Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)

Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)

Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 9)

  • 3434 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

16/07/2024
Từ năm 1952 đến năm 1973, khoa học - kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
Xem đáp án

Từ năm 1952 đến năm 1973, khoa học kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng. (SGK Lịch sử 12, trang 54)

Chọn đáp án A


Câu 2:

20/07/2024
Từ năm 1973 đến năm 1991 sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ những giai đoạn suy thoái ngắn là do
Xem đáp án

Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 trở đi, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn.

Chọn đáp án A


Câu 3:

28/11/2024

Nhân tố hàng đầu dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952-1973 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Nhân tố hàng đầu dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952-1973 là con người được coi là vốn quý nhất, là chìa khóa của sự phát triển.

Con người Nhật có tính cần cù, sáng tạo, tay nghề. - Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước. - Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm năng và sức cạnh tranh cao. - Biết áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

→ B đúng.A,C,D sai.

*  NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973.

1. Kinh tế.

a. Sự phát triển của nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật Nhật Bản.

* Kinh tế:

- Từ năm 1952 – 1960, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.

- Từ 1960 – 1973, đây được coi là giai đoạn phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:

+ 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10.8%/ năm; từ 1970 – 1973, GDP tăng bình quân 7.8%/năm.

+ Năm 1968, Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trong thế giới tư bản.

- Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới.

* Khoa học – kĩ thuật:

- Được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển.

- Đẩy nhanh sự phát triển của khoa học – kĩ thuật bằng cách mua bằng phát minh sáng chế.

- Khoa học – kĩ thuật – công nghệ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.

b. Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

1 - Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

2 - Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.

3 - Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao.

4 - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

5 - Chi phí quốc phòng thấp (dưới 1%) nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.

6 - Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…).

c. Khó khăn, thách thức của nền kinh tế Nhật Bản.

1 - Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.

2 - Cơ cấu kinh tế mất cân đối (giữa các vùng kinh tế, các ngành sản xuất,...).

3 - Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…

2. Chính trị

a. Đối nội:

- Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, tiếp tục duy trì và phát triển nền dân chủ tư sản.

- Dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Ikeda Hayato, Nhật Bản chủ trương xây dựng “nhà nước phúc lợi chung”.

b. Đối ngoại.

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ (Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật được kéo dài vĩnh viễn).

- Bước đầu đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.

+ 1956, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.

+ 1956, Nhật Bản ra nhập Liên Hợp quốc.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản


Câu 4:

21/07/2024
Nhận định nào sau đây đúng nhất khi nói về sự phát triển kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1960-1973?
Xem đáp án

Từ năm 1960 đến năm 1973 thường được gọi là giai đoạn phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản.

Chọn đáp án D


Câu 5:

16/07/2024
Ý nào sau đây không phảilà nguyên tắc cơ bản được xác định trong Hiệp ước Bali (2/1976)?
Xem đáp án

Hiệp ước Bali (2-1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.

- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Chọn đáp án A


Câu 6:

22/07/2024
Nguyên nhân nào quyết định nhất đưa nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ II?
Xem đáp án

Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây chính là nguyên nhân chính giúp kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Chọn đáp án A


Câu 7:

21/07/2024
Sự kiện nào dưới đây là mốc đánh dấu chấm dứt cuộc “Chiến tranh lạnh”?
Xem đáp án

Tháng 12-1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo Buso và Goocbachop đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

Chọn đáp án C


Câu 8:

16/07/2024
Chính sách cơ bản nhất giúp Ấn Độ tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Xem đáp án

Nhờ thực hiện “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực, từ năm 1995 là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới.

Chọn đáp án C


Câu 9:

20/07/2024
Từ sự phát triển khoa học- kĩ thuật hiện đại, Việt Nam cần làm gì để đáp ứng thời đại văn minh trí tuệ?
Xem đáp án

Từ sự phát triển khoa học- kĩ thuật hiện đại, Việt Nam cần đào tạo nguồn nhân lực kĩ thuật cao làm gì để đáp ứng thời đại văn minh trí tuệ

Chọn đáp án D


Câu 10:

22/07/2024
Điểm tương đồng trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô (từ 1985) và đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986) là đều
Xem đáp án

Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới ở Việt Nam là:nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội.

Chọn đáp án A


Câu 11:

18/07/2024
nguyên nhân chủ yếu nào khiến Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”?
Xem đáp án

Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả Liên Xô và Mĩ quá tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. Do đó hai cường quốc đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình. Đồng thời cũng do tác động từ sự vươn lên ngày càng mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.

Chọn đáp án C


Câu 12:

16/07/2024
Nội dung nào dưới đây không phảilà nguyên nhân Xô - Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh?
Xem đáp án

Hai cường quốc Xô – Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế “đối đầu” để ổn định địa vị của mình

Chọn đáp án A


Câu 13:

16/07/2024
Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là
Xem đáp án

Hiến chương của Liên Hợp Quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là: duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.

Chọn đáp án C


Câu 14:

22/07/2024
Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Xem đáp án

Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sư khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đong Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Chọn đáp án C


Câu 15:

16/07/2024

Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không thể tách rời nhau là đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng nào?

Xem đáp án

Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất. Khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau là đặc điểm của cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần thứ hai.

Chọn đáp án D


Câu 16:

22/07/2024
Một trong những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản và kinh tế các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Xem đáp án

Một trong những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản và kinh tế các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là nhà nước quản lí có hiệu quả

Chọn đáp án B


Câu 17:

16/07/2024
Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Mĩ - Xô chuyển từ
Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, từ liên minh chống phát xít, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.

Chọn đáp án C


Câu 18:

11/12/2024

Đâu không phảilà điểm chung trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN và Liên hợp quốc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình,không phải là điểm chung trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN và Liên hợp quốc.

+ Liên Hợp Quốc (LHQ):

Một trong các mục tiêu chính của LHQ là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thông qua các hoạt động như gìn giữ hòa bình, giải quyết xung đột và can thiệp khi cần thiết.

Đây là trách nhiệm toàn cầu của LHQ, thể hiện rõ trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.

+ ASEAN:

Mặc dù ASEAN cũng hướng đến hòa bình, ổn định khu vực, nhưng không có vai trò toàn cầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế như LHQ.

ASEAN tập trung vào hợp tác khu vực, tôn trọng chủ quyền quốc gia và không can thiệp nội bộ.

→ ASEAN không có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế như Liên Hợp Quốc, đây chính là điểm khác biệt giữa hai tổ chức.

→  B đúng.A,C,D sai.

* Mở rộng:

I:Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

a. Bối cảnh ra đời.

- Thứ nhất: sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước bào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn => xuất hiện nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

-Thứ hai: Đông Nam Á là khu vực địa chính trị quan trọng, các cường quốc (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô,...) luôn tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực này => Các nước Đông Nam Á cần thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế các ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.

- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới; thành công của khối thị trường chung châu Âu (EEC).

⇒ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước thành viên: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xin-ga-po và Phi-lip-pin.

b. Mục tiêu hoạt động.

- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình, ỏn định khu vực.

c. Quá trình phát triển.

* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

* Giai đoạn 1976 – 1991:

- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lính vực kinh tế và chính trị.

- 1884, Bru-nây tham gia ASEAN.

* Giai đoạn 1991 – nay:

- Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. Đến năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đã đứng chung trong một tổ chức.

- Sự kiên kết, hợp tác giữa các nước được tăng cường.

- 2007, Hiến chương ASEAN được kí kết.

- Tháng 12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, Cộng đồng ASEAN được thành lập.

II:SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC

1. Sự thành lập:

- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc → nhân dân thế giới có nguyện vọng chung sống, giữ gìn hòa bình.

- Tại Hội nghị Ianta, các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất thành lập 1 tổ chức quốc tế mang tên Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.

- Hội nghị Xan Phranxico (tháng 4 đến tháng 6/1945) đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

2. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động.

a. Mục tiêu:

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

- Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

b. Nguyên tắc hoạt động: Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc sau:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).

3. Cơ cấu tổ chức:

Gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng Quản thác, tòa án quốc tế và Ban thư kí.

4. Vai trò:

- Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực.

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế,....

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

 

 

 


Câu 19:

18/07/2024
Nội dung nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Xem đáp án

Sau năm 1991, tình hình thế giới có những thay đổi nhất định, trong đó: trật tự “hai cực” đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.

Chọn đáp án A


Câu 20:

11/09/2024

Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là các tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều

- Các đáp án còn lại là yếu tố chủ quan.

→ B đúng.A,C,D sai.

 * Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

a. Bối cảnh ra đời.

- Thứ nhất: sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước bào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn => xuất hiện nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

-Thứ hai: Đông Nam Á là khu vực địa chính trị quan trọng, các cường quốc (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô,...) luôn tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực này => Các nước Đông Nam Á cần thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế các ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.

- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới; thành công của khối thị trường chung châu Âu (EEC).

⇒ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước thành viên: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xin-ga-po và Phi-lip-pin.

b. Mục tiêu hoạt động.

- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình, ỏn định khu vực.

c. Quá trình phát triển.

* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

* Giai đoạn 1976 – 1991:

- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lính vực kinh tế và chính trị.

- 1884, Bru-nây tham gia ASEAN.

* Giai đoạn 1991 – nay:

- Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. Đến năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đã đứng chung trong một tổ chức.

- Sự kiên kết, hợp tác giữa các nước được tăng cường.

- 2007, Hiến chương ASEAN được kí kết.

- Tháng 12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, Cộng đồng ASEAN được thành lập.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

 

Câu 21:

16/07/2024
Nội dung nào không phảimục tiêu của Hội nghị cấp cao ASEAN ở Bali (2/1976)?
Xem đáp án

Xây dựng khu vực Đông Nam Á đối trọng với các tổ chức khác.

Chọn đáp án D


Câu 22:

16/07/2024
Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh lạnh là gì?
Xem đáp án

Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh lạnh là Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh

Chọn đáp án A


Câu 23:

20/07/2024
Nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Xem đáp án

Nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô

Chọn đáp án B


Câu 24:

16/07/2024
Việt Nam có thể rút ra bài học nào từ sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới, các nước phát triển, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trong đó có Mĩ đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất giúp tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Sau 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành những trung tâm kinh tế tài - chính lớn nhất thế giới. Chính vì thế, để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, lấy đó làm nhân tố nòng cốt tạo nên sự tăng trưởng nhanh về kinh tế.

Chọn đáp án B


Câu 25:

22/07/2024

Vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, thế giới xuất hiện các trung tâm kinh tế - tài chính là

Xem đáp án

Vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, thế giới xuất hiện các trung tâm kinh tế - tài chính làMĩ, Tây Âu, Nhật Bản

Chọn đáp ánA


Câu 26:

28/10/2024

Điểm khác nhau cơ bản về đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai so với lần thứ nhất là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Điểm khác nhau cơ bản về đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai so với lần thứ nhất là mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

*Tìm hiểu thêm: "Nguồn gốc và đặc điểm"

a. Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn mang tính toàn cầu, như: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,... ⇒ đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...

- Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.

b. Đặc điểm:

- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

- Khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất phát triển.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

 


Câu 27:

18/07/2024
Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, bài học lớn nhất Việt Nam phải quan tâm là
Xem đáp án

Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, bài học lớn nhất Việt Nam phải quan tâm là nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức.

Chọn đáp án B


Câu 28:

20/07/2024
Hội nghị Ianta (2-1945) được tổ chức tại
Xem đáp án

Hội nghị Ianta (2-1945) được tổ chức tại Ianta (Liên Xô)

Chọn đáp án D


Câu 29:

16/07/2024
Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông - Tây sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Xem đáp án

Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông - Tây sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Xô - Mĩ đã có những cuộc gặp gỡ, thương lượng về các vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.

Chọn đáp án A


Câu 30:

23/07/2024
Sự kiện khởi đầu cho tình trạng “Chiến tranh lạnh” sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Xem đáp án

Sự kiện khởi đầu cho tình trạng “Chiến tranh lạnh” sau Chiến tranh thế giới thứ hai là bản thông điệp của Tổng thống Truman trước Quốc hội Mĩ (3/1947)

Chọn đáp án A


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương