Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31 (Cánh diều): Sự chuyển hóa năng lượng

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 1,353 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

1. Sự chuyển hóa năng lượng

Trong mọi hoạt động, đều có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng | Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng | Cánh diều

2. Năng lượng hao phí

- Mọi quá trình có sự truyền năng lượng hoặc chuyển dạng năng lượng đều kèm theo năng lượng hao phí.

- Trong nhiều trường hợp, năng lượng hao phí có thể gây ra tác hại cho chúng ta. Do đó, trong các hoạt động, chúng ta cần tìm cách giảm phần năng lượng hao phí.

Ví dụ:

Quạt điện đang chạy: năng lượng điện được chuyển hóa thành cơ năng, quang năng, nhiệt năng và năng lượng âm. Năng lượng có ích là cơ năng, năng lượng hao phí là quang năng, nhiệt năng và năng lượng âm.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng | Cánh diều

3. Tiết kiệm năng lượng

- Càng ngày chúng ta càng sử dụng nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, những nhiên liệu chủ yếu như dầu hỏa, khí đốt, than đá đang hết dần. Trong khi đó, việc khai thác các năng lượng khác chưa thể bù đắp được phần năng lượng thiếu hụt. Chính vì thế, việc sử dụng tiết kiệm năng lượng là rất cần thiết.

- Biện pháp:

+ Trong khoa học và sản xuất, con người ngày càng sử dụng nhiều công nghệ tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn.

+ Ở mỗi gia đình, để thực hiện tiết kiệm năng lượng chúng ta cần tắt các thiết bị điện khi không dùng và sử dụng thiết bị điện có nhãn mác chứng nhận tiết kiệm năng lượng của Bộ công thương.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng | Cánh diều

4. Bảo toàn năng lượng

Năng lượng không tự sinh ra, không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Ví dụ: Khi bật đèn điện, năng lượng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. Trong đó, năng lượng ánh sáng là năng lượng có ích, năng lượng nhiệt là năng lượng hao phí. Người ta đã chứng minh tổng năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt bằng năng lượng điện.

 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng | Cánh diều

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 31: Sự chuyển hóa năng lượng

Câu 1: Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành

A. cơ năng

B. nhiệt năng

C. năng lượng hạt nhân

D. A hoặc B

Đáp án: D

Giải thích:Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành:

+ cơ năng

+ nhiệt năng

Câu 2: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?

A. Cơ năng

B. Điện năng

C. Hóa năng

D. Quang năng

Đáp án: B

Giải thích:Trong nồi cơm điện, năng lượng điện đã được chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu 3: Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng biến đổi chủ yếu thành dạng năng lượng nào?

A. năng lượng ánh sáng

B. nhiệt năng

C. động năng

D. hóa năng

Đáp án: C

Giải thích:Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng biến đổi chủ yếu thành động năng.

Câu 4: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì

A. quả bóng bị Trái Đất hút.

B. quả bóng đã thực hiện công.

C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.

D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí.

Đáp án: D

Giải thích:Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí.

Câu 5: Ở nhà máy nhiệt điện thì

A. động năng chuyển hóa thành điện năng

B. nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng

C. hóa năng chuyển hóa thành điện năng

D. quang năng chuyển hóa thành điện năng

Đáp án: B

Giải thích:Ở nhà máy nhiệt điện thì nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng

Câu 6: Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ

A. điện năng chủ yếu sang động năng

B. điện năng chủ yếu sang nhiệt năng

C. nhiệt năng chủ yếu sang động năng

D. nhiệt năng chủ yếu sang quang năng

Đáp án: B

Giải thích:Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ điện năng chủ yếu sang nhiệt năng.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?

A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.

C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng

D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Đáp án: B

Giải thích:

A – sai vì, Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành động năng, nhiệt năng và quang năng.

B – đúng

C – sai, vì Đèn LED: điện năng được biến đổi thành quang năng, nhiệt năng.

D – sai, vì Máy bơm nước: điện năng biến đổi thành động năng và nhiệt năng

Câu 8: Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do

A. thế năng xe luôn giảm dần

B. động năng xe luôn giảm dần

C. động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.

D. động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.

Đáp án: C

Giải thích:Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.

Câu 9: Hành động nào sau đây gây lãng phí năng lượng

A. Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp

B. Sử dụng liên tục máy điều hòa vào mùa hè

C. Tắt vòi nước trong khi đánh răng

D. Hưởng ứng và tham gia phong trào “Giờ Trái Đất”

Đáp án: B

Giải thích:

A – tiết kiệm năng lượng

B – lãng phí năng lượng

C - tiết kiệm năng lượng

D - tiết kiệm năng lượng

Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“ Khi quả bóng được giữ yên trên cao, nó đang tích lũy năng lượng dạng (1) … . Khi thả rơi, (2) …  của nó chuyển hóa thành (3) …” .

A. (1) thế năng – (2) thế năng – (3) động năng.

B. (1) động năng – (2) động năng – (3) thế năng.

C. (1) thế năng – (2) động năng – (3) thế năng.

D. (1) động năng – (2) thế năng – (3) động năng.

Đáp án: A

Giải thích:Khi quả bóng được giữ yên trên cao, nó đang tích lũy năng lượng dạng (1) thế năng. Khi thả rơi, (2) thế năng của nó chuyển hóa thành (3) động năng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

Lý thuyết Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Lý thuyết Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Lý thuyết Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà

Lý thuyết Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

1 1,353 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: