Lý thuyết GDCD 6 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.

1 1,469 11/03/2023


A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó

a. Nhận biết các tình huống nguy hiểm

- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

- Tình huống nguy hiểm từ con người:

+ Khái niệm: là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.
+ Ví dụ: bắt cóc, cướp giật tài sản, bạo lực học đường, bạo lực gia đình…

Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

- Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên:

+ Khái niệm: là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.
+ Ví dụ: động đất, sóng thần, bão lũ, giông lốc, sạt lở…

Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

b. Hậu quả của các tình huống nguy hiểm

- Huỷ hoại tài sản của con người và xã hội.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

- Làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân.
- Gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội

2. Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người

- Bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và cách ứng phó phù hợp, an toàn nhất.
- Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và những người xung quanh.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

- Một số trường hợp bắt cóc, bị xâm hại, nên cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu nếu có thể để bảo vệ mình.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

- Nếu cảm thấy sự an toàn của bản thân hay người khác bị đe doạ, em có thể gọi điện đến các số máy khẩn cấp dưới đây:
+ Số 111 – Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em

Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

+ Số 112 – Yêu cầu trợ giúp khản cấp, tìm kiếm cứu nạn toàn quốc
+ Số 113 – cảnh sát
+ Số 114 – Phòng cháy chữa cháy
+ Số 115 – Cứu thương
+ 18001507 – Đường dây nóng hỗ trợ trẻ em

Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

B. Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 7 (có đáp án): Ứng phó với tình huống nguy hiểm - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tình huống nguy hiểm.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Bùng nổ dân số.

D. Biến đổi khí hậu.

Đáp án: A

Giải thích: Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là 

A. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.

B. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.

C. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.

D. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.

Đáp án: C

Giải thích: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.

Câu 3. Đâu là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên?

A. Bão, lũ lụt.

B. Trộm cắp.

C. Xâm hại tình dục.

D. Bạo lực học đường.

Đáp án:

Giải thích:

- Bão, lũ lụt là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên.

- Trộm cắp, xâm hại tình dục, bạo lực học đường là tình huống nguy hiểm từ con người.

Câu 4. Đâu là tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Lũ quét, sạt lở đất.

B. Mưa giông, sấm sét.

C. Động đất, sóng thần.

D. Bạo lực học đường.

Đáp án: D

Giải thích:

- Lũ quét, sạt lở đất; Mưa giông, sấm sét; Động đất, sóng thần… là các tình huống nguy hiểm từ tự nhiên.

- Bạo lực học đường là tình huống nguy hiểm từ con người.

Câu 5. Số điện thoại của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là gì?

A. Số máy 111.

B. Số máy 112.

C. Số máy 113.

D. Số máy 114.

Đáp án: A

Giải thích: Số điện thoại của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là 111.

Câu 6: Khi có sự việc nguy hiểm cần trình báo khẩn cấp đến công an, bạn có thể gọi điện tới số máy nào dưới đây?

A. Số máy 111.

B. Số máy 112.

C. Số máy 113.

D. Số máy 114.

Đáp án: C

Giải thích: Khi có sự việc nguy hiểm cần trình báo khẩn cấp đến công an, bạn có thể gọi điện tới số máy 113.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 5: Tình huống nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm?

A. Không lội qua suối khi có mưa lũ.

B. Không trú dưới các gốc cây khi trời mưa giông.

C. Chơi thả diều dưới đường dây điện.

D. Đề phòng khi tiếp xúc với người lạ.

Đáp án: C

Giải thích: Chơi thả diều dưới đường dây điện có thể gây ra những tình huống nguy hiểm như: diều bay vướng vào đường dây điện đang vận hành gây ra chập điện, cháy nổ. Người chơi diều nếu không có kinh nghiệm xử lý sẽ bị điện giật, ảnh hưởng đến tính mạng nếu cố tình áp sát đường dây điện, trèo lên cột điện để gỡ diều bị vướng, không chỉ làm hư hỏng thiết bị điện mà nghiêm trọng hơn là gây mất điện cả khu vực, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân và nguy cơ gây tai nạn điện cho người thả diều.

Câu 8: Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta không nên thực hiện hành động nào dưới đây?

A. Không dùng điện thoại (trừ trường hợp cấp thiết).

B. Ở trong nhà hay công sở, lớp học.

C. Trú ẩn dưới những gốc cây cao, cột điện.

D. Tắt các thiết bị điện trong nhà.

Đáp án: C

Giải thích: khi mưa dông, lốc, sét chúng ta không nên trú ẩn dưới những gốc cây cao, cột điện nhằm làm giảm thiểu khả năng bị sét đánh.

Câu 9: Chúng ta có thể nhận biết về đám cháy thông qua dấu hiệu ban đầu nào dưới đây?

A. Khói, mùi cháy khét.

B. Ánh lửa, khói nghi ngút

C. Khói nghi ngút và tiếng nổ lớn.

D. Tiếng nổ lớn kèm mùi cháy khét.

Đáp án: A

Giải thích: - Chúng ta có thể nhận biết về đám cháy thông qua dấu hiệu ban đầu là: khói và mùi cháy khét.

Câu hỏi tình huống

Câu 10: Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em nên xử lí như thế nào?

A. Ngay lập tức hét to để kêu cứu.

B. Trả nhiều tiền thì giúp.

C. Từ chối không giúp.

D. Vui vẻ, nhận lời.

Đáp án: C

Giải thích: - Trong trường hợp trên, nếu em là H, em sẽ từ chối không giúp đỡ người đàn ông lạ mặt đó, vì rất có thể món đồ ông ta nhờ em vận chuyển giúp là hàng cấm (ví dụ: ma túy, súng…); đồng thời, do thấy ông ta khả nghi, em sẽ bí mật báo cho cơ quan công an gần nhất để các chú công an kịp thời theo dõi và xử lí.

Câu 11: Khi đang chơi trong nhà, K thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà K để chơi. Nếu em là K, em nên xử lí như thế nào?

A. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác.

B. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết.

C. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà.

D. Ngay lập tức đuổi người phụ nữ đó đi.

Đáp án: B

Giải thích: Nếu là K, em sẽ không mở cửa cho người phụ nữ đó, đồng thời gọi điện cho bố mẹ để thông báo tình hình; tuyệt đối không mở cửa cho người phụ nữ lạ mặt kia, vì rất có thể, khi mở cửa, em sẽ phải đối mặt với các tình huống nguy hiểm, như: bắt cóc, bị xâm hại…

Câu 12: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống 1: H thường đi học nhóm về muộn và đi xe đạp một mình qua quãng đường vắng.

Tình huống 2: K rủ các bạn tự đi đón xe khách, trốn bố mẹ đến nhà một bạn cùng lớp chơi, cách khoảng 30km.

Tình huống 3: Khi trực nhật, M sơ ý làm vỡ bình hoa trên bàn giáo viên và lấy tay nhặt các mảnh vỡ đó.

Tình huống 4: Khi có mưa dông, sấm sét, B rủ các bạn đứng trú dưới gốc cây to.

Trong các tình huống trên, tình huống nào gây nguy hiểm?

A. Tình huống 1 và 2

B. Tình huống 3 và 4.

C. Tình huống 1 và 3.

D. Cả 4 tình huống.

Đáp án: D

Giải thích: Cả 4 tình huống trên đều gây nguy hiểm.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Tiết kiệm

Lý thuyết Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân

Lý thuyết Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Lý thuyết Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

1 1,469 11/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: