Lý thuyết Hóa 10 Bài 26: Luyện tập nhóm halogen

Tóm tắt lý thuyết Hóa 10 Bài 26: Luyện tập nhóm halogen ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 10 Bài 26.

1 1161 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Hóa 10 Bài 26: Luyện tập nhóm halogen

Kiến thức cần nắm vững:

1. Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen

- Bán kính nguyên tử tăng dần từ flo đến iot.

- Lớp ngoài cùng có 7 electron.

- Phân tử gồm 2 nguyên tử, liên kết là liên kết cộng hóa trị không cực.

2. Tính chất hóa học

- Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa mạnh.

- Từ flo đến iot tính oxi hóa giảm dần.

- Bảng hệ thống tính chất hóa học của các halogen:

Phản ứng

F2

Cl2

Br2

I2

Với kim loại

Oxi  hóa được tất cả các kim loại tạo ra muối florua

Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo ra muối clorua. Phản ứng cần đun nóng.

Oxi hóa được nhiều kim loại tạo ra muối bromua. Phản ứng cần đun nóng.

Oxi hóa được nhiều kim loại tạo ra muối iotua. Phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có chất xúc tác.

Với khí hiđro

Trong bóng tối, ở nhiệt độ rất thấp (-252oC) và nổ mạnh:

H2 + F2 2520C 2HF

Cần chiếu sáng, phản ứng nổ:

H2 + Cl2 as 2HCl

Cần nhiệt độ cao:

H2 + Br2 t° 2HBr

 

Cần nhiệt độ cao hơn:

H2 + I2 to,xt 2HI

 

Với nước

Phân hủy mãnh liệt nước ở ngay nhiệt độ thường:

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Ở nhiệt độ thường:

Cl2 + H2O  HCl + HClO

Ở nhiệt độ thường, chậm hơn so với clo:

Br2 + H2O  HBr + HBrO

 

Hầu như không tác dụng

3. Tính chất hóa học của hợp chất halogen

- Tính axit tăng dần theo thứ tự: HF, HCl, HBr, HI.

- HF là axit yếu, nhưng có thể ăn mòn thủy tinh.

- Nước gia – ven, clorua vôi có tính tẩy màu mà sát trùng do các muối NaClO; CaOCl2 có tính oxi hóa mạnh.

4. Điều chế các đơn chất halogen

F2

Cl2

Br2

I2

Điện phân hỗn hợp KF và HF

+ Cho axit HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như KMnO4; MnO2

+ Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

Dùng clo để oxi hóa NaBr có trong nước biển thành Br2.

Sản xuất iot từ rong biển.

5. Phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I-

Sử dụng AgNO3 làm thuốc thử. Ví dụ:

NaF + AgNO3 → không tác dụng

NaCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + NaNO3

NaBr + AgNO3 → AgBr (↓ vàng) + NaNO3

NaI + AgNO3 → AgI (↓ vàng đậm) + NaNO3

Màu sắc bạc halogenua

Lý thuyết Hóa 10 Bài 26: Luyện tập nhóm halogen | Hóa học lớp 10 (ảnh 1)

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 29: Oxi – ozon

Lý thuyết Bài 30: Lưu huỳnh

Lý thuyết Bài 32: Hiđro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit

Lý thuyết Bài 33: Axit sunfuric và muối sunfat

Lý thuyết Bài 34: Luyện tập: Oxi – lưu huỳnh

1 1161 lượt xem
Tải về