấp: vay tiền không cần tài sản đảm bảo cho khoản vay, người vay cần chứng minh năng lực tài chính của mình qua hợp đồng lao động, bảng lương để ngân hàng xét duyệt.
Yêu cầu số 2: Các điều kiện anh B cần đáp ứng khi sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng C: hạn mức vay, thời hạn vay và lãi suất, nếu anh B chấp thuận các điều kiện trên thì cần kí kết hợp đồng và chấp hành nghiêm túc các điều kiện của hợp đồng.
Câu hỏi trang 60 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
- Chị có cần thế chấp tài sản gì dế đăng kí sử dụng thẻ tín dụng không em?
- Vậy chị muốn dùng thẻ tín dụng để mua hàng trả góp thì bên em tính phí thế nào?
- Vậy nếu chị quên không trả đúng hạn thì lãi suất sẽ ngày càng tăng cao đúng không em?
- Nêu những yêu cầu đăng kí sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng từ trường hợp trên.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Những yêu cầu khi đăng kí sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng từ trường hợp trên: chứng minh được thu nhập định kì và ổn định với ngân hàng.
Yêu cầu số 2:
- Các đặc điểm của tín dụng tiêu dùng được mô tả trong trường hợp trên:
+ Không phải thế chấp bất kì tài sản cá nhân nào
+ Không cần trả lãi trong vòng 45 ngày sau khi sử dụng thẻ, nếu thanh toán khoản vay quá hạn hoàn trả, sẽ mất thêm chi phí là số tiền lãi quá hạn
+ Hạn mức tín dụng sẽ căn cứ vào thu nhập bình quân của người dùng theo hợp đồng lao động
+ Hạn sử dụng cho thẻ là 5 năm.
+ Ví dụ: mua điện thoại, laptop, ... bằng thẻ tín dụng.
Yêu cầu số 3: Một số lưu ý khi sử dụng tín dụng tiêu dùng trong mua bán hàng hóa, dịch vụ trong cuộc sống:
+ Tìm hiểu kĩ về tín dụng tiêu dùng trước khi sử dụng.
+ Không nên sử dụng tín dụng tiêu dùng khi mức thu nhập chưa ổn định.
+ Không sử dụng nhiều thẻ tín dụng.
+ Kiểm soát hạn mức tiêu dùng để tránh việc thanh toán muộn và phải trả lãi.
+ Tránh mình khỏi những cám dỗ khi mua sắm.
2. Sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm
- Em hãy nhận xét về cách sử dụng dịch vụ tín dụng của chị Q và anh H.
- Cho biết, vì sao phải sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm.
- Nêu một số cách sử dụng dịch vụ có trách nhiệm.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Nhận xét:
- Chị Q đã sử dụng dịch vụ tín dụng một cách phù hợp và có trách nhiệm (luôn thanh toán đúng hạn).
- Anh H chưa có trách nhiệm khi sử dụng dịch vụ tín dụng (vì không trả nợ đúng thời hạn).
Yêu cầu số 2: Cần phải sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm vì:
+ Khi sử dụng dịch vụ tín dụng, người vay sẽ hận được nhiều ưu đãi và khuyến mại khi sử dụng dịch vụ;
+ Ngược lại nếu không có trách nhiệm sẽ phải trả tiền lãi ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cá nhân người vay và ảnh hưởng đến cả người cho vay.
Yêu cầu số 3: Một số cách sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm:
- Thực hiện đún cam kết về khoản vay, thời hạn thanh toán và lãi suất với bên cho vay tín dụng.
- Cân nhắc nhu cầu sử dụng tiền vay tín dụng phù hợp với năng lực tài chính cá nhân.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 62 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và xác định dịch vụ tín dụng phù hợp.
Trả lời:
- Trường hợp 1: Tín dụng thương mại
- Trường hợp 2: Tín dụng Nhà nước
- Trường hợp 3: Tín dụng tiêu dùng
- Trường hợp 4: Tín dụng ngân hàng
Luyện tập 2 trang 62 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy trình bày cách sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng tín dụng trong các trường hợp sau:
Trả lời:
- Trường hợp a. Anh A cần sử dụng tín dụng nhà nước, lưu ý là cần sử dụng tín dụng đúng mục đích phục vụ việc học tập, cân nhắc đến năng lực tài chính cá nhân và thanh toán khoản vay, lãi suất đúng thời hạn.
- Trường hợp b. Ông H có thể sử dụng tín dụng ngân hàng với dịch vụ vay tín chấp.
- Trường hợp c. Bà B có thể sử dụng tín dụng thương mại và cần thỏa thuận với doanh nghiệp A và tuân thủ đúng các điều khoản khi thỏa thuận.
- Trường hợp d. Chị G có thể sử dụng tín dụng nhà nước, trình bày mục đích sử dụng tín dụng của bản thân và cam kết thực hiện nghiêm túc các điều kiện khi sử dụng tín dụng.
Luyện tập 3 trang 63 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các tình huống sau và xử lí theo gợi ý.
- Tháng này mẹ em chuyển tiền trễ. Mong chị thông cảm!
Chị nhân viên trả lời rằng:
- Cách sử dụng dịch vụ tín dụng của anh T có đúng quy định không? Vì sao?
- Tại sao con lại tùy tiện chi tiêu khi không được sự đồng ý của bố?
V không cảm thấy mình sai, cậu nói:
- Con thấy trong thẻ còn nhiều tiền nên con…
- Em có nhận xét gì về việc sử dụng dịch vụ tín dụng của V?
Trả lời:
Xử lí tình huống 1:
- Cách sử dụng tín dụng của anh T là không đúng quy định. Vì anh T đã kí cam kết trả lãi đúng hạn nhưng anh T khôn thực hiện đúng vì lí do cá nhân.
- Trong trường hợp này, em sẽ hướng dẫn anh T: anh T cần lập kế hoạch dự phòng hoặc có những khoản tiền tiết kiệm để thanh toán đúng hạn khoản vay, chấp nhận trả khoản phí quá hạn khi vi phạm điều kiện.
Xử lí tình huống 2:
- Nhận xét: V sử dụng dịch vụ tín dụng chưa hợp lí và chưa có trách nhiệm. Vì V rút tiền qua thẻ tín dụng ở cây ATM để tiêu và không hiểu gì về tín dụng tiêu dùng.
- Nếu là người thân của V và chứng kiến tính huống trên, em sẽ trao đổi với V để V biết cách sử dụng dịc vụ tín dụng có trách nhiệm: V cần tìm hiểu kĩ thông tin về tín dụng, hỏi ý kiến bố trước khi sử dụng thẻ để bố đưa ra những góp ý hợp lí cho V, chỉ sử dụng đúng mục đích ban đầu, không nên rút tiền mặt qua thẻ tín dụng ở cây ATM khi không cần thiết.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 63 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy tìm hiểu về một dịch vụ tín dụng nhà nước phổ biến ở địa phương em và viết bài thu hoạch theo yêu cầu.
b. Sản phẩm: Bài thu hoạch trên giấy A4.
Trả lời:
(*) Thông tin tham khảo: một số tín dụng nhà nước đang được áp dụng ở địa phương em:
- Tín dụng sinh viên: với mục tiêu sử dụng nguồn lực của Nhà nước để cung cấp tín dụng ưu đãi cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm không để học sinh sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về kinh tế. Đối tượng thụ hưởng chương trình hiện nay bao gồm:
+ Đối tượng hộ nghèo;
+ Đối tượng hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo;
+ Đối tượng học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
- Mức vay 2.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên, lãi suất là 6,6%/năm tương đương với 0,55%/tháng.
Vận dụng 2 trang 63 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy tìm hiểu về cách sử dụng dịch vụ tín dụng của bạn bè, người thân. Sau đó, đánh giá xem họ đã sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm chưa? Nếu chưa, hãy cho lời khuyên về cách sử dụng hợp lí, có trách nhiệm.
Trả lời:
(*) Tham khảo:
- Bạn H có vay một khoản tín dụng nhà nước để mua máy tính phục vụ cho việc học online.
- Nhận xét: Bạn H đã có trách nhiệm khi sử dụng dịch vụ tín dụng vì H đã tuân thủ nghiêm các điều kiện, thanh toán khoản vay hàng tháng rất đúng hạn.
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo