Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhiều cơ quan hợp thành

 Trả lời câu hỏi trang 80 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

1 685 17/12/2022


Giải KTPL 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chân trời sáng tạo

Giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 trang 80

Câu hỏi trang 80 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Thông tin. Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhiều cơ quan hợp thành như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Chính quyền địa phương, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước. Có những cơ quan nhà nước do Hiến pháp quy định, nhưng cũng có những cơ quan nhà nước được thành lập dựa trên cơ sở luật và văn bản dưới luật. Những cơ quan nhà nước này nằm trong bộ máy nhà nước, tạo thành một tổng thể thống nhất nhưng có thẩm quyền riêng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi thực hiện chứ năng, thẩm quyền riêng cũng là góp phần thực hiện chức năng chung của Nhà nước. Tổng thể này là sự đảm bảo tính thống nhất của Nhà nước.

Câu hỏi:

- Tính thống nhất của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong thông tin trên.

- Để thực hiện chủ trường của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện như thế naò?

Trả lời

- Yêu cầu số 1: Tính thống nhất của bộ máy nhà nước

+ Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Những cơ quan nhà nước tạo thành một thể thống nhất nhưng có thẩm quyền riêng theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu số 2: Cách thực hiện:

+ Nhà nước ngày càng tăng dần vai trò chủ thể quản lý và thu hẹp dần vai trò chủ thể về kinh tế.

+ Thực hiện quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất, bảo đảm cho thị trường phát triển, tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường, tương thích với thông lệ của các nước.

+ Kiến tạo được môi trường vĩ mô.

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở và bảo đảm an sinh xã hội.

+ Ban hành cơ chế chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.

+ Bảo đảm được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong việc chấp hành các chính sách chế độ, sử dụng các chương trình đầu tư tín dụng để tạo điều kiện và hướng dẫn sự phát triển của các ngành, các địa phương và các thành phần kinh tế.

1 685 17/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: