Lý thuyết Hình tròn. Đường tròn. Chu vi hình tròn (mới 2022 + Bài Tập) - Toán lớp 5
Tóm tắt nội dung chính bài Hình tròn. Đường tròn. Chu vi hình tròn lớp 5 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập về Hình tròn. Đường tròn. Chu vi hình tròn điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Hình tròn. Đường tròn. Chu vi hình tròn Toán lớp 5.
Lý thuyết Hình tròn. Đường tròn. Chu vi hình tròn lớp 5
1. Hình tròn
*) Hình tròn là gì?
Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.
*) Bán kính
- Nối tâm O với một điểm A trên đường tròn. Đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
- Tất cả các bán kính của hình tròn đều bằng nhau: OA = OB = OC
- Bán kính đường tròn được kí hiệu là r.
*) Đường kính
- Đoạn thẳng MN nối hai điểm M, N của đường tròn và đi qua tâm O là đường kính của hình tròn.
- Trong một hình tròn đường kính dài gấp hai lần bán kính. Đường kính được kí hiệu là d.
Đường kính MN gấp 2 lần bán kính ON, OM.
2. Chu vi hình tròn
Quy tắc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số3,14.
C = d x 3,14
(C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn).
Hoặc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số3,14.
C = r x 2 x 3,14
(C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn).
3. Các dạng bài tập
Dạng 1: Tính chu vi khi biết đường kính
Phương pháp: Áp dụng công thức: C = d x 3,14
(C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn).
Ví dụ. Tính chu vi hình tròn có đường kính là 8cm.
Bài giải
Chu vi hình tròn là:
8 x 3,14 = 25,12 (cm)
Đáp số: 25,12cm
Dạng 2: Tính chu vi khi biết bán kính
Phương pháp: Áp dụng công thức: C = r x 2 x 3,14
(C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn)
Ví dụ. Tính chu vi hình tròn có bán kính là 3cm.
Bài giải
Chu vi hình tròn là:
3 x 2 x 3,14 = 18,84 (cm)
Đáp số: 18,84cm
Dạng 3: Tính đường kính khi biết chu vi
Phương pháp: Từ công thức tính chu vi C = d x 3,14, ta có thể tính đường kính theo công thức:
d = C : 3,14
Dạng 4: Tính bán kính khi biết chu vi
Phương pháp: Từ công thức tính chu vi C = r x 2 x 3,14, ta có thể tính bán kính theo công thức:
r = C : 3,14 : 2 hoặc r = C : 2 : 3,14.
Ví dụ. Tính bán kính hình tròn khi biết chu vi của hình tròn bằng 12.56 cm.
Bài giải
Bán kính của hình tròn là:
12,56 : 3,14 : 2 = 2 (cm)
Đáp số: 2cm
Dạng 5: Toán có lời văn
Phương pháp: Đọc kĩ đề bài, xác định dạng toán và yêu cầu của đề bài rồi giải bài toán đó.
Ví dụ. Vân đi một vòng xung quanh một cái hồ hình tròn và đếm được 942 bước. Mỗi bước chân của Vân dài 4dm. Tính bán kính của hồ, biết rằng Vân đi sát mép hồ.
Bài giải
Độ dài quãng đường mà Vân đã đi là:
4 × 942 = 3768 (dm)
Chu vi của cái hồ đó là: 3768dm
Đường kính của cái hồ đó là:
3768 : 3,14 = 1200 (dm)
Đổi: 1200dm = 120m
Đáp số: 120m
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 5 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
Lý thuyết Thể tích của một hình. Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối. Mét khối
Xem thêm các chương trình khác: