Lý thuyết GDCD 6 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Siêng năng, kiên trì

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.

1 632 11/03/2023


          A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì

1. Thế nào là siêng năng kiên trì?

- Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.

- Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.

2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì

- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập:
+ Đi học đều (chuyên cần).
+ Chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu để đạt mục tiêu học tập.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì

- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong lao động:

+ Chăm chỉ làm việc không ngại khó.

+ Làm việc thường xuyên, liên tục.

+ Kiên trì lao động dù gặp khó khăn cũng không nản chí.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì

- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong cuộc sống:
+ Luôn trau dồi kiến thức hằng ngày.
+ Quyết tâm phấn đấu đạt mục đích cuộc sống.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì

3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

- Siêng năng, kiên trì giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và hướng đến thành công.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì

- Để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì, em cần học tập chuyên cần, chăm chỉ rèn luyện kĩ năng sống, không ngừng hoàn thiện hành vi, thái độ và sự ứng xử trước những khó khăn và thách thức.

B. Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 2 (có đáp án): Yêu thương con người - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Siêng năng là

A. tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó của con người.

B. quyết tâm giữ ý chí và thực hiện mục tiêu đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại.

C. cảm thông, chia sẻ với những đau thương, mất mát của người khác.

D. từ bỏ mục tiêu đã đề ra kgi gặp phải thách thức, khó khăn.

Đáp án: A

Giải thích: Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó của con người (SGK trang 14).

Câu 2: Kiên trì là

A. tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó của con người.

B. quyết tâm giữ ý chí và thực hiện mục tiêu đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại.

C. cảm thông, chia sẻ với những đau thương, mất mát của người khác.

D. từ bỏ mục tiêu đã đề ra kgi gặp phải thách thức, khó khăn.

Đáp án: B

Giải thích: Kiên trì là làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn trở ngại (SGK trang 14).

Câu 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì là gì?

A. Đi học đều, chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu học tập

B. Chăm chỉ làm việc, không ngại khó khăn, không nản chí.

C. Làm việc một cách thường xuyên, liên tục.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: - Biểu hiện của siêng năng, kiên trì là đi học đều, chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập, chăm chỉ làm việc, không ngại khó khăn, không nản chí, làm việc một cách thường xuyên, liên tục.

Câu 4: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người

A. tiết kiệm được nhiều tiền.

B. vượt qua mọi khó khăn và hướng đến thành công.

C. tăng uy tín với mọi người xung quanh.

D. giữ vững niềm tin vào cuộc sống.

Đáp án: B

Giải thích: Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì là giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống (SGK trang 14).

Câu hỏi thông hiểu

Câu 5: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về siêng năng, kiên trì của con người?

A. Có chí thì nên.

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Đáp án: A

Giải thích: Câu tục ngữ nói về ý chí kiên trì, nhẫn nại, kiên nhẫn và cẩn thận của con người. kiên trì, nhẫn nại, kiên nhẫn và cẩn thận. Những đức tính ấy sẽ giúp con người làm việc tỉ mị, thận trọng và có những kết quả tốt trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Câu 6: Câu tục ngữ: “Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững” nói về đức tính tốt đẹp nào dưới đây?

A. Kiên trì.

B. Yêu thương con người.

C. Tinh thần trượng nghĩa.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: A

Giải thích: Câu tục ngữ: “Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững” nói về đức tính kiên trì.

Câu 7: Đâu là biểu hiện của siêng năng, kiên trì?

A. Chia sẻ khó khăn với người khác.

B. Chăm chỉ học hành.

C. Hiếu thảo với bố mẹ, ông bà.

D. Chi tiêu hợp lí, đúng mục đích.

Đáp án: B

Giải thích: - Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là chăm chỉ học hành.

Câu 8: Để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì, em cần

A. đi học đều, chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu học tập.

B. giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

C. chép bài của bạn trong giờ kiểm tra để đạt điểm cao.

D. dùng tiền tiết kiệm để mua thật nhiều sách tham khảo.

Đáp án: A

Giải thích: Để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì, em cần đi học đều, chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu học tập.

Câu hỏi vận dụng

Câu 9: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trời mùa đông lạnh giá, hôm nay còn mưa rả rích cả ngày khiến thời tiết càng thêm rét buốt. Đã đến giờ đi học mà M vẫn còn cuộn tròn trong chăn ấm. Mẹ vào phòng gọi M dậy đi học, nhưng M vờ bị ốm để xin được ở nhà. Hành động của M thể hiện điều gì?

A. M rất yêu thương mẹ.

B. M thiếu tính kiên trì, siêng năng.

C. M siêng năng, chăm chỉ học tập.

D. M rất thông minh.

Đáp án: B

Giải thích: Hành động vờ bị ốm để mẹ xin phép cô giáo chủ nhiệm cho M được ở nhà đã cho thấy M thiếu tính kiên trì, siêng năng trong học tập.

Câu 10: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Đêm khuya, trời rất lạnh, K còn bài tập chưa làm xong. Sau một hồi phân vân, K quyết định đi ngủ, không hoàn thành bài tập. Hành động của K thể hiện điều gì?

A. K rất siêng năng, chăm chỉ.

B. K rất kiên trì.

C. K rất nghị lực.

D. K thiếu tính siêng năng, kiên trì.

Đáp án: D

Giải thích: Vì lí do trời lạnh nên K đã đi ngủ, không hoàn thành bài tập => thể hiện K thiếu tính siêng năng, kiên trì.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Tôn trọng sự thật

Lý thuyết Bài 5: Tự lập

Lý thuyết Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Lý thuyết Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

Lý thuyết Bài 8: Tiết kiệm

1 632 11/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: