Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)

Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)

Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 7)

  • 3430 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

07/08/2024

Nước nào sau đây không có mặt tại Hội nghị Ianta (2/1945)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A. Pháp.

Giải thích:

Hội nghị Ianta (tháng 2 năm 1945) là một trong những hội nghị quan trọng nhất trong lịch sử thế giới, quy tụ các cường quốc Đồng minh để bàn về việc phân chia thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.

  • Các nước tham dự: Hội nghị Ianta chủ yếu có sự tham gia của "Big Three" (Ba cường quốc lớn):

    • Liên Xô: Đại diện bởi Joseph Stalin
    • Mỹ: Đại diện bởi Franklin D. Roosevelt
    • Anh: Đại diện bởi Winston Churchill
  • Vai trò của Pháp: Pháp mặc dù cũng là một đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống phát xít, nhưng do bị Đức chiếm đóng một phần lớn lãnh thổ và bị suy yếu về sức mạnh quân sự nên không có vai trò quyết định trong việc phân chia thế giới sau chiến tranh. Pháp chỉ được mời tham gia một số hội nghị nhỏ hơn liên quan đến việc tái thiết châu Âu.

A đúng

Liên Xô:  cường quốc tham dự chính của Hội nghị Ianta và có vai trò quyết định trong việc phân chia thế giới sau chiến tranh.

B sai

Mỹ: cường quốc tham dự chính của Hội nghị Ianta và có vai trò quyết định trong việc phân chia thế giới sau chiến tranh.

C sai

Anh: Đây là  cường quốc tham dự chính của Hội nghị Ianta và có vai trò quyết định trong việc phân chia thế giới sau chiến tranh.

D sai

Kết luận:

Hội nghị Ianta là một sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu sự thay đổi trật tự thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Sự vắng mặt của Pháp tại hội nghị này phản ánh vị thế của nước này sau cuộc chiến.


Câu 2:

23/07/2024
Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian

1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước.

3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản ở Trung Quốc.

4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao.

Xem đáp án

3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản (1946 – 1949)

2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước (1948)

1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949)

4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao (7-1997, 12-1999)

Chọn đáp án D


Câu 3:

17/07/2024
Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện từ khoảng thời gian nào?
Xem đáp án

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giói đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Chọn đáp án A


Câu 4:

16/07/2024
Tổ chức nào được coi là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Xem đáp án

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quânlà tên của đội quân chủ lực của Mặt trận Việt Minh từ tháng 12-1944 đến tháng 5-1945. Đây là tổ chức quân sự được công nhận là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.Ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, 22-12-1944, sau này đã được Chọn đáp án làm ngày thành lập của Quân đội nhân dân Việt Nam...

Chọn đáp án D


Câu 5:

16/07/2024
Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945, phong trào “phá kho thóc giải quyết nạn đói" diễn rachủ yếu ở các tỉnh nào?
Xem đáp án

Ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì, trước thực tế nạn đói diễn ra trầm trọng do chính sách cướp bóc của Pháp – Nhật. Đảng đã đề ra khẩu hiệu: “phá kho thóc giải quyết nạn đói”. Khẩu hiệu đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ chưa từng có.

Chọn đáp án C


Câu 6:

02/09/2024

Nội dung nào dưới đây không phải mục đích của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp,không phải mục đích của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp không phải mục đích của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. Tháng 6 - 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

- Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 còn gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2, là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do quân đội Việt Minh thực hiện từ ngày 16 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 1950, nhằm phá thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt - Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ.

→ A đúng.B,C,D sai.

* HOÀN CẢNH LỊCH SỬ MỚI VÀ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG NĂM 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến

Sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam có thêm nhiều thuận lợi, song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

- Thuận lợi:

+ Sau gần 5 năm kháng chiến, Việt Nam đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng trên các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao => thế và lực của Việt Nam mạnh hơn trước.

+ Tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi: thắng lợi của cách mạng Trung Quốc; phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa dâng cao,...

+ Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Khó khăn:

+ Mĩ bắt đầu can thiệp và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

+ Tháng 5/1949, Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve, âm mưu mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.

2. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950

a. Chủ trương của Đảng:

Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm mục đích:

+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

+ Khai thông biên giới Việt – Trung.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến.

⇒ đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của Việt Nam.

b. Diễn biến chính:

- Tháng 9/1950, quân dân Việt Nam tấn công, tiêu diệt cứ điểm Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, Cao Bằng bị cô lập.

- Quân dân Việt Nam mai phục, chặn đánh nhiều nơi trên đường số 4 => Pháp rút khỏi đường số 4 (22/10/1950).

c. Kết quả, ý nghĩa:

- Đạt được mục tiêu đề ra: làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp; khai thông biên giới Việt – Trung; giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn.

- Mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến: quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

- Quân đội Việt Nam trưởng thành, thế và lực của Việt Nam phát triển vượt bậc.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)


Câu 7:

07/08/2024

Một trong những nguyên nhân chung dẫn tới sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản sauChiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án

Đáp án chính xác là:D

A. do tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào: Mặc dù tài nguyên và nhân công là những yếu tố quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định hàng đầu. Nhiều nước có tài nguyên phong phú nhưng lại phát triển chậm.

A sai

B. nhờ quân sự hóa cao độ nền kinh tế để buôn bán vũ khí thu lợi nhuận: Việc quân sự hóa nền kinh tế có thể mang lại lợi nhuận ngắn hạn nhưng không phải là con đường phát triển bền vững.

B sai

C. do trình độ tập trung tự bản cao và chi phí cho quốc phòng thấp: Mặc dù tập trung tư bản cao và chi phí quốc phòng thấp là những yếu tố thuận lợi, nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất.

C sai

D. nhờ áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất:Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản đã có những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế. Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào sự phát triển này chính là việc các nước này đã nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất.

  • Tự động hóa sản xuất: Việc ứng dụng máy móc, tự động hóa vào sản xuất đã nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao.
  • Phát triển công nghệ cao: Các nước này đã tập trung đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, đặc biệt là trong các lĩnh vực như điện tử, viễn thông, hàng không vũ trụ.
  • Cải tiến quản lý: Các doanh nghiệp đã áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại, linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.

D đúng

Kết luận:

Việc áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật đã giúp Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản trở thành những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Đây là một bài học quý báu cho các quốc gia đang phát triển.


Câu 8:

07/08/2024

Chiến thắng nào dưới đây của quân và dân ta đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toànquốc chống thực dân Pháp?

Xem đáp án

Đáp án chính xác là:C

A. Cuộc chiến đấu tại các đô thị 1946: Đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, quân ta chủ yếu tiến hành chiến tranh du kích, chưa có những chiến thắng quyết định.

A sai

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947: Mặc dù gây cho Pháp nhiều tổn thất nhưng chưa tạo ra bước ngoặt căn bản cho cuộc kháng chiến.

B sai

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950:

  • Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Chiến thắng này đã:
    • Chuyển bại thành thắng: Sau những thất bại ban đầu, quân dân ta đã giành được thắng lợi lớn, làm thay đổi cục diện chiến tranh.
    • Làm lung lay ý chí xâm lược của Pháp: Chiến thắng này đã giáng một đòn mạnh vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển từ tấn công sang phòng thủ.
    • Nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế: Chiến thắng đã chứng minh sức mạnh của quân dân ta và nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới.
    • Tạo điều kiện để cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới: Với chiến thắng này, quân dân ta đã có đủ điều kiện để tiến hành các chiến dịch lớn hơn, tạo tiền đề cho chiến thắng Điện Biên Phủ.

C đúng

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954: Đây là chiến thắng quyết định chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam, nhưng diễn ra sau chiến dịch Biên giới.

D sai

Kết luận:

Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là một mốc son trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, đánh dấu bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến đến gần hơn với thắng lợi cuối cùng.


Câu 9:

19/07/2024
Lí do nào dưới đây đúng nhất để khẳng định sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước ta đứngtrước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc"?
Xem đáp án

Do cùng một lúc phải đối phó với những khó khăn về:

- Giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính.

- Ngoại xâm và nội phản.

=>Làm sao để đưa ra chính sách phù hợp để khác phục những khó khăn trên.

=>Đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Chọn đáp án B


Câu 10:

17/07/2024

Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) không thông qua quyết định nào?

Xem đáp án

Thành lập khối đồng minh để tiêu diệt phát xít Đức-Ý-Nhật không thông qua Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945)

Chọn đáp án B


Câu 11:

23/07/2024
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp(1946 - 1954) của nhân dân ta?
Xem đáp án

Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Pháp đã có những hành động: Mở cuộc tấn công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ; Ở Bắc Bộ, quân Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn; Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi,…

=>Do thực dân Pháp bội ước, từ ngày 19 - 12 - 1946, nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược (1946 - 1954)

Chọn đáp án B


Câu 12:

16/07/2024
Tháng 9 - 1947, Tổng Bí thư Trường Chinh xuất bản tác phẩm nào?
Xem đáp án

Tháng 9 - 1947, Tổng Bí thư Trường Chinh xuất bản tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi

Chọn đáp án B


Câu 13:

20/07/2024
Nội dung nào sau đây không phải là đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc?
Xem đáp án

Nội dung đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc bao gồm: lấy phát triển kinh tế là trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Chọn đáp án A


Câu 14:

20/07/2024
Tình trạng khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam bước đầu được giải quyết khi nào?
Xem đáp án

Tình trạng khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam bước đầu được giải quyết khi Nguyễn Ái Quốc đọc được bản sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (1920). Từ đây, Người khẳng định được con đường giành độc lập tự do cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản.

Chọn đáp án D


Câu 15:

17/07/2024
So với giai đoạn 1936 - 1939, chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1939 -1945 có điểm mới nào sau đây?
Xem đáp án

- Giai đoạn 1936 - 1939, Đảng chủ trương chống đế quốc và phong kiến. Trong đó, nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình (thực hiện nhiệm vụ dân chủ trước).

- Giai đoạn 1939 - 1945, Đảng chủ trương nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập (giương cao ngọn cờ dân tộc).

=>Tập trung mọi lực lượng để giải quyết mâu thuẫn dân tộc.

Chọn đáp án D


Câu 16:

23/07/2024
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng (1927 - 1930) có điểm chung nàosau đây?
Xem đáp án

Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng (1927 - 1930) có điểm chung là đều xác định thực dân Pháp là đối tượng của cách mạng.

Chọn đáp án D


Câu 17:

17/07/2024
Vấn đề quan trong hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị lanta (2-1945) là gì?

1477.im

Xem đáp án

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

- Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.

- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

- Việc phân chia thành quả chiến thắng.

Trong đó, vấn đề cập bách nhất được đặt lên hàng đầu là việc nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

Chọn đáp án D


Câu 18:

16/07/2024
Nhật Bản kí kết hiệp ước an ninh Mi - Nhật nhằm mục đích gì?
Xem đáp án

Nhật Bản kí kết hiệp ước an ninh Mi - Nhật nhằm mục đích Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế

Chọn đáp án B


Câu 19:

19/07/2024
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2 còn được gọi là gì?
Xem đáp án

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2 còn được gọi cách mạng khoa học - công nghệ

Chọn đáp án A


Câu 20:

17/07/2024
Nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế hiện nay là gì?
Xem đáp án

Nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế hiện nay là lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm

Chọn đáp án B


Câu 21:

04/11/2024

Nhận xét nào dưới đây là đúng về việc thỏa thuận đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc trong Hội nghị lanta (2-1945)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Do những quyết định của hội nghị Ianta chỉ xoay quanh 2 cường quốc có công lớn nhất trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là Liên Xô và Mỹ, thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa 2 cường quốc này =>hình thành 2 cực, 2 phe

→ B đúng 

- A sai vì Anh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các thỏa thuận này. Mặc dù Mỹ và Liên Xô chiếm ưu thế trong việc định hình trật tự thế giới hậu chiến, nhưng Anh vẫn là một cường quốc có tiếng nói trong các quyết định và sự phân chia ảnh hưởng tại châu Âu và các khu vực khác.

- C sai vì hội nghị này diễn ra trong bối cảnh hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đang cạnh tranh quyết liệt. Thực tế, sự phân chia ảnh hưởng tại hội nghị đã dẫn đến sự hình thành của một trật tự thế giới "đa cực," nơi mà cả hai cường quốc này đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình mà không có một bên nào hoàn toàn thống trị.

- D sai vì hội nghị này chủ yếu phản ánh sự cạnh tranh quyền lực giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô. Trong khi các cường quốc khác như Anh có ảnh hưởng, nhưng không đủ sức mạnh để tạo ra một trật tự thế giới đa cực, mà thực tế là dẫn đến sự phân chia quyền lực rõ rệt giữa hai bên trong bối cảnh chiến tranh lạnh.

Nhận xét về việc thỏa thuận đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc trong Hội nghị Lanta (2-1945) là thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mỹ và Liên Xô vì hội nghị này diễn ra trong bối cảnh kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi cả hai quốc gia này đang tìm kiếm cách thức để củng cố quyền lực và ảnh hưởng của mình trên thế giới. Tại Lanta, Mỹ và Liên Xô đã thỏa thuận về việc đóng quân ở các khu vực khác nhau để đảm bảo sự kiểm soát đối với các quốc gia mà họ đã giải phóng từ tay phát xít.

Việc phân chia này không chỉ đơn thuần là về quân sự mà còn liên quan đến việc thiết lập các chính quyền thân thiện ở các quốc gia châu Âu và châu Á, với mục tiêu bảo vệ lợi ích của cả hai cường quốc. Hệ quả là, sự phân chia này đã dẫn đến một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh lạnh, khi mỗi bên cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình thông qua các khối liên minh và chính sách đối ngoại khác nhau. Sự kiện này đã tạo nên một trật tự thế giới mới, trong đó các quốc gia không chỉ phải cân nhắc đến sức mạnh quân sự mà còn phải xem xét đến các mối quan hệ quốc tế phức tạp được xây dựng trên nền tảng quyền lực và ảnh hưởng của các cường quốc này.


Câu 22:

17/07/2024

Đến 3-1938, Đảng đổi tên từ Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương thành mặt trận nào?

Xem đáp án

sgk trang 100. Đến 3-1938, Đảng đổi tên từ Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương

Chọn đáp án B


Câu 23:

16/07/2024
Từ cuối tháng 9-1940 đến tháng 3-1945, nhân dân ta sống dưới ách thống trị của ai?
Xem đáp án

- Tháng 9-1940, Nhật tiến vào nước ta. Pháp đầu hàng. Nhật – Pháp câu kết với nhau cùng thống trị nhân dân ta.

- 9-3-1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương.

=>Từ cuối tháng 9-1940 đến tháng 3-1945, nhân dân ta sống dưới ách thống trị của Nhật và Pháp.

Chọn đáp án C

Cấu 25: Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là những quốc gia nào?

A. Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Thái Lan, Philipin.

B. Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Thái Lan, Brunây.

C. Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Thái Lan, Campuchia,

D, Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Thái Lan, Mianma.

Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Thái Lan, Philipin

Chọn đáp án A


Câu 24:

17/07/2024

Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứhai là gì?

Xem đáp án

Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng các thành tựu của Cách mạng khoa học - kĩ thuật

Chọn đáp án A


Câu 25:

16/07/2024
Nhật Bản kí kết hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật nhằm mục đích gì?
Xem đáp án

Nhật Bản kí kết hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật nhằm mục đích: Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế

Chọn đáp án B


Câu 26:

22/07/2024
Chiến tranh lạnh chấm dứt đánh dấu bằng sự kiện nào?
Xem đáp án

Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M. Goócbachốp và G. Busơ (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Chọn đáp án D


Câu 27:

17/07/2024
Khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” thay cho khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” được đưa ra trongvăn kiên nào?
Xem đáp án

Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.Chủ trương thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

Chọn đáp án C


Câu 28:

17/07/2024
Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám năm 1945?
Xem đáp án

Mặt trận Việt Minh Mặt trận có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám năm 1945

Chọn đáp án C


Câu 29:

19/07/2024

Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là những quốc gia nào?

Xem đáp án

Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Thái Lan, Philipin

Chọn đáp án A


Câu 30:

24/11/2024

Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 đến nay là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 đến nay là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

*Tìm hiểu thêm: "Nội dung Hội nghị"

- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ.

- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ai Quốc sọan thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên:

+ Đường lối chiến lược: cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn là tiến hành “cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: chống đế quốc, chống phong kiến.

+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; thành lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo,...

+ Động lực cách mạng: lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân, ngoài ra còn có: tiểu tư sản, trí thức; phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.

+ Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

→ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

- Đến ngày 24/02/1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn ra nhập Đảng cộng sản Việt Nam.

⇒ Ý nghĩa: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương