Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)

Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)

Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 3)

  • 3334 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12 - 1989) là
Xem đáp án

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12 - 1989) là sự suy giảm thế mạnh của cả hai nước trên nhiều mặt

Chọn đáp án B


Câu 2:

16/07/2024
Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mỹ đạt được kết quả nào dưới đây?
Xem đáp án

Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mỹ chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

Chọn đáp án B


Câu 3:

18/07/2024
Cuộc Chiến tranh lạnh do Mỹ phát động chống Liên Xô là cuộc chiến
Xem đáp án

Cuộc Chiến tranh lạnh do Mỹ phát động chống Liên Xô là cuộc chiến không tiếng súng nhưng đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng

Chọn đáp án A


Câu 4:

20/07/2024
Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là
Xem đáp án

Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc

Chọn đáp án A


Câu 5:

10/11/2024

Thành tựu lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50-70 của thế kỷ XX là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Thành tựu lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50-70 của thế kỷ XX là trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới

B sai vì đấy là Mỹ

C sai

D sai vì Tây Âu không ngăn chặn được sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội lan ra toàn thế giới

*Tìm hiểu thêm: "TÂY ÂU TỪ NĂM 1950 ĐẾN 1973"

1. Kinh tế:

- Từ 1950 - 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng. Đến đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Tây Âu.

1 - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

2 - Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả.

3 - Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như:

+ Nguồn viện trợ của Mỹ.

+ Nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba.

+ Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC,…

2. Chính trị:

a. Chính sách đối nội: từ năm 1950 – 1973 các nước Tây Âu tiếp tục phát triển của nền dân chủ tư sản, tuy nhiên, tại một số quốc gia cũng có sự biến dộng trong đời sống chính trị.

b. Chính sách đối ngoại:

- Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ( Anh, Đức, Ý ), mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại (Pháp,Thụy Điển, Phần Lan ).

- Từ năm 1950 -1973: nhiều thuộc địa tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.

 


Câu 6:

16/07/2024
Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của
Xem đáp án

Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của cuộc Chiến tranh lạnh do Mỹ phát động

Chọn đáp án C


Câu 7:

19/07/2024
Biểu hiện nào dưới đây khôngphải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
Xem đáp án

Sự xuất hiện của những hình thức tổ chức độc quyền về kinh tế không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa

Chọn đáp án A


Câu 8:

22/07/2024
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã:
Xem đáp án

Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã trở thành siêu cường tài chính số một thế giới, là chủ nợ lớn nhất thế giới

Chọn đáp án A


Câu 9:

20/07/2024
Sau 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập dân tộc vì?
Xem đáp án

Sau 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập dân tộc vì thực dân Âu – Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á

Chọn đáp án D


Câu 10:

16/07/2024
Sự kiện nào đánh dấu bắt đầu giai đoạn hoạt động khởi sắc của ASEAN?
Xem đáp án

Các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác: Hiệp ước Bali (2/1976) đánh dấu bắt đầu giai đoạn hoạt động khởi sắc của ASEAN

Chọn đáp án A


Câu 11:

22/07/2024
Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, một trong những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là
Xem đáp án

Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, một trong những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á

Chọn đáp án A


Câu 12:

21/07/2024
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Xem đáp án

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Chọn đáp án B


Câu 13:

22/07/2024
Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
Xem đáp án

Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là xu thế toàn cầu hóa

Chọn đáp án B


Câu 14:

23/07/2024
Cho các sự kiện sau:

1. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

2. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)

3. Thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

Xem đáp án

Các sự kiện sau: 2. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV); 1. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); 3. Thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava

Chọn đáp án C


Câu 15:

16/07/2024

(3 điểm)

Trình bày nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc (từ 1978). Từ cuộc cải cách của Trung Quốc đã để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam (1986)

Xem đáp án

- Nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc năm 1978 (1.5 điểm)

Tháng 12 - 1978, TW Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối cải cách. (0.5 điểm)

Nội dung:Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc:

+ Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm (0.25 điểm)

+ Tiến hành cải cách và mở cửa. (0.25 điểm)

+ Chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. (0.25 điểm)

+ Biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh. (0.25 điểm)

- Bài học: (1.5 điểm)

Từ công cuộc cải cách mở của Trung Quốc, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm là: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN


Câu 16:

22/07/2024

(2 điểm)

Nêu nét chính về chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945-1973.
Xem đáp án

Nét chính về chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945-1973

- Thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới với ba mục tiêu :

+ Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới (0.25điểm)

+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh vì hòa bình dân chủ trên thế giới. (0.5 điểm)

+ Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.(0.25 điểm)

- Biện pháp (1 điểm)

+ Mĩ khởi xướng Chiến tranh lạnh

+ Mĩ trực tiếp gây ra hoặc dính líu vào các cuộc chiến trnh bạo loạn ở nhiều nơi

+ Mĩ thực hiện sách lược hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc.


Câu 17:

20/07/2024

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là gì?

Xem đáp án

Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là Liên minh chặt chẽ với Mĩ

Chọn đáp án C


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương