Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Hàm số bậc hai có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Hàm số bậc hai có đáp án

Dạng 8: Xác định giá trị của m để hàm số bậc hai đạt giá trị nhỏ nhất, lớn nhất tại một số cho trước có đáp án

  • 1280 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024
Cho hàm số y = 2x2 + x + m. Hãy xác định giá trị của m để hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng 5.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Xét hàm số y = 2x2 + x + m có:

\(\frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{{ - 1}}{{2.2}} = \frac{{ - 1}}{4}\)

\(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - ({b^2} - 4ac)}}{{4a}} = \frac{{ - ({1^2} - 4.2.m)}}{{4.2}} = \frac{{ - 1 + 8m}}{8} = \frac{{ - 1}}{8} + m\)

Ta có, a = 2 > 0 nên hàm số đạt giá trị nhỏ nhất là \( - \frac{1}{8} + m\) tại \(x = - \frac{1}{4}\)

Để hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng 5 khi và chỉ khi \( - \frac{1}{8} + m = 5 \Leftrightarrow m = \frac{{41}}{8}\)

Vậy \(m = \frac{{41}}{8}\) thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 2:

17/07/2024
Cho hàm số y = –x2 + 5x + m. Hãy xác định giá trị của m để hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 12.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Xét hàm số y = –x2 + 5x + m có:

\(\frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{{ - 5}}{{2.\left( { - 1} \right)}} = \frac{5}{2}\)

\(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - ({b^2} - 4ac)}}{{4a}} = \frac{{ - ({5^2} - 4.( - 1).m)}}{{4.( - 1)}} = \frac{{ - 25 - 4m}}{{ - 4}} = \frac{{25}}{4} + m\)

Ta có, a = –1 < 0 nên hàm số đạt giá trị lớn nhất là \(\frac{{25}}{4} + m\) tại \(x = \frac{5}{2}\).

Để hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 12 khi và chỉ khi \(\frac{{25}}{4} + m = 12 \Leftrightarrow m = \frac{{23}}{4}\)

Vậy \(m = \frac{{23}}{4}\) thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 3:

17/07/2024
Cho hàm số y = x2 – 3x + m. Giá trị của m để hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng 12 là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A.

Xét hàm số y = x2 – 3x + m có:

\(\frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{{ - ( - 3)}}{{2.1}} = \frac{3}{2}\)

\(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - ({b^2} - 4ac)}}{{4a}} = \frac{{ - ({{( - 3)}^2} - 4.1.m)}}{{4.1}} = \frac{{ - 9 + 4m}}{4} = \frac{{ - 9}}{4} + m\)

 Ta có, a = 1 > 0 nên hàm số đạt giá trị nhỏ nhất là \(\frac{{ - 9}}{4} + m\) tại \(x = \frac{3}{2}\)

Để hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng 12 khi và chỉ khi \(\frac{{ - 9}}{4} + m = 12 \Leftrightarrow m = \frac{{57}}{4}\)

Vậy \(m = \frac{{57}}{4}\) thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 4:

22/07/2024
Cho hàm số y = –x2 + 6x – m. Giá trị của m để hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 6 là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A.

Xét hàm số y = –x2 + 6x – m có:

\(\frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{{ - 6}}{{2.( - 1)}} = 3\)

\(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - ({b^2} - 4ac)}}{{4a}} = \frac{{ - ({6^2} - 4.( - 1).\left( { - m} \right))}}{{4.( - 1)}} = \frac{{ - 36 + 4m}}{{ - 4}} = 9 - m\)

 Ta có, a = –1 < 0 nên hàm số đạt giá trị lớn nhất là 9 – m tại \(x = \frac{3}{2}\)

Để hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 6 khi và chỉ khi 9 – m = 6 hay m = 3.

Vậy m = –3 thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 5:

17/07/2024
Cho hàm số y = –2x2 + 4x – 3m. Giá trị của m để hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 10 là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B.

Xét hàm số y = –2x2 + 4x – 3m có:

\(\frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{{ - 4}}{{2.( - 2)}} = 1\)

\(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - ({b^2} - 4ac)}}{{4a}} = \frac{{ - ({4^2} - 4.( - 2).( - 3m))}}{{4.( - 2)}} = \frac{{ - 16 + 24m}}{{ - 8}} = 2 - 3m\)

 Ta có, a = –2 < 0 nên hàm số đạt giá trị lớn nhất là 2 – 3m tại x = 1

Để hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 10 khi và chỉ khi 2 – 3m = 10 hay m = –\(\frac{8}{3}\)

Vậy m = –\(\frac{8}{3}\) thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 6:

22/07/2024
Cho hàm số y = 4x2 – x + 2m. Hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng 1 khi m là
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A.

Xét hàm số y = 4x2 – x + 2m có:

\(\frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{{ - ( - 1)}}{{2.4}} = \frac{1}{8}\)

\(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - ({b^2} - 4ac)}}{{4a}} = \frac{{ - ({{( - 1)}^2} - 4.4.2m)}}{{4.4}} = \frac{{ - 1 + 32m}}{{16}} = \frac{{ - 1}}{{16}} + 2m\)

 Ta có, a = 4 > 0 nên hàm số đạt giá trị nhỏ nhất là \(\frac{{ - 1}}{{16}} + 2m\) tại \(x = \frac{1}{8}\).

Để hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng 1 khi và chỉ khi \(\frac{{ - 1}}{{16}} + 2m = 1 \Leftrightarrow m = \frac{{17}}{{32}}\)

Vậy \(m = \frac{{17}}{{32}}\) thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Mà \(\frac{{17}}{{32}}\) là một số hữu tỉ dương nên đáp án A đúng.


Câu 7:

17/07/2024
Giá trị lớn nhất của hàm số y = –x2 – 5x + 10m là 5 khi:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D.

Xét hàm số y = –x2 – 5x + 10m có:

\(\frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{{ - ( - 5)}}{{2.( - 1)}} = \frac{{ - 5}}{2}\)

\(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - ({b^2} - 4ac)}}{{4a}} = \frac{{ - ({{( - 5)}^2} - 4.( - 1).10m)}}{{4.( - 1)}} = \frac{{ - 25 - 40m}}{{ - 4}} = \frac{{25}}{4} + 10m\)

 Ta có, a = –1 < 0 nên hàm số đạt giá trị lớn nhất là \(\frac{{25}}{4} + 10m\) tại \(x = \frac{{ - 5}}{2}\)

Để hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 5 khi và chỉ khi \(\frac{{25}}{4} + 10m = 5 \Leftrightarrow m = - \frac{1}{8}\)

Vậy \(m = - \frac{1}{8}\) thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 8:

21/07/2024
Giá trị nhỏ nhất của hàm số y = x2 – mx + 10 là 2 khi:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C.

Xét hàm số y = x2 – mx + 10 có:

\(\frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{{ - ( - m)}}{{2.1}} = \frac{m}{2}\)

\(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - ({b^2} - 4ac)}}{{4a}} = \frac{{ - ({{( - m)}^2} - 4.1.10)}}{{4.1}} = \frac{{ - {m^2} + 40}}{4} = \frac{{ - {m^2}}}{4} + 10\)

 Ta có, a = 1 > 0 nên hàm số đạt giá trị nhỏ nhất là \(\frac{{ - {m^2}}}{4} + 10\) tại \(x = \frac{m}{2}\)

Để hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng 2 khi và chỉ khi

\(\frac{{ - {m^2}}}{4} + 10 = 2 \Leftrightarrow \frac{{ - {m^2}}}{4} = - 8 \Leftrightarrow {m^2} = 32 \Leftrightarrow m = \pm 4\sqrt 2 \)

Vậy \(m = \pm 4\sqrt 2 \) thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 9:

17/07/2024
Giá trị lớn nhất của hàm số y = –x2 – 2mx + 5 là 10 khi:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C.

Xét hàm số y = –x2 – 2mx + 5 có:

\(\frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{{ - ( - 2m)}}{{2.( - 1)}} = - m\)

\(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - ({b^2} - 4ac)}}{{4a}} = \frac{{ - ({{( - 2m)}^2} - 4.( - 1).5)}}{{4.( - 1)}} = \frac{{ - 4{m^2} - 20}}{{ - 4}} = {m^2} + 5\)

 Ta có, a = –1 < 0 nên hàm số đạt giá trị lớn nhất là \({m^2} + 5\) tại \(x = - m\)

Để hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 10 khi và chỉ khi

\({m^2} + 5 = 10 \Leftrightarrow {m^2} = 5 \Leftrightarrow m = \pm \sqrt 5 \)

Vậy \(m = \pm \sqrt 5 \) thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 10:

18/07/2024
Giá trị lớn nhất của hàm số y = x2 – mx + m là 1 khi:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D.

Xét hàm số y = x2 – mx + m có: a = 1 > 0 nên hàm số không tồn tại giá trị lớn nhất.

Vậy không tồn tại m thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 11:

19/07/2024

Giá trị nhỏ nhất của hàm số y = –x2 – 2mx + 3 là 2022 khi m = ?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A.

Xét hàm số y = –x2 – 2mx + 3 có: a = –1 < 0 nên hàm số không tồn tại giá trị nhỏ nhất.

Vậy không tồn tại m thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 12:

17/07/2024

Với giá trị nào của m thì giá trị lớn nhất của hàm số y = –x2 – 2x + 3 bằng giá trị nhỏ nhất của hàm số y = x2 – 5m + 2 ?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B.

Xét hàm số y = –x2 – 2x + 3 có:

\(\frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{{ - ( - 2)}}{{2.( - 1)}} = - 1\)

\(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - ({b^2} - 4ac)}}{{4a}} = \frac{{ - ({{( - 2)}^2} - 4.( - 1).3)}}{{4.( - 1)}} = \frac{{ - 16}}{{ - 4}} = 4\)

Ta có: a = –1< 0 nên hàm số đạt giá trị lớn nhất là 4 tại x = –1.

Xét hàm số y = x2 – 5m + 2 có:

\(\frac{{ - b}}{{2a}} = \frac{{ - ( - 5m)}}{{2.1}} = \frac{{5m}}{2}\)

\(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = \frac{{ - ({b^2} - 4ac)}}{{4a}} = \frac{{ - ({{( - 5m)}^2} - 4.1.2)}}{{4.1}} = \frac{{ - 25{m^2} + 8}}{4} = \frac{{ - 25{m^2}}}{4} + 2\)

Ta có: a = 1 > 0 nên hàm số đạt giá trị nhỏ nhất. Để giá trị lớn nhất của hàm số y = –x2 – 2x + 3 bằng giá trị nhỏ nhất của hàm số y = x2 – 5m + 2 thì:

\(\frac{{ - 25{m^2}}}{4} + 2 = 4 \Leftrightarrow \frac{{ - 25{m^2}}}{4} = 2 \Leftrightarrow {m^2} = - \frac{8}{{25}}\) (vô lí do m2 ≥ 0 với mọi số thực m).

Vậy không tồn tại giá trị m thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương