Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)

Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)

Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 12)

  • 3426 lượt thi

  • 26 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?

Xem đáp án

Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường Liên Xô và Mỹ

Chọn đáp án A


Câu 2:

23/07/2024

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Đồng minh nào vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16?

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân Anh vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16

Chọn đáp án A


Câu 3:

30/10/2024

Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) không thông qua quyết định nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Quyết định của Hội nghị Ianta: Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới; Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng; Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật và Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á

→ B đúng

- A sai vì các nhà lãnh đạo Đồng minh nhận thấy cần có một cơ chế quốc tế để ngăn chặn các cuộc xung đột tương lai và bảo đảm hợp tác giữa các quốc gia. Hội nghị Ianta đã đặt nền tảng cho Liên Hợp Quốc, nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới sau Thế chiến thứ hai, giúp giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua đối thoại và hợp tác.

- C sai vì các lãnh đạo Đồng minh cần đảm bảo sự kiểm soát quân sự và chính trị đối với các khu vực vừa được giải phóng sau chiến tranh. Việc này không chỉ nhằm ngăn chặn sự tái trỗi dậy của phát xít mà còn xác định quyền lợi và ảnh hưởng của từng cường quốc trong bối cảnh tái thiết châu Âu.

- D sai vì các lãnh đạo Đồng minh nhận thấy sự cần thiết phải kết thúc triệt để cuộc chiến để ngăn chặn các mối đe dọa trong tương lai. Việc này không chỉ giúp củng cố chiến thắng mà còn tạo điều kiện cho sự tái thiết hòa bình và ổn định ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh.

*) Nội dung hội nghị:

1 - Mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

2 - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

3 - Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

- Ở châu Âu:

+ Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liêm xô.

+ Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.

+ Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

- Ở châu Á:

+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 1 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38

+ Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.

+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.


Câu 4:

18/07/2024

Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi

Xem đáp án

Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ

Chọn đáp án D


Câu 5:

19/07/2024

Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc được Việt Nam vận dụng triệt để vào giải quyết vấn đề biển Đông là

Xem đáp án

Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc được Việt Nam vận dụng triệt để vào giải quyết vấn đề biển Đông là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình

Chọn đáp án A


Câu 6:

19/07/2024

Toàn bộ các quyết định được các cường quốc Mỹ-Anh-Liên Xô thỏa thuận tại Hội nghị Ianta 2/1945 đã dẫn đến

Xem đáp án

Toàn bộ các quyết định được các cường quốc Mỹ-Anh-Liên Xô thỏa thuận tại Hội nghị Ianta 2/1945 đã dẫn đến khuôn khổ trật tự thế giới mới, thường gọi là trật tự hai cực Ianta

Chọn đáp án A


Câu 7:

15/11/2024

Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

→ C đúng 

- A sai vì nguyên nhân chính là sự tàn phá nặng nề của chiến tranh đối với cơ sở hạ tầng và nền kinh tế. Liên Xô khôi phục nền kinh tế chủ yếu dựa vào sự tập trung vào công nghiệp hóa và kế hoạch hóa tập trung để tái thiết đất nước.

- B sai vì sự tàn phá của chiến tranh và nhu cầu tái thiết nội bộ đất nước là yếu tố quyết định. Liên Xô chủ yếu dựa vào kế hoạch hóa tập trung và công nghiệp hóa để phục hồi nền kinh tế, dù bị cấm vận từ các quốc gia phương Tây.

- D sai vì công cuộc khôi phục của Liên Xô chủ yếu xuất phát từ nhu cầu nội tại để tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh. Chiến tranh Lạnh diễn ra sau khi Liên Xô đã bắt đầu khôi phục kinh tế, với mục tiêu cạnh tranh về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, với nhiều cơ sở hạ tầng, nhà máy, và nông nghiệp bị hủy hoại, đặc biệt ở các khu vực phía Tây, nơi chiến tranh diễn ra ác liệt. Hơn nữa, Liên Xô mất nhiều nguồn lực và nhân lực do thương vong trong chiến tranh, khiến khả năng sản xuất và cung cấp hàng hóa bị suy giảm trầm trọng. Để khôi phục nền kinh tế, Liên Xô thực hiện một chiến lược cải cách mạnh mẽ, tập trung vào công nghiệp hóa nhanh chóng và tái thiết các cơ sở sản xuất, đặc biệt là trong ngành công nghiệp nặng, quân sự và cơ sở hạ tầng. Chính quyền Liên Xô chú trọng vào việc tăng cường sản xuất thép, than, máy móc, và các ngành công nghiệp chiến lược, với sự hỗ trợ từ hệ thống kế hoạch hóa tập trung. Bên cạnh đó, nông nghiệp được phục hồi bằng các biện pháp như tăng cường trồng trọt và chăn nuôi, mặc dù gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ lương thực cho dân cư. Chính sách khôi phục kinh tế này giúp Liên Xô không chỉ ổn định lại nền kinh tế mà còn tạo tiền đề để Liên Xô trở thành một trong hai siêu cường toàn cầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề do chiến tranh. Các nhà máy, cơ sở hạ tầng, và nông nghiệp đều bị hủy hoại, đặc biệt ở các khu vực phía Tây. Để tái thiết, Liên Xô thực hiện một chiến lược tập trung vào công nghiệp hóa, ưu tiên ngành công nghiệp nặng và quân sự, nhằm nhanh chóng phục hồi sức mạnh sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Chính phủ Liên Xô áp dụng hệ thống kế hoạch hóa tập trung, điều hành mọi hoạt động kinh tế qua các kế hoạch 5 năm, với mục tiêu khôi phục và phát triển mạnh mẽ công nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất thép, máy móc, than, và điện. Liên Xô cũng khôi phục nông nghiệp bằng các biện pháp như tăng cường sản xuất lương thực và cải tiến công nghệ sản xuất nông nghiệp. Mặc dù đối mặt với khó khăn do thiếu hụt lao động và tài nguyên, nhưng công cuộc khôi phục của Liên Xô đã giúp đất nước phục hồi nhanh chóng, trở thành một siêu cường và đạt được những thành tựu lớn trong công nghiệp hóa, tạo đà cho sự phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.


Câu 8:

20/07/2024

Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

Xem đáp án

Liên Xô là quốc gia mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người

Chọn đáp án D


Câu 9:

22/07/2024

Yếu tố nào sau đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) và hoàn thành trước thời hạn 9 tháng ?

Xem đáp án

Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó khăn gian khổ là yếu tố quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) và hoàn thành trước thời hạn 9 tháng

Chọn đáp án B


Câu 10:

22/07/2024

Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã

Xem đáp án

Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ

Chọn đáp án A


Câu 11:

21/07/2024

Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu khoa học - kỹ thuật nào dưới đây?

Xem đáp án

Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo

Chọn đáp án A


Câu 12:

19/07/2024

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991-2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở

Xem đáp án

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991-2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở châu Á

Chọn đáp án C


Câu 13:

18/07/2024

Trong những năm 1945-1950, nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân nào sau đây?

Xem đáp án

Trong những năm 1945-1950, nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh

Chọn đáp án A


Câu 14:

19/07/2024

Một trong những mục tiêu của tổ chức ASEAN là

Xem đáp án

Một trong những mục tiêu của tổ chức ASEAN là tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa

Chọn đáp án D


Câu 15:

02/11/2024

Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh để nổi dậy giành độc lập.

*Tìm hiểu thêm: "Campuchia (1945 – 1975)"

- Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Nhân dân Campuchia kháng chiến chống xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia).

- Ngày 9/11/1953, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia" nhưng vẫn chiếm đóng đất nước này.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.

- 1954 - 1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình,trung lập để xây dựng đất nước.

- 1970 - 1975: kháng chiến chống Mỹ.

- 1975 - 1979: nội chiến chống Khơ me đỏ.

- 1979 đến nay: thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước. Tháng 9/1993, Vương quốc Campuchia được thành lập.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

 


Câu 16:

19/07/2024

Sau chiến tranh thế giới thứ II, khu vực nào giành được độc lập sớm nhất trên thế giới

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ II, Đông Nam Á giành được độc lập sớm nhất trên thế giới

Chọn đáp án A


Câu 17:

19/07/2024

Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức Asean 8/8/1967

Xem đáp án

Để duy trì hòa bình và ổn định khu vực Đông Nam Á không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức Asean 8/8/1967

Chọn đáp án A


Câu 18:

19/07/2024

Mục tiêu công cuộc đổi mới đất nước của Trung Quốc là

Xem đáp án

Mục tiêu công cuộc đổi mới đất nước của Trung Quốc là biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh

Chọn đáp án C


Câu 19:

18/07/2024

Từ công cuộc đổi mới đất nước của Trung Quốc, bài học rút ra cho Việt Nam hiện nay là

Xem đáp án

Từ công cuộc đổi mới đất nước của Trung Quốc, bài học rút ra cho Việt Nam hiện nay là đổi mới phải lấy kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách “mở cửa” đất nước

Chọn đáp án A


Câu 20:

21/07/2024

Nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX là gì?

Xem đáp án

Nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX trật tự hai cực Ianta

Chọn đáp án D


Câu 21:

19/07/2024

Nội dung nào dưới đây là sự khái quát về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX?

Xem đáp án

Bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới đó là chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX

Chọn đáp án A


Câu 22:

19/07/2024

Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc là yếu tố y quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Chọn đáp án A


Câu 23:

18/07/2024

Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội nào sau đây?

Xem đáp án

Cơ hội khi gia nhập ASEAN của Việt Nam tiếp nhận được nhiều nguồn vốn và đầu tư của các nước.

Chọn đáp án A


Câu 24:

22/07/2024

Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là

Xem đáp án

Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á

Chọn đáp án A


Câu 25:

19/07/2024

Nêu những quyết định được thông qua tại Hội nghị Ianta tháng 2/1945 và ý nghĩa của Hội nghị Ianta.

Xem đáp án

- Những quyết định của Hội nghị Ianta:

+Nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật ở châu Âu và châu Á trong vòng khoảng 2 đến 3 tháng. Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu(0,25 điểm)

+Thành lập Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh tế giới. (0,25 điểm)

+Thỏa thuận việc đóng quân của các nước nhằm giải giáp quân phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á và châu Âu. (0,5 điểm)

-Ý nghĩa: Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng với những thỏa thuận của các cường quốc sau Hội nghị đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới – “trật tự hai cực Ianta”. (1,0 điểm).


Câu 26:

18/07/2024

Trình bày nguyên nhân ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Xem đáp án

- Nguyên nhân thành lập:

+Sau khi giành độc lập, các nước thấy cần hợp tác giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. (0,5 điểm)

+Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. Đặc biệt là Mỹ (0,25 điểm)

+Các tổ chức hợp tác khu vực và thế giới xuất hiện ngày càng nhiều (EU…). (0,25 điểm)

-Mục tiêu: hợp tác nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. (1,0 điểm)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương