Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Chính quyền địa phương

Với giải bài tập Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 16.

1 15,396 17/12/2022
Tải về


Giải KTPL 10 Bài 16: Chính quyền địa phương

Mở đầu trang 110 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về một cơ quan thuộc chính quyền địa phương.

Trả lời

(*) Chia sẻ hiểu biết về Ủy ban nhân dân

- Ủy ban nhân dân: là một cơ quan hành chính nhà nước của hệ thống hành chính Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnhhuyện và .

- Các chức danh của Ủy ban nhân dân được Hội đồng nhân dân cấp tương ứng bầu ra và có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.

- Người đứng đầu Ủy ban nhân dân là chủ tịch Ủy ban nhân dân, thường là phó bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam cấp tương ứng.

- Với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, ủy ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

1. Hội đồng nhân dân

Câu hỏi trang 111 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Thông tin. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Theo quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân có 2 chức năng quan trọng:

- Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương; xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

- Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát các việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ cức kinh tế xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

(Trích Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019)

Câu hỏi:

- Trình bày chức năng của Hội đồng nhân dân. Cho ví dụ minh họa.

- Em hãy cho biết biểu hiện của những chức năng này.

Trả lời

Yêu cầu số 1:

- Chức năng của Hội đồng nhân dân:

+ Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương;

+ Bảo đảm việc thực hiện các quy định và quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương;

+ Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp và cấp dưới.

- Ví dụ:

+ Tổ chức và giám sát thực hiện phong trào trồng cây xanh, đảm bảo mĩ quan đô thị.

+ Tổ chức, thành lập và rèn luyện đội dân quân tự vệ tại địa phương.

Yêu cầu số 2: Biểu hiện của những chức năng này:

- Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương; xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

- Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát các việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ cức kinh tế xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

* Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

Câu hỏi trang 112 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy theo dõi sở đồ dưới đây và trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.

Pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời

- Cơ cấu tổ chức của hội đồng nhân dân:

+ Các đại biểu Hội đồng nhân dân

+ Thường trực Hội đồng nhân dân, gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên.

+ Các ban hội đồng nhân dân cũng được chia thành các trưởng ban, phó trưởng ban và các ủy viên.

* Hoạt động của Hội đồng nhân dân

Câu hỏi trang 112 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin. Hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định tại mục 1 Chương VI của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019. Kì họp được coi là hình thức hoạt động quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì và hợp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, Hội động nhân dân có thể họp kín. Tái kì họp, Hội đồng nhân dân bàn bạc, xem xét các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết kì họp, thảo luận tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và thực hiện chức năng giám sát. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.

Câu hỏi:

- Hội đồng nhân dân hoạt động như thế nào?

- Hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Trả lời

- Yêu cầu số 1: Hoạt động của Hội đồng nhân dân:

+ Kì họp được coi là hình thức hoạt động quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân.

+ Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì và hợp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân họp công khai.

+Trong trường hợp cần thiết, Hội động nhân dân có thể họp kín.

+ Tại kì họp, Hội đồng nhân dân bàn bạc, xem xét các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết kì họp, thảo luận tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và thực hiện chức năng giám sát. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.

- Yêu cầu số 2: Hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

2. Ủy ban nhân dân

Câu hỏi trang 113 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Thông tin. Ủy ban nhân dân là tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp đồng thời cũng có trách nhiệm chấp hành nhiệm vụ do cơ quan cấp trên giao. Trong đó, chấp hành quyết định của Hội đồng nhân dân là trách nhiệm đương nhiên, còn chấp hành nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao chỉ được thực hiện khi có sự phân cấp, ủy quyền từ cấp trên. Thực hiện chức năng chấp hành nên Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

(Trích khoản 1, khoản 2 Điều 114 Hiến pháp năm 2013)

Trường hợp. Ủy ban nhân dân quận A, thành phố H tổ chức phiên họp thành viên Ủy ban tháng 11 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận chủ trì. Phiên họp tập trung đánh giá tình hình thực hiện thu, chi ngân sách quận, các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng --an ninh 11 tháng và phương hướng, nhiệm vụ cần thực hiện trong năm tới. Chủ tịch ủy ban nhân dân quận yêu cầu các phòng, ban, đơn vị và Ủy ban nhân dân các phường triển khai các nhiệm vụ: hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh Covid --19; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị; trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận, quản lí trật tự đô thị; thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội.

Câu hỏi: Trình bày và cho ví dụ minh họa về chức năng của Ủy ban nhân dân.

Trả lời

- Chức năng của Ủy ban nhân dân:

+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

- Ví dụ: Ủy ban nhân dân chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ như tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch Covid.

* Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân

Câu hỏi trang 113 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Thông tin. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên. Số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.

Ủy ban nhân cấp tỉnh, cấp huyện còn tổ chức cơ quan chuyên môn là cơ quan tham mưu của Ủy ban nhân dân. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có các cơ sở và cơ quan tương đương sở. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng.

(Trích khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức quyền địa phương năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019)

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân.

Trả lời

(*) Sơ đồ tham khảo

Pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

* Hoạt động của Ủy ban nhân dân

Câu hỏi trang 114 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

Trường hợp. Để giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn huyện, Ủy bân nhân dân huyện K họp thường kì mỗi tháng 1 lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi phát sinh các công việc đột xuất. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến của tập thể.

Câu hỏi:

- Ủy ban nhân dân hoạt động như thế nào?

- Hoạt động của Ủy ban nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Trả lời

Yêu cầu số 1: Hoạt động của Ủy ban nhân dân

+ Làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

+ Họp thường kì mỗi tháng 1 lần và có thể tổ chức họp chuyên đền khi phát sinh các công việc đột xuất.

+ Ủy ban nhân dân giải quyết các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến của tập thể.

- Yêu cầu số 2: Hoạt động của Ủy ban nhân dân thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân.

3. Trách nhiệm công dân trong bảo vệ, xây dựng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

Câu hỏi trang 114 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống. Trong cuộc họp tổ dân phố, Tổ trưởng Tổ dân phố H thông báo đến mọi người về việc bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp sắp diễn ra. Anh A lên tiếng hỏi:

- Bác Tổ trưởng ơi, đi bầu cử có phải là bắt buộc không ạ?

Tổ trưởng dân phố A trả lời:

- Chúng ta nên đi bầu cử cháu à! Vì đây chính là việc thực hiện quyền công dân của mình.

Suy ngẫm một lúc, anh A vui vẻ nói:

- Dạ, cháu cảm ơn bác nhiều! Cháu sẽ tuyền truyền thêm để khu phố mình cùng đi bầu cử, thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân!

Mọi người đều vui vẻ tán thành, kết thúc buổi họp thân tình.

Câu hỏi:

- Bầu cử có phải là trách nhiệm của công dân không? Vì sao?

- Tổ dân phố có vai trò gì trong hoạt đồng bầu cử?

Trả lời

- Yêu cầu số 1: Bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Vì: quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân, công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Đối với vấn đề ầu cử, công dân có quyền đi bầu cử thì cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ đi bầu cử.

- Yêu cầu số 2: Vai trò của tổ dân phố trong hoạt động bầu cử: thông báo mọi người về việc đi bầu cử; tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm soát, giám sát công dân đi bầu cử.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 115 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến về các phát biểu sau:

a. Ủy ban nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra.

b. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các cấp bằng nhau.

c. Ủy ban nhân dân các cấp đều có tổ chức cơ quan chuyên môn.

Trả lời

- Ý kiến A. Không đồng tình. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.

- Ý kiến B. Không đồng tình. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân phụ thuộc vào dân số ở từng địa phương.

- Ý kiến D. Đồng tình. Vì Ủy ban nhân dân các cấp đều có tổ chức cơ quan chuyên môn.

Luyện tập 2 trang 115 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy xác định các chức năng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

a. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

b. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

c. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

d. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.

đ. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

e. Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Trả lời

- Các chức năng của Hội đồng nhân dân: a, d, e

- Các chức năng của Ủy ban nhân dân: b, c, đ

Luyện tập 3 trang 116 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thảo luận cùng bạn các tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

Tình huống 1. Ủy ban nhân dân xã Y, nơi M sinh sống phát động cuộc thi tìm Tìm hiểu Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong khi mọi người hăng hái đăng kí tham gia thì M không đắng kí. Thấy vậy, N nói:

- Anh M cũng tham gia cuộc thi nha, để tôi ghi tên anh vào danh sách đăng kí.

Nhưng M trả lời rằng:

- Chúng tôi là người dân và không làm việc trong chính quyền địa phương không cần tham gia đâu.

Tình huống 2. Anh K và chị H tổ chức đám cưới đã lâu nhưng vẫn chưa đăng kí kết hôn. Nhiều lần chị H giục an K đi đăng kí kết hôn thì anh lại bảo:

- Đăng kí kết hôn chỉ là thủ tục, anh với em ở với nhau bao lâu nay rồi còn gì.

Cho đến khi con đầu lòng của anh chị chào đời, cần phải đăng kí khai sinh thì anh K mới thực hiện việc đăng kí kết hôn. Khi đến đăng kí kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã, vợ chồng anh K được cán bộ tư pháp- hộ tịch tận tình hướng dẫn các thủ tục và trình tự thực hiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận kết hôn, anh đã đăng kí khai sinh cho con. Anh K nhận ra đăng kí kết hôn là thủ tục cần thiết để xác lập quan hệ giữa vợ và chồng trong hôn nhân.

Câu hỏi:

- Cho biết nhận xét của em về quan điểm của nhân vật trong 2 tình huống trên.

- Hãy chia sẻ cùng bạn những hoạt động tìm hiểu về chính quyền địa phương mà em đã tham gia.

- Cho biết những thủ tục hành chính mà em hoặc người thân đã thực hiện tại chính quyền địa phương.

Trả lời

Yêu cầu số 1: Nhận xét: Quan điểm của cả 2 nhân vật trong 2 tình huống trên là không phù hợp.

+ Suy nghĩ của anh M như vậy không hợp lí. Là công dân dù có làm hay không làm trong chính quyền địa phương cũng nên tham gia tìm hiểu luật, để góp phần xây dựng địa phương, quê hương.

+ Quan điểm của anh K: kết hôn là thủ tục cần thiết để xác lập quan hệ giữa vợ chồng, đăng kí kết hôn vừa là quyền vừa là trách nhiệm của mỗi công dân và cần thực hiện ngay sau khi kết hôn.

- Những hoạt động tìm hiểu về chính quyền địa phương mà em đã tham gia: Tham gia cuộc thi Tìm hiểu Luật Tổ chức chính quyền địa phương,…

- Những thủ tục hành chính mà em hoặc người thân đã thực hiện tại chính quyền địa phương: đăng kí khai sinh; đăng kí kết hôn; công chứng sơ yếu lí lịch…

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 116 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thực hiện 1 bài viết (khoảng 300 chữ) bày tỏ về quyền học tập để gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi em sinh sống.

Trả lời

(*) Bài tham khảo

Muốn đất nước phát triển bền vững và giàu mạnh thì mọi người cần ra sức rèn luyện và phấn đấu học tập để có thêm kiến thức, hiểu biết để góp phần vào quá trình hội nhập quốc tế để phát triển bản thân một cách toàn diện trở thành con người có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Theo quy định của pháp luật thì mục tiêu giáo dục của đất nước ta là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức tốt, có tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có tinh thần và  lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Các hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Hiện nay, pháp luật đã quy định rất cụ thể thì việc học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc nào của Việt Nam, bất kể thuộc tôn giáo nào, theo tín ngưỡng nào, không phân biết giới tính nam nữ, đặc điểm cá nhân ra sao, nguồn gốc gia đình từ đâu, địa vị xã hội cao hay thấp, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Quyền học tập của công dân thể hiện ở chỗ là các công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào trong hệ thống giáo dục quốc dân phù hợp với sức khỏe, năng khiếu của mình, với sở thích của mình và điều kiện kinh tế của mình để tham gia học tập phù hợp với thời gian của mình, có thể học thường xuyên liên tục hoặc học suốt đời theo nhu cầu và khả năng của mình.

Chính vì thế, mọi công dân trên địa bàn huyện đến tuổi đi học cần được động viên, khuyến khích đến trường. Những gia đình không có điều kiện cho con, cần nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ từ phía các đại biểu, để các em được đến trường. Những gia đình chưa có nhận thức về vai trò của việc học tập cần được tuyên truyền và khích lệ, động viên để họ cho con em mình đến trường. Các đại biểu Hội đồng nahan dân huyện cần có những biện pháp tuyên truyền, khuyến khích để mọi công dân trên địa bàn thực hiện quyền học tập của mình.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 116 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thiết kế một khẩu hiệu tuyên truyền về thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ và xây dựng chính quyền địa phương.

Gợi ý: Hình thức thiết kế trên infographic, tờ gập, …

Trả lời

(*) Sản phẩm tham khảo

 Pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 17: Pháp luật và đời sống

Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Bài 19: Thực hiện pháp luật

Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

1 15,396 17/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: