Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 18 (Cánh diều): Đa dạng nấm

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 18: Đa dạng nấm ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 865 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiênBài 18: Đa dạng nấm

I. Sự đa dạng của nấm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 18: Đa dạng nấm | Cánh diều

- Nấm là sinh vật nhân thực, thành tế bào cấu tạo bởi kitin.

- Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.

- Nấm có thể sống cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể sinh vật hoặc sống trên đất ẩm, rơm ra, thân cây gỗ mục…

- Nấm có dạng cơ thể đơn bào và đa bào.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 18: Đa dạng nấm | Cánh diều

+ Nấm đa bào có các sợi nấm phân nhánh tạo ra hình dạng của nấm.

- Một số nấm lớn có cơ quan sinh sản là quả thể.

- Nấm rất đa dạng về hình thái, được phân loại thành nhiều nhóm như nấm túi, nấm đảmvà nấm tiếp hợp.

II. Vai trò và tác hại của nấm

* Vai trò:

- Nấm phân hủy xác động vật, thực vật, làm sạch môi trường

- Làm thức ăn cho con người

- Làm dược liệu

* Tác hại:

- Nhiều loài nấm có độc, ăn phải gây ngộ độc cho con người

- Một số loài nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật, động vật và con người

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 18: Đa dạng nấm | Cánh diều

- Để phòng bệnh nấm da cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị nấm da. Khi bị nấm da cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh.

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 18: Đa dạng nấm

Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực

B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi

C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi

D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người

Đáp án: A

Giải thích:

- B sai vì nấm hương là đại diện nhóm nấm đảm., nấm mốc thuộc nhóm nấm tiếp hợp.

- C sai vì chỉ có một số loại nấm cần quan sát dưới kính hiển vi. Đa số nấm có thể quan sát được bằng mắt thường.

- D sai vì không phải loại nấm nào cũng có lợi cho con người (ví dụ: nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm)

Câu 2: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.

C. Gây bệnh viêm gan B ở người.

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Đáp án: C

Giải thích:Tác nhân gây ra bệnh viêm gan B ở người là virus, không phải nấm.

Câu 3: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

A. Nấm hương              

B. Nấm bụng dê

C. Nấm mốc                           

D. Nấm men

Đáp án: A

Giải thích:Nấm men, nấm bụng dê và nấm mốc có cơ quan sinh sản là túi bào tử.

Câu 4: Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ?

A. Nấm men                                     

B. Nấm mốc

C. Nấm mộc nhĩ                     

D. Nấm độc đỏ

Đáp án: B

Giải thích:Penicillin là một trong một nhóm kháng sinh thu được từ nấm Penicillium (một loại nấm mốc mọc trên bánh mì)

Câu 5: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

A. Nấm men                                     

B. Vi khuẩn

C. Nguyên sinh vật                 

D. Virus

Đáp án: A

Giải thích:Nhờ có nấm men giúp lên men rượu nên chúng ta sẽ thu được rượu vang.

Câu 6: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

A. Nấm hương              

B. Nấm mỡ          

C. Nấm men                           

D. Nấm linh chi

Đáp án: C

Giải thích:Nấm men là loại nấm đơn bào có cấu tạo từ một tế bào.

Câu 7: Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?

A. Nấm đùi gà              

B. Nấm kim châm

C. Nấm thông               

D. Nấm linh chi

Đáp án: D

Giải thích:Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày)…

Câu 8: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

A. Lên men bánh, bia, rượu…

B. Cung cấp thức ăn

C. Dùng làm thuốc

D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật

Đáp án: D

Giải thích:Trong tự nhiên, nấm cố vai trò chủ yếu là tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

Câu 9: Biện pháp nào dưới đây không được sử dụng để phòng bệnh nấm da?

A. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

B. Dùng chung đồ dùng với người bị bệnh nấm da

C. Không tiếp xúc cơ thể với người bị bệnh nấm da

D. Thăm khám thú ý, diệt nấm định kì cho vật nuôi

Đáp án: B

Giải thích:Khi dùng chung đồ dùng với người bị nấm da sẽ có khả năng cao lây bệnh nấm da.

Câu 10: Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?

A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc

B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây

C. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây

D. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng

Đáp án: D

Giải thích:Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng nên nấm mốc trong không khí khi rơi xuống có môi trường thuận lợi để phát triển.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 19: Đa dạng thực vật

Lý thuyết Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

Lý thuyết Bài 21: Thực hành phân chia các nhóm thực vật

Lý thuyết Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống

Lý thuyết Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

1 865 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: