Lý thuyết GDCD 6 Bài 12 (Chân trời sáng tạo): Thực hiện quyền trẻ em

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.

1 582 lượt xem


A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

1. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

- Tích cực chủ động thực hiện các quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ phát triển bản thân một cách toàn diện.

- Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và lên án, phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em

a. Trách nhiệm của gia đình

- Tiến hành khai sinh cho trẻ.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em 

- Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

- Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động trường, xã hội.

- Tạo điều kiện cho trẻ học tập.

- Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, giải trí.

- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng khiếu.

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho trẻ, tránh khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán.

b. Trách nhiệm của nhà trường

- Đảm bảo quyền học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu…của trẻ.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm, danh dự cho trẻ, bí mật về đời sống riêng tư cho trẻ.

- Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

c. Trách nhiệm của xã hội

- Đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng và thực hiện quyền trẻ em.

- Xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, các chính sách… về quyền trẻ em.

- Cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

- Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

B. Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 12 (có đáp án): Thực hiện quyền trẻ em - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Thực hiện các quyền trẻ em là trách nhiệm của

A. nhà trường và xã hội.

B. gia đình và xã hội.

C. trẻ em và gia đình.

D. mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.

Đáp án: B

Giải thích: Thực hiện các quyền trẻ em là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.

Câu 2: Nhà trường có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

A. Đưa ra các chế tài xử lí đối với các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

B. Ban hành các chính sách, điều luật để bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

C. Chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng trẻ em thành công dân có ích cho đất nước.

D. Chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

Đáp án: C

Giải thích: Trong việc thực hiện quyền trẻ em, nhà trường có trách nhiệm: tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em; chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng trẻ em thành công dân có ích cho đất nước.

Câu 3: Gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

A. Đưa ra các chế tài xử lí đối với các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

B. Ban hành các chính sách, điều luật để bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

C. Chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng trẻ em thành công dân có ích cho đất nước.

D. Chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

Đáp án: D

Giải thích: Trong việc thực hiện quyền trẻ em, gia đình có trách nhiệm: bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.

B. Cung cấp dịch vụ an toàn.

C. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.

D. Xử lí các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Đáp án: A

Giải thích: Hành động: tiến hành khai sinh cho trẻ thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Tiến hành khai sinh cho trẻ em.

B. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

C. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

Đáp án: D

Giải thích: Hành động: Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em đã thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Hành động nào sau đây là việc làm thực hiện đúng quyền trẻ em?

A. Bắt trẻ em lao động, kiếm tiền nuôi gia đình.

B. Bắt trẻ em đi ăn xin để bóc lột, lấy tiền.

C. Tiêm Vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em.

D. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.

Đáp án: C

Giải thích: - Tiêm Vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em việc hành động thực hiện đúng quyền trẻ em.

Câu 2: Đâu là việc làm thể hiện gia đình đã thực hiện quyền trẻ em?

A. Xã X tổ chức tiêm phòng vacxin cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi.

B. Anh P bắt bé V (con anh P) nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

C. Anh K đăng kí cho bé H tham gia lớp học đàn (theo ý muốn của bé).

D. Trường B tổ chức giao lưu, chia sẻ về cách phòng chống bạo lực học đường.

Đáp án: C

Giải thích: Việc anh K đăng kí cho bé H tham gia lớp học đàn (theo ý muốn của bé) đã đúng trách nhiệm của gia đình trong thực hiện quyền trẻ em.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây không thực hiện đúng quyền trẻ em?

A. Lợi dụng trẻ em để buôn bán, vận chuyển ma túy.

B. Cô C đưa con tới trạm y tế xã để tiềm phòng vắc-xin.

C. Nhà nước xử lí nghiêm minh hành vi bạo hành trẻ em.

D. Khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi.

Đáp án: A

Giải thích: Hành động lợi dụng trẻ em để buôn bán, vận chuyển ma túy đã vi phạm quyền trẻ em.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây, vi phạm quyền trẻ em?

A. Bạn T phát biểu ý kiến xây dựng lớp trong giờ sinh hoạt.

B. Bố mẹ vẫn khuyến khích P đi học dù bạn bị khuyết tật.

C. Dù K là con nuôi, nhưng bố mẹ vẫn đối xử công bằng, yêu thương K.

D. Bà X bóc lột sức lao động của trẻ em; lợi dụng trẻ em để vận chuyển ma túy.

Đáp án: D

Giải thích: Hành động bóc lột sức lao động của trẻ em; lợi dụng trẻ em để vận chuyển ma túy của bà X đã vi phạm quyền trẻ em.

Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Bạn A (13 tuổi) là một cô bé xinh xắn, có năng khiếu ca hát. Vì vậy, A thường được thầy cô và bạn bè cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của huyện. Tuy nhiên, bố mẹ của A không cho phép bạn tham gia những hoạt động văn nghệ đó vì cho rằng tham gia nhiều hoạt động như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Theo em, trong tình huống trên, những ai đã vi phạm quyền của trẻ em? Vì sao?

A. Bố mẹ A, vì đã ngăn cấm A tham gia các hoạt động văn nghệ.

B. Bạn A, vì A không nghe lời bố mẹ làm ảnh hưởng kết quả học tập.

C. Cô giáo, vì cô cử A tham gia các hoạt động khi bố mẹ A không đồng ý.

D. Các bạn cùng lớp với A, vì các bạn cử A tham gia các hoạt động văn nghệ.

Đáp án: A

Giải thích: Trong trường hợp trên, bố mẹ A đã vi phạm quyền trẻ em, vì bố mẹ ngăn cấm A tham gia các hoạt động văn nghệ.

Câu 2: L mồ côi bố mẹ nên phải sống chung với cậu mợ, học hết lớp 5, cậu mợ không cho L đến lớp nữa, bắt L ở nhà phụ giúp công việc nhà và hầu hết thời gian rảnh L đều phải làm việc không được vui chơi như các bạn cùng tuổi. Biết chuyện, cán bộ của xã đã đến động viên, khuyên nhủ cậu mợ cho L đi học và được vui chơi với bạn bè.

Theo em, trong trường hợp trên, những ai đã vi phạm quyền của trẻ em?

A. Bạn L.

B. Cậu mợ của L.

C. Cán bộ xã.

D. Cán bộ xã và bạn L.

Đáp án: B

Giải thích: Trong trường hợp trên, cậu mợ của L đã vi phạm quyền trẻ em vì cậu mợ đã bắt L phải nghỉ học để làm việc; ngăn cấm, không cho L vui chơi với các bạn.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

Lý thuyết Bài 8: Tiết kiệm

Lý thuyết Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân

Lý thuyết Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

1 582 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: