Lý thuyết GDCD 6 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Tự lập

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 5: Tự lập ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.

1 684 11/03/2023


A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 5: Tự lập

1. Sống tự lập

- Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 5: Tự lập

2. Biểu hiện của tính tự lập

- Biểu hiện của tự lập:
+ Tự suy nghĩ, tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
+ Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn.
+ Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.
- Biểu hiện trái với tự lập:
+ Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 5: Tự lập

+ Trông chờ vào may rủi.
+ Sống biệt lập, chỉ biết đến bản thân, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

3. Ý nghĩa tự lập

- Tự lập giúp chúng ta:
+ Làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.
+ Tự tin, bản lĩnh, giải quyết các công việc hiệu quả và làm chủ được cuộc sống
+ Nhận được sự kính trọng của mọi người.
- Để rèn luyện tính tự lập, chúng ta cần chủ động làm việc, tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động.

B. Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 5 (có đáp án): Tự lập - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Sống tự lập được hiểu là

A. tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.

B. sống biệt lập với mọi người xung quanh.

C. không cần thiết lập mối quan hệ với bất cứ ai khác ngoài người thân.

D. sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn.

Đáp án: A

Giải thích: Sống tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.

Câu 2: Biểu hiện của tính tự lập là gì?

A. Sử dụng tiền đúng mục đích, hợp lí, khoa học.

B. Cảm thông với những đau thương của người khác.

C. Đùn đẩy trách nhiệm khi bản thân phạm sai lầm.

D. Tự chịu trách nhiệm về quyết định của bản thân.

Đáp án: D

Giải thích: Biểu hiện của tính tự lập là: tự suy nghĩ, tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm về quyết định của bản thân.

Câu 3: Biểu hiện nào trái với tự lập?

A. Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

B. Tự chịu trách nhiệm về quyết định của bản thân.

C. Tự suy nghĩ, tự thực hiện, không dựa dẫm vào người khác.

D. Nỗ lực học tập, làm việc, không trông chờ vào may rủi.

Đáp án: A

Giải thích: Biểu hiện trái với tự lập là dựa dẫm vào người khác.

Câu 4: Tính tự lập sẽ giúp chúng ta

A. sống cô lập với mọi người xung quanh.

B. không mất niềm tìn vào cuộc sống.

C. được người khác kính trọng.

D. tự tách dời bản thân khỏi tập thể.

Đáp án: C

Giải thích: Tính tự lập sẽ giúp chúng ta tự tin, có bản lĩnh cá nhân; dễ dàng thành công trong cuộc sống và xứng đáng được người khác kính trọng.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 5: Để rèn luyện và hình thành tính tự lập, chúng ta cần

A. sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn.

B. chủ động làm việc, tự tin và quyết tâm khi thực hiện.

C. học cách chi tiêu tiết kiệm, tránh lãng phí.

D. dựa dẫm, ỉ lại vào sự giúp đỡ của bố mẹ, bạn bè.

Đáp án: B

Giải thích: Để rèn luyện và hình thành tính tự lập, chúng ta cần chủ động làm việc, tự tin và quyết tâm khi thực hiện.

Câu 6: Câu tục ngữ nào dưới đây không phản ánh về tính tự lập?

A. Thân tự lập thân.

B. Tay làm hàm nhai.

C. Tự lực cánh sinh.

D. “Miệng ăn núi lở”.

Đáp án: D

Giải thích: - Câu tục ngữ “Miệng ăn núi lở” có nghĩa: nếu chỉ ăn mà không làm, không lao động thì của cải có bao nhiêu rồi cũng sẽ tan biến hết.

Câu 7: Câu tục ngữ “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của con người?

A. Yêu nước.

B. Tiết kiệm.

C. Nhân nghĩa.

D. Tự lập.

Đáp án: D

Giải thích: “Từ nước lã mà làm thành hồ (bột loãng hoặc vữa xây nhà), từ tay không (không có gì) mà dựng nổi cơ đồ mới thật là tài giỏi, ngoan cường => Cho nên câu tục ngữ “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan” khuyên chúng ta hãy tự lập để làm nên sự nghiệp của bản thân.

Câu 8: Câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của con người?

A. Nhân nghĩa.

B. Tự lập.

C. Yêu nước.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: B

Giải thích: Câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” phản ánh về đức tính tự lập của con người.

Câu hỏi vận dụng

Câu 9: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

(1) Nhà A ở gần trường nhưng bạn ấy hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, A luôn nói: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy”.

(2) Khi được cô giáo phân nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập, P nghĩ rằng làm việc nhóm sẽ dẫn tới sự ỉ lại, dựa dẫm vào người khác nên không tích cực tham gia.

Theo em, trong 2 tình huống trên, những nhân vật nào thể hiện tính tự lập?

A. Bạn A

B. Bạn P.

C. Cả 2 bạn P và A.

D. Không có nhân vật nào.

Đáp án: D

Giải thích: Trong 2 trường hợp trên, cả 2 bạn A và P đều thiếu tính tự lập trong học tập.

Câu 10: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

M là con trai duy nhất trong gia đình nên rất được bố mẹ cưng chiều. Thời gian rảnh, M chơi game, đi đá bóng với bạn bè… không giúp đỡ bố mẹ và các chị làm việc nhà, vì M nghĩ: “mình là quý tử độc nhất, bố mẹ không thương mình thì thương ai”.

Theo em, hành động của M thể hiện điều gì?

A. Tính tự lập.

B. Sự lười biếng, thiếu tự lập.

C. Tinh thần hiếu học.

D. Sự siêng năng, kiên trì.

Đáp án: B

Giải thích: Hành động của M thể hiện sự lười biếng, thiếu tự lập, ỉ lại vào tình yêu thương của bố mẹ và các chị gái.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Lý thuyết Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

Lý thuyết Bài 8: Tiết kiệm

Lý thuyết Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân

1 684 11/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: