Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được ghi nhận tại khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Nhà nước

 Trả lời câu hỏi trang 85 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

1 504 17/12/2022


Giải KTPL 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chân trời sáng tạo

Giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 trang 85

Câu hỏi trang 85 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

Thông tin. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được ghi nhận tại khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được thành lập và hoạt động tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật, điều này có nghĩa là việc hình thành nhà nước phải dựa trên quy định của Hiến pháp và pháp luật. Từ việc quy định về cơ cấu tổ chức, quy định về số lượng thành viên, cách thức thành lập các cơ quan, các chức danh tỏng bộ máy nhà nước không phải mang tính chất tư phát, cảm tính mà phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Hiến pháp (văn bản có giá trị pháp lí cao nhất, quy định nền tảng đầu tiên cho việc hình thành nên bộ máy nhà nước) cũng như tuân thủ các văn bản pháp luật nói chung.

Câu hỏi: Theo em, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Trả lời

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:

+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

+ Pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bọ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, hình thức, hoạt động của cơ quan nhà nước.

+ Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, mội hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí..

1 504 17/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: