Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 8)
-
3592 lượt thi
-
26 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?
Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường Liên Xô và Mỹ
Chọn đáp án A
Câu 2:
19/07/2024Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Đồng minh nào vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16?
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân Anh vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16
Chọn đáp án A
Câu 3:
18/07/2024Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) không thông qua quyết định nào?
Quyết định của Hội nghị Ianta: Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới; Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng; Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật và Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á
Chọn đáp án B
Câu 4:
30/09/2024Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ
*Tìm hiểu thêm: "Bối cảnh hội nghị Ianta"
- Đầu năm 1945 , Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
⇒ Một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 – 1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô) , Ph. Rudove (Mĩ) và U. Sơcxin (Anh).
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Câu 5:
06/01/2025Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc được Việt Nam vận dụng triệt để vào giải quyết vấn đề biển Đông là
Đáp án đúng là: A
Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc được Việt Nam vận dụng triệt để vào giải quyết vấn đề biển Đông là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
→ A đúng
- B sai vì vấn đề này liên quan đến quyền chủ quyền, lãnh thổ, và tranh chấp quốc tế, yêu cầu giải quyết qua đàm phán và các phương thức ngoại giao.
- C sai vì các tranh chấp ở biển Đông chủ yếu liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ, đòi hỏi sự tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết thông qua đàm phán hòa bình, không phải chỉ hợp tác hay đấu tranh.
- D sai vì vấn đề này liên quan đến tranh chấp chủ quyền và yêu cầu sự giải quyết đặc thù qua đối thoại song phương hoặc đa phương, không chỉ dựa vào hợp tác quốc tế chung.
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động của Liên hợp quốc là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Nguyên tắc này phản ánh sự cam kết của cộng đồng quốc tế đối với việc duy trì hòa bình và ổn định trong quan hệ giữa các quốc gia, hạn chế việc sử dụng vũ lực trong giải quyết các vấn đề tranh chấp.
Việt Nam đã vận dụng triệt để nguyên tắc này trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, nơi có nhiều tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và một số quốc gia khác. Việt Nam luôn chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và đàm phán hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Việt Nam đã yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, đồng thời khuyến khích việc giải quyết tranh chấp qua các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và các cơ chế đa phương, bao gồm ASEAN.
Việc tuân thủ nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp Biển Đông của Việt Nam không chỉ thể hiện trách nhiệm quốc gia trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia, mà còn là một cam kết đối với cộng đồng quốc tế về việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Câu 6:
22/07/2024Toàn bộ các quyết định được các cường quốc Mỹ-Anh-Liên Xô thỏa thuận tại Hội nghị Ianta 2/1945 đã dẫn đến
Toàn bộ các quyết định được các cường quốc Mỹ-Anh-Liên Xô thỏa thuận tại Hội nghị Ianta 2/1945 đã dẫn đến khuôn khổ trật tự thế giới mới, thường gọi là trật tự hai cực Ianta
Chọn đáp án A
Câu 7:
19/07/2024Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
Chọn đáp án C
Câu 8:
20/07/2024Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
Liên Xô là quốc gia mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người
Chọn đáp án D
Câu 9:
19/07/2024Yếu tố nào sau đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) và hoàn thành trước thời hạn 9 tháng ?
Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó khăn gian khổ là yếu tố quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) và hoàn thành trước thời hạn 9 tháng
Chọn đáp án B
Câu 10:
19/07/2024Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã
Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ
Chọn đáp án A
Câu 11:
23/07/2024Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu khoa học - kỹ thuật nào dưới đây?
Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ
Chọn đáp án A
Câu 12:
18/07/2024Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991-2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991-2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở châu Á
Chọn đáp án C
Câu 13:
19/12/2024Trong những năm 1945-1950, nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Trong những năm 1945-1950, nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh
*Tìm hiểu thêm: "Cuộc đấu tranh giành độc lập."
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa của hơn 2 vạn thủy binh Bom-bay (tháng 2/1946).
+ Tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cancutta (tháng 2/1947).
- Trước sức ép của phong trào, thực dân Anh phải nhượng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo kế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ được chia thành 2 nước tự trị: Ấn Độ (theo Ấn giáo), Pakistan (Hồi giáo).
- Không cam chịu quy chế tự trị, Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh đòi độc lập. → 26/01/1950, Cộng hòa Ấn Độ thành lập.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
Câu 14:
19/07/2024Một trong những mục tiêu của tổ chức ASEAN là
Một trong những mục tiêu của tổ chức ASEAN là tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa
Chọn đáp án D
Câu 15:
22/07/2024Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?
Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh để nổi dậy giành độc lập.
Chọn đáp án B
Câu 16:
19/07/2024Sau chiến tranh thế giới thứ II, khu vực nào giành được độc lập sớm nhất trên thế giới
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Đông Nam Á giành được độc lập sớm nhất trên thế giới
Chọn đáp án A
Câu 17:
22/07/2024Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức Asean 8/8/1967
Để duy trì hòa bình và ổn định khu vực Đông Nam Á không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức Asean 8/8/1967
Chọn đáp án A
Câu 18:
20/07/2024Mục tiêu công cuộc đổi mới đất nước của Trung Quốc là
Mục tiêu công cuộc đổi mới đất nước của Trung Quốc là biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh
Chọn đáp án C
Câu 19:
19/07/2024Từ công cuộc đổi mới đất nước của Trung Quốc, bài học rút ra cho Việt Nam hiện nay là
Từ công cuộc đổi mới đất nước của Trung Quốc, bài học rút ra cho Việt Nam hiện nay là đổi mới phải lấy kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách “mở cửa” đất nước
Chọn đáp án A
Câu 20:
18/07/2024Nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX là gì?
Nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX trật tự hai cực Ianta
Chọn đáp án D
Câu 21:
17/07/2024Nội dung nào dưới đây là sự khái quát về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX?
Bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới đó là chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX
Chọn đáp án A
Câu 22:
19/07/2024Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc là yếu tố y quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Chọn đáp án A
Câu 23:
18/07/2024Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội nào sau đây?
Cơ hội khi gia nhập ASEAN của Việt Nam tiếp nhận được nhiều nguồn vốn và đầu tư của các nước.
Chọn đáp án A
Câu 24:
09/09/2024Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) có ý nghĩa:
- Đối với Trung Quốc: chấm dứt hơn 100 nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiền lên chủ nghĩa xã hội.
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
+ Chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á.
=> Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) là tạo điều kiên cho chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á.
*Tìm hiểu thêm: "Trung Quốc những năm không ổn định."
a. Đối nội.
- 1959 – 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định về kinh tế - chính trị và xã hội.
+ Kinh tế: sai lầm trong việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng” => kinh tế Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng. Sản xuất công – thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi.
+ Chính trị - xã hội, không ổn định, các cuộc thanh trừng, tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc diễn ra liên miên.
b. Đối ngoại.
- Ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
- Xung đột biên giới với Liên Xô, Ấn Độ.
- Hòa hõa trong quan hệ với Mĩ.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
Câu 25:
19/07/2024Nêu những quyết định được thông qua tại Hội nghị Ianta tháng 2/1945 và ý nghĩa của Hội nghị Ianta.
- Những quyết định của Hội nghị Ianta:
+Nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật ở châu Âu và châu Á trong vòng khoảng 2 đến 3 tháng. Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu(0,25 điểm)
+Thành lập Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh tế giới. (0,25 điểm)
+Thỏa thuận việc đóng quân của các nước nhằm giải giáp quân phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á và châu Âu. (0,5 điểm)
-Ý nghĩa: Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng với những thỏa thuận của các cường quốc sau Hội nghị đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới – “trật tự hai cực Ianta”. (1,0 điểm).
Câu 26:
21/07/2024Trình bày nguyên nhân ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- Nguyên nhân thành lập:
+Sau khi giành độc lập, các nước thấy cần hợp tác giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. (0,5 điểm)
+Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. Đặc biệt là Mỹ (0,25 điểm)
+Các tổ chức hợp tác khu vực và thế giới xuất hiện ngày càng nhiều (EU…). (0,25 điểm)
-Mục tiêu: hợp tác nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. (1,0 điểm)
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 1)
-
14 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 3)
-
17 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 4)
-
14 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 5)
-
14 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 6)
-
42 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 7)
-
30 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 9)
-
30 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 10)
-
64 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 11)
-
24 câu hỏi
-
50 phút
-
Các bài thi hot trong chương
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 12 Học kì 1 (Lần 1) (2375 lượt thi)
- Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 12 (1243 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 2 Lịch Sử 12 (1176 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 12 Học kì 1 (Lần 2) (993 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 12 Học kì 2 (Lần 2) (853 lượt thi)