Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29 (Cánh diều): Lực hấp dẫn

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 1,891 18/01/2023


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn

Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn

1. Lực hấp dẫn là gì?

- Mọi vật trên Trái Đất đều bị Trái Đất hút về phía tâm của nó.

- Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Hai cuốn sách nằm trên mặt bàn giữa chúng có lực hấp dẫn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Nhờ có lực hấp dẫn mà Mặt Trăng mới quay quanh được Trái Đất.

2. Khối lượng và trọng lượng

a. Khối lượng

- Mọi vật đều có khối lượng.

- Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.

Ví dụ: Trên vỏ sữa có ghi “khối lượng tịnh: 1,284kg” => Số ghi đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

b. Trọng lượng

- Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

- Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N).

- Công thức tính cường độ của trường hấp dẫn:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

- Công thức tính trọng lượng:

trọng lượng = 10 x khối lượng

- Ví dụ:

Khối lượng của cơ thể người là 48kg thì có trọng lượng = 10 . 48 = 480 (N)

3. Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng

- Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

- Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 29: Lực hấp dẫn

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

B. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

C. Có thời điểm độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng, có thời điểm độ dãn của lò xo giảm tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo là phát biểu đúng.

Câu 2: Một túi đường có khối lượng 2kg thì có trọng lượng gần bằng:

A. P = 2N

B. P = 20N

C. P = 200N

D. P = 2000N

Đáp án: B

Giải thích:Ta có trọng lượng gần bằng 10 lần khối lượng:

P = 10 . m = 10 . 2 = 20N

Câu 3: Chọn câu không đúng

A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.

B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.

C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Đáp án: D

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – đúng

D – sai, vì khối lượng của vật không thay đổi, trọng lượng phụ thuộc vào khối lượng và vị trí của vật trên Trái Đất.

Câu 4: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.

B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.

C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

Đáp án: D

Giải thích:Kết luận sai khi nói về trọng lượng của vật là trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật. Điều này chỉ đúng khi ta so sánh các vật làm cùng một chất.

Câu 5: Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 150N. Khối lượng của vật đó là:

A. 15 kg

B. 150 g

C. 150 kg

D. 1,5 kg

Đáp án: A

Giải thích:Số chỉ của lực kế khi treo vật là trọng lượng của vật ⇒ P = 150N

Ta có: P = 10.m = 150 ⇒ m = 15 kg

Câu 6: Treo một vật vào lực kế, nhận xét nào sau đây là đúng 

A. Lực mà lò xo lực kế tác dụng vào vật là lực đàn hồi

B. Lực mà vật tác dụng vào lò xo là trọng lượng vật 

C. Lực mà vật tác dụng vào lò xo và lực mà lò xo tác dụng vào vật là hai lực cân bằng.

D. A, B, C đều đúng 

Đáp án: D

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – đúng

Câu 7: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống. Một hòn gạch có khối lượng 1600g. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng…………… niu-tơn.

A. 80000

B. 1600000

C. 16000

D. 160000

Đáp án: D

Giải thích:Đổi m = 1600 g = 1,6 kg

Trọng lượng của 1 viên gạch là P = 10 . m = 10 . 1,6 = 16 N

Trọng lượng của 10000 viên gạch là 10000P = 160000 N

Câu 8: Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo

A. chuyển động.                                                          

B. thu gia tốc

C. có xu hướng lấy lại hình dạng ban đầu.       

D. biến dạng.

Đáp án: C

Giải thích:Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo có xu hướng lấy lại hình dạng ban đầu.        

Câu 9: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài bao nhiêu?

A. 12cm

B. 12,5cm

C. 13cm

D. 13,5cm

Đáp án: C

Giải thích:Cứ treo thêm 100g thì độ dài thêm của lò xo là: 11,5 - 11 = 0,5cm.

Suy ra: Chiều dài ban đầu của lò xo là: 11 – 0,5 = 10,5cm.

Cứ treo 500g  = 5. 100 g thì độ dài thêm của lò xo là: 5 . 0,5 = 2,5cm.

Vậy nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài là: 10,5 + 2,5 = 13cm.

Câu 10: Nếu treo quả cân 1kg vào một cái “cân lò xo” của cân có độ dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lò xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân 200g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?

A. 7,6 cm

B. 5 cm

C. 3,6 cm

D. 2,5 cm

Đáp án: C

Giải thích:Theo đầu bài ta có, cứ treo thêm 0,5 kg thì lò xo dãn một đoạn

10 – 6 = 4 cm

=> Khi chưa treo vật, lò xo có chiều dài là

6 – 4 = 2 cm

Khi treo quả cân 200 g = 0,2 kg thì lò xo bị dãn 0,2.40,5=1,6cm

Chiều dài của lò xo khi treo quả cân 200g là 2 + 1,6 = 3,6 cm

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 30: Các dạng năng lượng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

Lý thuyết Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

Lý thuyết Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Lý thuyết Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

1 1,891 18/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: