Lý thuyết Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số (mới 2022 + Bài Tập) - Toán lớp 5

Tóm tắt nội dung chính bài Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số lớp 5 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập về Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số Toán lớp 5. 

1 1856 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số lớp 5

1. Phép nhân hai phân số và các tính chất của phép nhân hai phân số

a) Phép nhân hai phân số

Quy tắc: Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

Ví dụ 1: 23×59=2×53×9=1027

Ví dụ 2: 34×59=3×54×9=1536=512

Lưu ý:

+) Sau khi làm phép nhân hai phân số, nếu thu được phân số chưa tối giản thì ta phải rút gọn thành phân số tối giản.

+) Khi nhân hai phân số, sau bước lấy tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số, nếu tử số và mẫu số cùng chia hết cho một số nào đó thì ta rút gọn luôn, không nên nhân lên sau đó lại rút gọn.

Ví dụ quay lại với ví dụ 2 ở bên trên, ta có thể làm như sau:

34×59=31×54×93=1×54×3=512

b) Các tính chất của phép nhân phân số

+) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi.

+) Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của hai phân số còn lại.

+) Tính chất phân phối: Khi nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân lần lượt từng phân số của tổng với phân số thứ ba rồi cộng các kết quả đó lại với nhau.

+) Nhân với số 1: Phân số nào nhân với 1 cũng bằng chính phân số đó.

Lưu ý: ta thường áp dụng các tính chất của phép nhân phân số trong các bài tính nhanh.

2. Phép chia hai phân số

a) Phân số đảo ngược

Phân số đảo ngược của một phân số là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số.

Ví dụ: Phân số đảo ngược của phân số 23 là phân số 32.

b) Phép chia hai phân số

Quy tắc: Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

Ví dụ: 34:25=34×52=158

3. Một số dạng bài tập

a) Tính giá trị các biểu thức

Phương pháp giải: Áp dụng các quy tắc tính giá trị biểu thức như ưu tiên tính trong ngoặc trước; biểu thức có phép nhân, chia, cộng, trừ thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép cộng trừ sau …

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức: 59×78:14

Phương pháp: Biểu thức này chỉ chứa phép nhân và phép chia nên ta tính lần lượt từ trái qua phải.

Cách giải:

59×78:14=3572:14=3572×41=35×472×1=3518

b) Tìm x

Phương pháp giải: Xác định xem x đóng vai trò gì, từ đó tìm x theo các quy tắc đã học

Ví dụ. Tìm x, biết: x×1217=851

Giải

x×1217=851x=851:1217x=851×1712x=82×171513×123x=29

c) Tính nhanh

Phương pháp giải: Áp dụng các tính chất của phép nhân phân số để tính nhanh một cách dễ dàng hơn.

Ví dụ. Tính nhanh: 57×913+413×57

Giải: 

57×913+413×57=913+413×57=1×57=57

d) Toán có lời văn

Ví dụ: Một hình bình hành có độ dài đáy là 94cm, chiều cao tương ứng là 35cm. Tính diện tích hình bình hành đó.

Cách giải:

Diện tích hình bình hành đó là:

94×35=2720  cm2

Đáp số: 2720 cm2

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 5 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Hỗn số

Lý thuyết Hỗn số (tiếp theo)

Lý thuyết Khái niệm số thập phân

Lý thuyết Hàng của số thập phân, đọc viết số thập phân

Lý thuyết Số thập phân bằng nhau. So sánh hai số thập phân

1 1856 lượt xem
Tải về