Lý thuyết GDCD 6 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Tôn trọng sự thật

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.

1 881 11/03/2023


A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

1. Biểu hiện của tôn trọng sự thật

- Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.
- Biểu hiện:
+ Học sinh nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

+ Người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm;
+ Nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.
+ Sống ngay thẳng, thật thà, nhận lỗi khi có khuyết điểm.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

2. Vì sao phải tôn trọng sự thật

- Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc.
- Tôn trọng sự thật là đức tính cần thiết, quý báu, giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng.
- Để tôn trọng sự thật, chúng ta cần nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật. Ngoài ra, còn phải bảo vệ sự thật, phản ứng với các hành vi thiếu tôn trọng sự thật, bóp méo sự thật.

B. Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 4 (có đáp án): Tôn trọng sự thật - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Tôn trọng sự thật là

A. cương quyết bảo vệ ý kiến cá nhân đến cùng.

B. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

C. giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn.

D. bịa đặt, vu khống, nói xấu về người khác.

Đáp án: B

Giải thích: Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.

Câu 2: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là gì?

A. Nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.

B. Người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm.

C. Nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh, người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm, nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.

Câu 3: Để tôn trọng sự thật, chúng ta cần

A. nhận thức đúng; có hành động và thái độ phù hợp với sự thật.

B. tin tưởng và cương quyết bảo vệ ý kiến cá nhân đến cùng.

C. nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng sao cho có lợi cho mình.

D. che dấu khuyết điểm của bản thân và những người xung quanh.

Đáp án: A

Giải thích: Để tôn trọng sự thật, chúng ta cần nhận thức đúng; có hành động và thái độ phù hợp với sự thật.

Câu 4: Biểu hiện của người tôn trọng sự thật là người

A. sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

B. sống ngay thẳng, thật thà, nhận lỗi khi có khuyết điểm.

C. đùn đẩy trách nhiệm khi phạm phải sai lầm.

D. luôn cố gắng làm việc, không ngại khó khăn, gian khổ.

Đáp án: B

Giải thích: Biểu hiện của người tôn trọng sự thật là người sống ngay thẳng, thật thà, nhận lỗi khi có khuyết điểm.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng sự thật?

A. Nhận xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng,… không đúng với thực tế.

B. Trốn trách, đùn đẩy trách nhiệm khi phạm sai lầm.

C. Nói dối bạn bè và người thân.

D. Nhận xét, đánh giá các sự kiện dù không có lợi cho mình.

Đáp án: D

Giải thích: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là: Nhận xét, đánh giá các sự kiện dù không có lợi cho mình.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 6: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây phản ánh về tôn trọng sự thật?

A. “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”.

B. “Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành”.

C. “Học thầy không tày học bạn”.

D. “Đồng tiền đi trước, mực thước đi sau”.

Đáp án: B

Giải thích:

- Câu tục ngữ “Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành” phản ánh về tôn trọng sự thật.

- Câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” phản ánh về tầm quan trọng của việc tiếp thu, học hỏi từ bạn bè.

- Câu tục ngữ “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”; “Đồng tiền đi trước, mực thước đi sau” phản ánh về sức mạnh của tiền bạc: tiền bạc có thể khiến con người trở nên tham lam, từ đó dẫn tới hành động bao che cho cái xấu xa, đi ngược lại lí lẽ…

Câu 7: Câu ca dao nào dưới đây không phản ánh về tôn trọng sự thật?

A. “Những người tính nết thật thà/ Đi đâu cũng được người ta tin dùng”.

B. “Của phi nghĩa có giàu đâu/ Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền”.

C. “Tay mang túi bạc kè kè/ Nói quấy nói quá người nghe ầm ầm”.

D. “Cho dù trời đất đổi thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời”.

Đáp án: C

Giải thích:

- Câu ca dao “Tay mang túi bạc kè kè/ Nói quấy nói quá người nghe ầm ầm” phản ánh sức mạnh của đồng tiền.

- Những câu ca dao: “Những người tính nết thật thà/ Đi đâu cũng được người ta tin dùng”; “Của phi nghĩa có giàu đâu/ Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền”; “Cho dù trời đất đổi thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” phản ánh về tôn trọng sự thật.

Câu 8: Câu ca dao: “Cho dù trời đất đổi thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của con người?

A. Tiết kiệm.

B. Nhân đạo.

C. Trung thực.

D. Yêu nước.

Đáp án: C

Giải thích: Câu ca dao: “Cho dù trời đất đổi thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” phản ánh về đức tính trung thực, tôn trọng sự thật của con người.

Câu hỏi vận dụng

Câu 9: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Lớp 6E là lớp cuối cùng nộp sản phẩm của phong trào Kế hoạch nhỏ. Khi mang sản phẩm xuống khu tập trung phế liệu, nhìn danh sách các lớp đã nộp đủ, T thấy lớp mình kém lớp 7A có 1kg giấy. Cô Tổng phụ trách lại vừa đi ra ngoài. T nói với H và A: “Hay mình khai tăng lên 2 kg để được vị trí số 1 nhỉ?”; A lại đề xuất ý tưởng: “Khai man lên như thế, khi cô Tổng phụ trách kiểm tra lại kiểu gì cũng bị phát hiện thôi. Tớ nghĩ, mình nên lấy 1 tập giấy của lớp 7A, để sang chỗ của lớp mình; như thế mình sẽ không bị phát hiện”; H kiên quyết phản đối ý kiến của 2 bạn và ghi đúng khối lượng sản phẩm của lớp mình.

Theo em, trong tình huống trên, những nhân vật nào đã không tôn trọng sự thật?

A. Bạn H.

B. Bạn A

C. Bạn T

D. Bạn T và A

Đáp án: D

Giải thích: Cả 2 bạn T và A đã có những suy nghĩ, lời nói thể hiện thái độ không tôn trọng sự thật: T muốn khai sai số lượng sản phẩm của lớp; A muốn lấy 1 phần sản phẩm của lớp 7A để gian dối, làm thành sản phẩm của lớp mình => suy nghĩ và lời nói của 2 bạn T và A cần bị phê bình.

Câu 10: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Vào giờ ra cơi, do chạy nhanh nên N đã vung tay làm vỡ lọ hoa.Lúc này chỉ có P nhìn thấy do các bạn khác đang chơi bên ngoài. Sợ bị phạt, N nói với P giấu kín chuyện, đừng cho ai biết. P không đồng ý, P khuyên N nên thành thực nhận lối với cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp.

Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã tôn trọng sự thật?

A. Bạn N.

B. Bạn P.

C. Cả 2 bạn P và N.

D. Không có bạn nào.

Đáp án: B

Giải thích: Trong tình huống trên, bạn P đã tôn trọng sự thật, vì: không đồng ý giữ kín chuyện N làm vỡ lọ hoa; P còn khuyên N nên thành thực nhận lối với cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Tự lập

Lý thuyết Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Lý thuyết Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

Lý thuyết Bài 8: Tiết kiệm

Lý thuyết Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 881 11/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: