Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 5)
-
3318 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào?
Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Chọn đáp án B
Câu 2:
21/07/2024Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), quốc gia nào thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp quân phiệt Nhật tại phía Nam vĩ tuyến 38 của bán đảo Triều Tiên?
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), Mĩ chiếm đóng, giải giáp quân phiệt Nhật tại phía Nam vĩ tuyến 38 của bán đảo Triều Tiên
Chọn đáp án B
Câu 3:
05/10/2024Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
Đáp án đúng là: C
Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì bị chiến tranh tàn phá nặng nề
C đúng
- A sai vì các nước phương Tây bao vây, cấm vận chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và quan hệ đối ngoại của Liên Xô sau này, không phải là nguyên nhân chính khiến Liên Xô phải khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
- B sai vì các thế lực phản động chống phá ảnh hưởng đến tình hình an ninh và chính trị, nhưng không phải là nguyên nhân chính khiến Liên Xô phải khôi phục kinh tế.
- D sai vì Mỹ triển khai “chiến lược toàn cầu” nhằm kiềm chế sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản, không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế và cơ sở hạ tầng. Hàng loạt thành phố, nhà máy, đường sá và hệ thống giao thông bị phá hủy hoặc xuống cấp nghiêm trọng. Để nhanh chóng khôi phục lại đất nước, Liên Xô phải tập trung vào việc tái thiết nền kinh tế, ưu tiên xây dựng lại các nhà máy công nghiệp, cơ sở sản xuất và hệ thống vận tải. Đồng thời, nước này cần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực và tăng cường sản xuất công nghiệp nặng để tiếp tục phát triển. Điều này đòi hỏi một sự huy động toàn diện các nguồn lực và sự hỗ trợ từ chính quyền trung ương để đưa nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn.
Đất nước này đã chịu đựng những thiệt hại nặng nề do cuộc chiến. Hệ thống hạ tầng, nhà máy, và nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng, với hàng triệu người thiệt mạng và mất tích. Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự hủy hoại của các cuộc giao tranh, việc huy động quân đội và các nguồn lực cho chiến tranh đã làm giảm năng suất lao động.
Để phục hồi nền kinh tế, Liên Xô đã phải đầu tư mạnh mẽ vào việc tái thiết cơ sở hạ tầng, phục hồi sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Các chính sách như tập trung hóa sản xuất, tăng cường đầu tư vào công nghiệp nặng và các lĩnh vực thiết yếu được thực hiện để khôi phục nhanh chóng nền kinh tế. Mục tiêu chính là khôi phục lại sức mạnh kinh tế để phục vụ cho việc tái thiết đất nước và khẳng định vị thế của Liên Xô trong bối cảnh quốc tế hậu chiến.
Câu 4:
21/07/2024Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước Âu – Mĩ, ngoại trừ
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước Âu – Mĩ, ngoại trừ Thái Lan
Chọn đáp án A
Câu 5:
23/07/2024Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời ban đầu có 5 nước, gồm
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời ban đầu có 5 nước, gồm In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin
Chọn đáp án B
Câu 6:
21/07/2024Ngày 1/10/1949 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử Trung Quốc?
Ngày 1/10/1949, Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập
Chọn đáp án A
Câu 7:
21/07/2024Ý nào không phải là nội dung của Đường lối chung trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc?
Tích cực chạy đua vũ trang, tăng cường an ninh quốc phòng không phải là nội dung của Đường lối chung trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc
Chọn đáp án D
Câu 8:
21/07/2024Nguồn lợi nhuận mà Mĩ thu được trong Chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là từ
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã lợi dụng chiến tranh để làm giàu bằng cách bán vũ khí và phương tiện chiến tranh cho các bên tham chiến
Chọn đáp án B
Câu 9:
21/07/2024Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên để trở thành siêu cường về
Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên để trở thành siêu cường về chính trị
Chọn đáp án C
Câu 10:
22/07/2024Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm giảm rõ rệt tình hình căng thẳng ở châu Âu?
Ngày 9-11-1972, hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã kí kết tại Bon Hiệp định về những quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức, làm cho tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt.
Chọn đáp án D
Câu 11:
21/07/2024Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 70 của thế kỉ XX là
Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 70 của thế kỉ XX là cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật
Chọn đáp án D
Câu 12:
23/07/2024Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là
Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
Chọn đáp án D
Câu 13:
21/07/2024(3,5 điểm): Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Tại sao nói “hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc”?
* Các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh (1,5 điểm)
- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.
- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.
- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.
* Nói “hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc” vì: (2 điểm)
Thời cơ
- Các nước có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
- Có điều kiện rút ngắn khoảng cách với thế giới và khu vực
- Có điều kiện để áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Thách thức
- Nếu không biết chớp thời cơ để phát triển thì sẽ trở nên tụt hậu.
- Nếu không biết cách để hội nhập thì hội nhập sẽ trở thành hòa tan.
- Nếu không biết cách vận dụng khoa học kĩ thuật sẽ trở thành lạc hậu.
Câu 14:
21/07/2024(2,5 điểm): Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí, ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế?
* Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á-Phi-Mĩ La-tinh được chia làm 3 giai đoạn: (1,5 điểm)
-GĐ1:từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX
-GĐ2:từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
-GĐ3:từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX
- Vị trí (0,5 điểm)
+ Là một nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại
+ Là cuộc cách mạng xã hội vĩ đại
- Ý nghĩa (0,5 điểm)
+ Xóa bỏ cách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
+ Làm tan làm tan rã hệ thống của chủ nghĩa đế quốc
+ Mở ra thời kỳ Độc lập và xây dựng đất nước của các nước Á Phi Mỹ La Tinh
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 1)
-
14 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 3)
-
17 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 4)
-
14 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 6)
-
42 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 7)
-
30 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 8)
-
26 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 9)
-
30 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 10)
-
64 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 11)
-
24 câu hỏi
-
50 phút
-
Các bài thi hot trong chương
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 12 Học kì 1 (Lần 1) (2215 lượt thi)
- Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 12 (1164 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 2 Lịch Sử 12 (1102 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 12 Học kì 1 (Lần 2) (895 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 12 Học kì 2 (Lần 2) (775 lượt thi)