Lý thuyết GDCD 6 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tiết kiệm

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 8: Tiết kiệm ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.

1 882 11/03/2023


A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

1. Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm

- Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
- Tiết kiệm biểu hiện ở việc:
+ Chi tiêu hợp lí;
+ Tắt các thiết bị điện và khoá vòi nước khi không sử dụng;

Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học;

Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

+ Sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản,...);
+ Bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công...

2. Ý nghĩa của tiết kiệm

- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác.
- Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

3. Cách rèn luyện tính tiết kiệm

Để rèn luyện tính tiết kiệm, chúng ta cần:
+ Tắt thiết bị điện khi không cần thiết.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

+ Sử dụng hợp lí nước sạch, tiền bạc,..

Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học, hiệu quả.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

+ Bảo quản đồ dùng học tập, lao động…

B. Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 8 (có đáp án): Tiết kiệm - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?

A. Bạn T luôn luôn đi học đúng giờ.

B. Bạn B xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước.

C. Bạn A luôn giữ gìn đồng phục sạch, đẹp.

D. Bạn H tắt các thiết bị điện khi ra ngoài.

Đáp án: B

Giải thích: - Hành động xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước của B thể hiện bạn chưa biết cách tiết kiệm nước.

Câu 2: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa.

B. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.

C. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần.

D. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.

Đáp án: D

Giải thích: Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác. Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc tiết kiệm?

A. Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.

B. Tiết kiệm là một nét đẹp trong hành vi của con người.

C. Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bản thân

D. Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân.

Đáp án: C

Giải thích:

- Ý nghĩa của vuệc tiết kiệm:

+ Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.

+ Tiết kiệm là một nét đẹp trong hành vi của con người.

+ Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 4: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?

A. Học thầy không tày học bạn.

B. Có công mài sắt có ngày nên kim.

C. Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Đáp án: C

Giải thích: - “Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện” là câu tục ngữ nói về tiết kiệm.

Câu 5: Câu tục ngữ dưới đây nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?

A. Miệng ăn núi lở.

B. Vắt cổ chày ra nước.

C. Vung tay quá trán.

D. Năng nhặt chặt bị.

Đáp án: B

Giải thích: Câu tục ngữ “Vắt cổ chày ra nước” phản ánh sự châm biếm những người keo kiệt, bủn xỉn.

Câu 6: Câu tục ngữ dưới đây nào nói về sự hoang phí?

A. Kiến tha lâu đầy tổ.

B. Vắt cổ chày ra nước.

C. Vung tay quá trán.

D. Năng nhặt chặt bị.

Đáp án: C

Giải thích: Câu tục ngữ “vung tay quá trán” ví việc chi tiêu quá mức, quá khả năng của mình một cách không suy nghĩ.

Câu hỏi vận dụng

Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tiết kiệm?

A. Tiết kiệm không mang lại giá trị gì cho cuộc sống.

B. Sống tiết kiệm là lối sống tốt đẹp của con người.

C. Chỉ những người nghèo mới phải sống tiết kiệm.

D. Người tiết kiệm là người sống keo kiệt.

Đáp án: B

Giải thích: Sống tiết kiệm là lối sống tốt đẹp của con người là nhận định chính xác.

Câu 8: Từ hôm mẹ mua chiếc điện thoại để tiện liên lạc, H không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ lên lớp, H lại mở điện thoại lướt web, lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử nên đã sao nhãng chuyện học hành. Nếu là bạn của H em sẽ khuyên bạn điều gì?

A. Nên dành thời gian nhiều cho cho học tập, phụ giúp bố mẹ. 

B. Đồng ý với bạn, nên dành thời gian làm những điều mình thích.

C. Không chơi với H nữa vì H ham chơi, chẳng chịu học hành gì cả.

D. Nhờ H dạy cho mình những trò chơi điện tử mới.

Đáp án: A

Giải thích: Nếu là bạn của H em sẽ khuyên bạn nên dành thời gian nhiều cho cho học tập, phụ giúp bố mẹ. 

Câu 9: Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Nếu là V em sẽ làm gì?

A. Xin bố mẹ tiền để tổ chức ở nhà hàng cho sang trọng.

B. Tổ chức sinh nhật tại nhà đơn giản tiết kiệm đầm ấm, vui vẻ.

C. Không chơi với nhóm bạn đó nữa các bạn không nghĩ đến hoàn cảnh nhà mình.

D. Đòi bố mẹ tổ chức sinh nhật hoành tráng vì mỗi năm sinh nhật có một lần.

Đáp án: B

Giải thích: Nếu là V, em sẽ không tổ chức sinh nhật tại nhà hàng, mà sẽ tổ chức sinh nhật tại nhà cho đơn giản tiết kiệm lại đầm ấm, vui vẻ.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Lý thuyết Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân

Lý thuyết Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Lý thuyết Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

1 882 11/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: