Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 9 (Cánh diều): Một số lương thực – thực phẩm thông dụng

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 9: Một số lương thực – thực phẩm thông dụng ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 1,147 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiênBài 9: Một số lương thực – thực phẩm thông dụng

Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Một số lương thực – thực phẩm thông dụng

I – Các lương thực – thực phẩm thông dụng

- Lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn … có chứa các tinh bột.

- Thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa … được dùng để làm các món ăn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Một số lương thực – thực phẩm thông dụng | Cánh diều

II – Vai trò của lương thực, thực phẩm

Lương thực, thực phẩm cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể con người như tinh bột, đường, chất béo, chất đạm, vitamin, chất khoáng …

+ Các chất bột, đường là những chất cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

+ Chất béo có vai trò dự trữa, cung cấp năng lượng cho cơ và các hoạt động sống của cơ thể.

+ Chất đạm là một trong các thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật. Chúng tham gia cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật.

+ Các loại vitamin và chất khoáng có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các loại bệnh tật.

III – Tính chất của lương thực, thực phẩm

Lương thực, thực phẩm rất đa dạng. Chúng có thể ở dạng tươi sống (như rau, củ, cá, tôm …) hoặc đã qua chế biến (như cơm, cá rán, thức ăn đóng hộp …)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Một số lương thực – thực phẩm thông dụng | Cánh diều

- Lương thực – thực phẩm dễ bị hỏng trong không khí do nấm và các vi khuẩn phân hủy nếu không được bảo quản hoặc bảo quản không đúng cách.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Một số lương thực – thực phẩm thông dụng | Cánh diều

- Lương thực, thực phẩm cần được bảo quản bằng các cách thích hợp. Một số cách bảo quản lương thực, thực phẩm thông thường là: đông lạnh, hút chân không, hun khói, phơi khô, sử dụng muối hoặc đường.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Một số lương thực – thực phẩm thông dụng | Cánh diều

IV – Tổng kết

- Lương thực, thực phẩm cung cấp các chất cần thiết như tinh bột, đường, chất béo, chất đạm, vitamin và chất khoáng cho con người.

- Lương thực, thực phẩm rất đa dạng.

- Lương thực, thực phẩm rất dễ bị hỏng nên cần có phương pháp bảo quản thích hợp.

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 9: Một số lương thực-thực phẩm thông dụng

Câu 1: Dãy gồm các lương thực là:

A. Gạo, ngô, khoai, sắn

B. Gạo, thịt, khoai, cá

C. Trứng, cá, thịt, sữa

D. Sắn, khoai, sữa, cá.

Đáp án: A

Giải thích:Lương thực chứa tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn,…

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng:

A. Trong thành phần của ngô, khoai, sắn không chứa tinh bột.

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.

C. Thực phẩm bị biến đổi tính chất thì không dùng được.

D. Bảo quản thực phẩm không đúng cách làm giảm chất lượng thực phẩm.

Đáp án: A

Giải thích:A sai  vì thành phần của ngô, khoai, sắn chứa tinh bột.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi phát biểu về vai trò của lương thực- thực phẩm?

A. Tinh bột, đường là những chất cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

B. Chất đạm tham gia cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật.

C. Chất béo có vai trò nâng cao hệ miễn dịch , phòng chống các loại bệnh tật.

D. Các loại vitamin và khoáng chất có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các loại bệnh tật.

Đáp án: C

Giải thích:Chất béo  có vai trò dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ thể và các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 4: Trong các  thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều chất đạm nhất?

A. Thịt.                                                      

B. Hoa quả.

C. Rau xanh.                                             

D. Hoa quả và rau xanh.

Đáp án: A

Giải thích:Thịt là loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm nhất trong số các loại thực phẩm trên.

Câu 5: Vitamin nào thiếu gây khô mắt có thể dẫn đến mù lòa?

A. Vitamin K

B. Vitamin C

C. Vitamin A

D. Vitamin D

Đáp án: C

Giải thích:Thiếu vitamin A gây khô mắt có thể dẫn đến mù lòa.

Câu 6: Gạo sẽ cung cấp chất thiết yếu nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Vitamin.                                                

B. Chất đạm.

C. Chất béo.                                              

D. Tinh bột.

Đáp án: D

Giải thích:Gạo cung cấp chủ yếu là tinh bột cho cơ thể.

Câu 7: Trong các nhóm chất sau, những nhóm chất nào cung cấp năng lượng cho cơ thể ?

(1) Chất đạm                                     (2) Chất béo

(3) Tinh bột, đường                           (4) Chất khoáng

A. (1), (2) và (3).

B. (1), (2), (3) và (4).

C.(2), (3) và (4).

D. (1), (2) và (4).

Đáp án: A

Giải thích:Những nhóm chất cung cấp năng lượng cho cơ thể gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột và đường.

Câu 8: Bệnh thiếu máu có thể là do thiếu chất khoáng nào?

A. sắt

B. iodine (iot)

C. calcium (canxi)

D. zinc (kẽm)

Đáp án: A

Giải thích:Thiếu sắt có thể dẫn đến bệnh thiếu máu.

Câu 9: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều vitamin và chất khoáng nhất?

A.Thịt                                                                       

B. Cá

C. Sữa                                                                       

D. Hoa quả

Đáp án: D

Giải thích:Trong các loại thực thẩm trên, hoa quả chứa nhiều vitamin nhất.

Câu 10: Việc làm nào dưới đây không phải cách bảo quản lương thực-thực phẩm đúng?

A. Chế biến cá và để trong tủ lạnh

B. Ướp muối cho cá

C. Để thịt ngoài không khí trong thời gian dài

D. Sấy khô các loại hoa quả.

Đáp án: C

Giải thích:Một số cách bảo quản lương thực-thực phẩm thông thường là:đông lạnh, hút chân không, hun khói, sấy khô, sử dụng muối hoặc đường,…

 Để thịt ngoài không khí trong thời gian dài sẽ khiến thịt dễ bị hỏng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

Lý thuyết Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Lý thuyết Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống

Lý thuyết Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Lý thuyết Bài 14: Phân loại thế giới sống

1 1,147 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: