Lý thuyết GDCD 6 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Quyền và nghĩa vụ của công dân

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.

1 1,003 11/03/2023


A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân

1. Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

- Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.

- Nghĩa vụ cơ bản của công dân là yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

 Lưu ý: Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam theo Hiến pháp 2013

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:

- Công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền cơ bản như: 

+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; 

+ Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình;

+ Quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lí nhà nước và xã hội; 

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân

+ Quyền bình đẳng; 

+ Quyền tự do ngôn luận; 

+ Quyền tự do đi lại. 

+ Quyền tự do kinh doanh;...

- Công dân Việt Nam cần thực hiện các nghĩa vụ cơ bản như: 

+ Trung thành với Tổ quốc;

+ Tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam;

+ Bảo vệ Tổ quốc;

Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân

+ Bảo vệ môi trường;

+ Nộp thuế.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân

B. Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 10 (có đáp án): Quyền và nghĩa vụ của công dân - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….):  …………… là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ.

A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.

B. Quyền cơ bản của công dân.

C. Quốc tịch.

D. Hiến pháp.

Đáp án: B

Giải thích: Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ.

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ……………… là yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.

B. Quyền cơ bản của công dân.

C. Quốc tịch.

D. Hiến pháp.

Đáp án: A

Giải thích: Nghĩa vụ cơ bản của công dân là yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thuộc nhóm quyền chính trị cơ bản của công dân Việt Nam?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

B. Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước.

Đáp án: B

Giải thích: Quyền tự do kinh doanh thuộc nhóm quyền về kinh tế dân sự.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền dân sự của công dân Việt Nam?

A. Quyền bình đẳng giới.

B. Quyền học tập.

C. Quyền có việc làm.

D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Đáp án: A

Giải thích:

- Quyền bình đẳng giới.thuộc nhóm quyền dân sự của công dân Việt Nam.

- Quyền học tập thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội.

- Quyền có việc làm thuộc nhóm quyền về kinh tế.

- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thuộc nhóm quyền chính trị.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội của công dân Việt Nam?

A. Quyền bình đẳng giới.

B. Quyền học tập.

C. Quyền có việc làm.

D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Đáp án: B

Giải thích:

- Quyền bình đẳng giới.thuộc nhóm quyền dân sự của công dân Việt Nam.

- Quyền học tập thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội.

- Quyền có việc làm thuộc nhóm quyền về kinh tế.

- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thuộc nhóm quyền chính trị.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền kinh tế của công dân Việt Nam?

A. Quyền bình đẳng giới.

B. Quyền học tập.

C. Quyền có việc làm.

D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Đáp án: C

Giải thích:

- Quyền bình đẳng giới.thuộc nhóm quyền dân sự của công dân Việt Nam.

- Quyền học tập thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội.

- Quyền có việc làm thuộc nhóm quyền về kinh tế.

- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thuộc nhóm quyền chính trị.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền chính trị của công dân Việt Nam?

A. Quyền bình đẳng giới.

B. Quyền học tập.

C. Quyền có việc làm.

D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Đáp án: D

Giải thích:

- Quyền bình đẳng giới.thuộc nhóm quyền dân sự của công dân Việt Nam.

- Quyền học tập thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội.

- Quyền có việc làm thuộc nhóm quyền về kinh tế.

- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thuộc nhóm quyền chính trị.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Người dân trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện quyền cơ bản nào?

A. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực của nhà nước.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

C. Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật.

D. Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở…

Đáp án: A

Giải thích: Người dân trong bức hình trên đang thực hiện bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh => họ đang thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực của nhà nước.

Câu 2. Người dân trong bức ảnh sau đang thực hiện nghĩa vụ cơ bản nào?

A. Nghĩa vụ quân sự.

B. Học tập.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Nộp thuế.

Đáp án: A

Giải thích: Người dân trong bức ảnh sau đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Câu 3. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vi phạm pháp luật?

Trường hợp 1. Tàng trữ và buôn bán ma túy.

Trường hợp 2. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp 3. Trốn thuế.

A. Trường họp 1, 2.

B. Trường hợp 2, 3.

C. Trường hợp 1, 3.

D. Cả 3 trường hợp.

Đáp án: D

Giải thích:

- Trường hợp 1 đã vi phạm pháp luật, vì: ma túy là chất gây nghiện, bị cấm sử dụng, buôn bán, tàng trữ (pháp luật Việt Nam quy định: công dân có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật  không cấm).

- Trường hợp 2 đã vi phạm pháp luật vì: nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam.

- Trường hợp 3 đã vi pháp pháp luật, vì nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Nghi ngờ ông Q ăn trộm xe đạp nhà mình nên ông T có ý định: rình lúc ông Q đi vắng để lẻn vào nhà kiểm tra, lấy bằng chứng. Biết được điều đó, vợ ông T đã ngăn cản ông, nhưng ông T vẫn cố tình thực hiện kế hoạch trên mà không cho vợ biết.

Trong tình huống này, ai là người không vi phạm pháp luật?

A. Vợ ông T.

B. Ông T.

C. Ông T và vợ ông T.

D. Ông Q và vợ ông T.

Đáp án: D

Giải thích:

Ông Q và vợ ông T không vi phạm pháp luật, vì:

+ Không có bằng chứng chứng minh ông Q là người ăn trộm xe đạp của nhà ông T

+ Vợ ông T không thực hiện hành vi xâm nhập trái phép vào nhà ông Q; mặt khác vợ ông T khi biết ý định của ông T đã ra sức ngăn cản ông T không thực hiện hành vi sai trái.

Câu 2: Trong giò ra chơi, bạn N nhặt được quyển sổ lưu bút của một bạn nào đó đánh rơi. N rất tò mò nên đã mở ra xem trong đó viết gì. Việc làm của N đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

C. Quyền tự do đi lại và cư trú.

D. Quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín, điện thoại

Đáp án: D

Giải thích: Việc làm của N đã vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín, điện thoại.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Lý thuyết Bài 2: Yêu thương con người

Lý thuyết Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Lý thuyết Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Lý thuyết Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

1 1,003 11/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: