Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33 (Cánh diều): Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

1 1,977 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

1. Trái Đất quay quanh trục

- Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó, một vòng mỗi ngày. Trục Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó. Chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Cánh diều

2. Sự mọc và lặn của Mặt Trời

Do Trái Đất quay quanh trục từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây mỗi ngày.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Cánh diều

Hiện tượng ngày và đêm

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 33: Hiện tượng lặn và mọc của Mặt Trời

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?

A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất

B. Mây che Mặt Trời trên bầu trời

C. Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn

D. Núi cao che khuất Mặt Trời

Đáp án: C

Giải thích:Nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm là do sự mọc và lặn của Mặt Trời.

Câu 2: Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng nào?

A. Từ hướng Đông sang hướng Tây

B. Từ hướng Tây sang hướng Đông

C. Từ hướng Nam sang hướng Bắc

D. Từ hướng Bắc sang hướng Nam

Đáp án: B

Giải thích:Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Tây sang hướng Đông.

B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Đông sang hướng Tây.

C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.

D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Đông sang hướng Tây.

Đáp án: C

Giải thích:Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.

Câu 4: Người ở vị trí B trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 33 (có đáp án): Hiện tượng lặn và mọc của Mặt Trời – Cánh diều (ảnh 1)

A. Mặt Trời mọc

B. Mặt Trời lặn

C. Mặt Trăng khuyết

D. Mặt Trăng tròn

Đáp án: A

Giải thích:Vì Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên người ở vị trí B sẽ dần được ánh sáng Mặt Trời chiếu tới, đó là hiện tượng Mặt Trời mọc.

Câu 5: Trong các lực em đã học, lực nào gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

A. Lực đẩy

B. Lực hấp dẫn

C. Lực ma sát

D. Lực kéo

Đáp án: B

Giải thích:Lực gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là lực hấp dẫn.

Câu 6: Người ở vị trí C trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 33 (có đáp án): Hiện tượng lặn và mọc của Mặt Trời – Cánh diều (ảnh 1)

A. Mặt Trời mọc

B. Mặt Trời lặn

C. Mặt Trăng khuyết

D. Mặt Trăng tròn

Đáp án: B

Giải thích:Vì Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên người ở vị trí C sẽ dần không nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu tới, đó là hiện tượng Mặt Trời lặn.

Câu 7: Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?

A. Khoảng 6 giờ

B. Khoảng 12 giờ

C. Khoảng 24 giờ

D. Khoảng 36 giờ

Đáp án: C

Giải thích:Một ngày trôi qua hết 24 giờ => Sau khoảng thời gian 24h thì ngày và đêm sẽ lặp lại.

Câu 8: Hiện tượng ngày trên Trái Đất, khi quan sát từ Trái Đất xuất hiện khi nào?

A. Khi Mặt Trời mọc

B. Khi Mặt Trời lặn

C. Khi ta đứng trên núi

D. Khi quan sát thấy hoàng hôn

Đáp án: A

Giải thích:Hiện tượng ngày trên Trái Đất, khi quan sát từ Trái Đất xuất hiện khi Mặt Trời mọc.

Câu 9: Trong các lực em đã được học, lực nào gây ra chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất?

A. Lực đẩy

B. Lực kéo

C. Lực ma sát

D. Lực hấp dẫn

Đáp án: D

Giải thích:Lực gây ra chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là lực hấp dẫn giữa hai thiên thể.

Câu 10: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do:

A. Trái Đất tự quay quanh trục

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

C. Trục Trái Đất nghiêng

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu

Đáp án: D

Giải thích:Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Lý thuyết Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà

Lý thuyết Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Lý thuyết Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành

Lý thuyết Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

1 1,977 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: