Lý thuyết GDCD 6 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.

1 898 11/03/2023


A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Khái niệm công dân

- Công dân là cá nhân, con người cụ thể, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa cụ theo quy định pháp luật của một quốc gia.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước.

2. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3. Căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam. 

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú ở Việt Nam, còn cha không rõ là ai.

+ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

B. Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 9 (có đáp án): Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người

A. có quốc tịch Việt Nam.

B. sinh ra tại Việt Nam.

C. sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

D. tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.

Câu 2: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa

A. Nhà nước và công dân nước đó.

B. các công dân trong cùng một quốc gia.

C. công dân với Pháp luật.

D. công dân giữa các quốc gia.

Đáp án: A

Giải thích: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

Câu 3: Quốc tịch là căn cứ để xác định

A. công dân của một nước.

B. trình độ học vấn của một người.

C. đối tượng cần đóng thuế thu nhập cá nhân.

D. ngôn ngữ và màu da của một người.

Đáp án: A

Giải thích: Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 4: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

- Trường hợp 1: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ đều là công dân Việt Nam.

- Trường hợp 2: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là người Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.

- Trường hợp 3: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi đăng kí thường trú tại Việt Nam.

- Trường hợp 4: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ đều là công dân nước ngoài, hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Trong các trường hợp trên, trường hợp nào không được xác định là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Trường hợp 1.

B. Trường hợp 2.

C. Trường hợp 3.

D. Trường hợp 4.

Đáp án: D

Giải thích: - Trường hợp 4 không được xác định là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (do cả cha và mẹ em bé đều là công dân nước ngoài).

Câu 5: Căn cứ nào dưới đây để xác định công dân của một nước?

A. Ngôn ngữ.

B. Màu da.

C. Quốc tịch.

D. Trình độ văn hóa.

Đáp án: C

Giải thích: Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.

Câu 6: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

- Trường hợp 1: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ đều là công dân Việt Nam.

- Trường hợp 2: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là người Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.

- Trường hợp 3: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi đăng kí thường trú tại Việt Nam.

- Trường hợp 4: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ đều là công dân nước ngoài, hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Trong các trường hợp trên, những trường hợp nào được xác định là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Trường hợp 1, 2, 4.

B. Trường hợp 1, 2, 3.

C. Trường hợp 2,3, 4.

D. Trường hợp 1,3, 4.

Đáp án: B

Giải thích: Các trường hợp số 1, 2, 3 được xác định là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (căn cứ theo Luật Quốc tịch năm 2008).

Câu hỏi vận dụng

Câu 7: Bố mẹ bạn A là người Mĩ đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Vì thế bạn A được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em bạn A là người mang quốc tịch nước nào?

A. Bạn A là người Mĩ gốc Việt.

B. Bạn A là người Việt gốc Mĩ.

C. Bạn A là người mang quốc tịch Mĩ.

D. Bạn A có hai quốc tịch Việt – Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích: Bạn A là người Mĩ vì cả bố và mẹ A đều là người Mĩ.

Câu 8: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Vợ chồng bà T đều là công dân nước Việt Nam.Vào buổi sáng sớm, hai vợ chồng bà T đi tập thể dục. Đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà T nghĩ đấy là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà T đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp.

Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nước nào?

A. Mang quốc tịch Việt Nam.

B. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.

C. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.

D. Để sau lớn em bé đó tự quyết định quốc tịch.

Đáp án: A

Giải thích: Trong trường hợp trên, em bé mang quốc tịch Việt Nam (áp dụng theo Luật Quốc tịch năm 2008: trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam mà không rõ cha/ mẹ mang quốc tịch nào thì được xác định là công dân Việt Nam).

Câu 9: Mẹ L là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. L sinh ra ở Việt Nam. L và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em L mang quốc tịch nước nào?

A. Bạn L là người không có quốc tịch giống mẹ.

B. Bạn L có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.

C. Quốc tịch của L do L tự chọn.

D. Bạn L là người có quốc tịch Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ theo Luật Quốc tịch Việt Nam 2008: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi đăng kí thường trú tại Việt Nam => L là người mang quốc tịch Việt Nam.

Câu 10: Bố mẹ X đều là công dân Việt Nam, hiện gia đình X đang sinh sống tại Nga. Theo em, bạn X là công dân nước nào?

A. Bạn X là công dân nước Việt Nam.

B. Bạn X là công dân nước Nga.

C. Bạn X là người không có quốc tịch.

D. Quốc tịch của X do X tự chọn.

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ theo Luật Quốc tịch Việt Nam 2008: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ đều là công dân Việt Nam => theo đó, bạn X là công dân nước Việt Nam.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Lý thuyết Bài 2: Yêu thương con người

Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân

Lý thuyết Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Lý thuyết Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

1 898 11/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: