Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1 (Cánh diều): Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 1,950 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Video giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

1. Thế nào là khoa học tự nhiên?

- Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật và hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.

- Ví dụ những hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học tự nhiên:

+ Tìm hiểu về biến đổi khí hậu

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Cánh diều

+ Tìm hiểu về biến chủng covid

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Cánh diều

2. Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống

- Khoa học tự nhiên có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của con người.

Ví dụ: Tìm hiểu về hệ Mặt Trời

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Cánh diều

- Khoa học tự nhiên góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.

Ví dụ: Nghiên cứu giống lúa mới

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Cánh diều

- Khoa học tự nhiên bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.

Ví dụ: Nghiên cứu vacxin phòng bệnh

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Cánh diều

- Khoa học tự nhiên bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ví dụ: Nghiên cứu đặc điểm địa hình ở các vùng núi cao

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Cánh diều

3. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

- Sinh học nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên Trái Đất.

Ví dụ: Nghiên cứu đặc điểm của Thủy tức

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Cánh diều

- Thiên văn học nghiên cứu về vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao, ...).

Ví dụ: Khám phá hành tinh sao Hỏa

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Cánh diều

- Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất.

Ví dụ: Tìm hiểu về sự hình thành và hoạt động của bão

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Cánh diều

- Vật lí nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.

Ví dụ: Tìm hiểu về các loại máy cơ đơn giản

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Cánh diều

- Hóa học nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất.

Ví dụ: Tìm hiểu về cấu tạo của đường đơn và đường đôi

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Cánh diều

4. Vật sống và vật không sống

a. Thế nào là vật sống và vật không sống?

- Vật sống gồm các dạng sống đơn giản (ví dụ virus) và sinh vật. Chúng mang những đặc điểm của sự sống.

Ví dụ: Con khỉ

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Cánh diều

- Vật không sống là những vật không mang những đặc điểm của sự sống.

Ví dụ: Xe đạp

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Cánh diều

b. Những đặc điểm để nhận biết vật sống

- Vật sống thu nhận các chất cần thiết

- Vật sống thải bỏ chất thải

- Vật sống có khả năng vận động

- Vật sống có khả năng lớn lên

- Vật sống có khả năng sinh sản

- Vật sống có khả năng cảm ứng

- Vật sống có khả năng chết

Ví dụ:

Vật trong tự nhiên

Đặc điểm nhận biết

Xếp loại

Thu nhận chất cần thiết

Thải bỏ chất thải

Vận động

Lớn lên

Sinh sản

Cảm ứng

Vật sống

Vật không sống

Con gà

 

Cây hoa hồng

 

Xe máy

 

 

 

 

 

 

 

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Sinh học là

A. Sinh vật và sự sống trên Trái Đất.

B. Vật không sống.

C. Năng lượng và sự biến đổi năng lượng.

D. Vật chất và quy luật vận động.

Đáp án: A

Giải thích:

Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Sinh học là sinh vật và sự sống trên Trái Đất.

Câu 2: Khoa học tự nhiên bao gồm những lĩnh vực chính nào?

A. Vật lí, Sinh học, Thiên văn học, Hóa học, Văn học.

B. Vật lí, Sinh học, Thiên văn học, Khoa học Trái Đất, Hóa học.

C. Vật lí, Sinh học, Toán học, Hóa học, Tiếng anh.

D. Hóa học, Sinh học, Khoa học Trái Đất, Toán học, Lịch sử.

Đáp án: B

Giải thích:

Khoa học tự nhiên bao gồm những lĩnh vực chính là Vật lí, Sinh học, Thiên văn học, Khoa học Trái Đất, Hóa học.

Câu 3: Khoa học tự nhiên có những vai trò nào đối với cuộc sống?

A. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.

B. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.

C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.

D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Khoa học tự nhiên có những vai trò trong cuộc sống:

- Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.

- Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.

- Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.

- Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biến đổi khí hậu.

Câu 4: Thiên văn học nghiên cứu đối tượng nào?

A. Nghiên cứu về Trái Đất.

B. Nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất.

C. Nghiên cứu về vũ trụ.

D. Nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Thiên văn học nghiên cứu đối tượng về vũ trụ (các hành tinh, ngôi sao, …).

Câu 5: Vật nào sau đây là vật sống?

A. Xe đạp

B. Quả bưởi ở trên cây

C. Robot

D. Máy bay

Đáp án: B

Giải thích:

Vật sống là vật mang những đặc điểm của sự sống: thu nhận chất cần thiết, thải bỏ chất thải, vận động, lớn lên, sinh sản, cảm ứng và chết.

Vật không sống là những vật không mang đặc điểm của sự sống.

A – Vật không sống

B – Vật sống

C – Vật không sống

D – Vật không sống 

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây là biểu hiện của thải bỏ chất thải?

A. Con gà ăn thóc.

B. Con lợn sinh con.

C. Cây hấp thụ khí cacbonic thải khí oxygen.

D. Em bé khóc khi người lạ bế.

Đáp án: C

Giải thích:

A – biểu hiện của thu nhận chất cần thiết.

B – biểu hiện của sinh sản.

C – biểu hiện của thải bỏ chất thải.

D – biểu hiện của cảm ứng.

Câu 7: Các vật sống bao gồm những vật nào?

A. mọi vật chất.

B. sinh vật và dạng sống đơn giản (như virus).

C. sự vật, hiện tượng.

D. con người và động, thực vật.

Đáp án: B

Giải thích:

Các vật sống bao gồm sinh vật và dạng sống đơn giản (như virus).

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?

A. Các nhà khoa học tìm hiểu vũ trụ.

B. Các nhà khoa học tìm hiểu đặc điểm sinh sản của loài tôm hùm.

C. Các nhà khoa học tìm hiểu lai tạo giống lúa mới.

D. Cả 3 hoạt động trên.

Đáp án: D

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – đúng

Câu 9: Vật nào sau đây là vật không sống?

A. Vi khuẩn

B. Quạt điện

C. Cây hoa hồng đang nở hoa

D. Con cá đang bơi

Đáp án: B

Giải thích:

A – vật sống

B – vật không sống

C – vật sống

D – vật sống

Câu 10: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Hóa học?

A. Năng lượng Mặt Trời.

B. Hệ Mặt Trời.

C. Hiện tượng quang hợp.

D. Cánh cửa sắt để ngoài trời một thời gian bị gỉ.

Đáp án: D

Giải thích:

A – đối lượng liên quan tới năng lượng thuộc lĩnh vực Vật lí.

B – đối lượng liên quan tới hành tinh thuộc lĩnh vực Thiên văn học.

C – đối tượng liên quan tới thu nhận và chuyển hóa ánh sáng Mặt Trời ở thực vật thuộc lĩnh vực Sinh học.

D – cánh cửa làm bằng sắt để ở ngoài trời, sắt kết hợp với oxy khi có mặt nước hoặc không khí ẩm. Trên bề mặt sắt thép bị rỉ hình thành những lớp vảy rất dễ vỡ.

=> đối tượng liên quan tới sự biến đổi chất thuộc lĩnh vực Hóa học.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành

Lý thuyết Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Lý thuyết Bài 4: Đo nhiệt độ

Lý thuyết Bài 5: Sự đa dạng của chất

Lý thuyết Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

1 1,950 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: