Lý thuyết Tốc độ phản ứng hóa học | Hóa học lớp 10

Tóm tắt lý thuyết Hóa 10 Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 10 Bài 36 để học tốt môn Hóa học lớp 10.

1 1,112 25/02/2022
Tải về


Lý thuyết Hóa 10 Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học

I. Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học

- Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh, chậm của các phản ứng hóa học người ta đưa ra khái niệm tốc độ phản ứng hóa học, gọi tắt là tốc độ phản ứng.

- Tốc độ phản ứng thường được xác định bằng độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

- Ví dụ: Xét phản ứng aAbB

+ Nếu tính tốc độ phản ứng theo chất A: Ở thời điểm t1 chất A có nồng độ C1 mol/lít, ở thời điểm t2 chất A có nồng độ C2 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng là:

V¯=C2C1t2t1=ΔCΔt

+ Còn nếu tính tốc độ phản ứng theo chất B thì tốc độ trung bình của phản ứng là:

V¯=C2'C1't2t1=ΔC'Δt

+ Để tốc độ phản ứng là đơn giá trị người ta sử dụng biểu thức:

V¯=1a×C2C1t2t1=1b×C2'C1't2t1

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

1. Ảnh hưởng của nồng độ

- Khi tăng nồng độ của chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng.

Lý thuyết Hóa 10 Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học | Hóa học lớp 10 (ảnh 1)

Thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

2. Ảnh hưởng của áp suất

- Đối với các phản ứng hóa học có chất khí tham gia, khi tăng áp suất thì tốc độ phản ứng tăng.

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

- Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng.

Lý thuyết Hóa 10 Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học | Hóa học lớp 10 (ảnh 1)

Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

4. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc

- Đối với các phản ứng hóa học có chất rắn tham gia thì khi tăng diện tích tiếp xúc của các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Lý thuyết Hóa 10 Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học | Hóa học lớp 10 (ảnh 1)

Thí nghiệm ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc chất phản ứng đến tốc độ phản ứng

5. Ảnh hưởng của chất xúc tác

- Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

- Chú ý: Chất ức chế phản ứng là chất làm giảm tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng.

III. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất.

- Ví dụ:

+ Tạo lỗ cho than (than tổ ong):

Lý thuyết Hóa 10 Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học | Hóa học lớp 10 (ảnh 1)

+ Thổi không khí vào lò khi nhóm lửa:

Lý thuyết Hóa 10 Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học | Hóa học lớp 10 (ảnh 1)

+ Chẻ nhỏ củi khi đun nấu:

Lý thuyết Hóa 10 Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học | Hóa học lớp 10 (ảnh 1)

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 32: Hiđro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit

Lý thuyết Bài 33: Axit sunfuric và muối sunfat

Lý thuyết Bài 34: Luyện tập: Oxi – lưu huỳnh

Lý thuyết Bài 38: Cân bằng hóa học

Lý thuyết Bài 39: Luyện tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

1 1,112 25/02/2022
Tải về