Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án)
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 16)
-
3270 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024Chứng tỏ cách mạng Việt Nam phát triển mạnh theo Cách mạng vô sản không phải là ý nghĩa ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930
Chọn đáp án B
Câu 2:
16/07/2024Ý nghĩa ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929: là điều kiện trực tiếp dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chọn đáp án A
Câu 3:
16/07/2024Xô viết Nghệ Tĩnh có hình thức tổ chức và hoạt động giống với các Xô viết ở Nga trong Cách mạng tháng 10 -1917
Chọn đáp án C
Câu 4:
22/07/2024Để bù đắp cho cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, thực dân pháp đã hạ giá thóc gạo, tăng thuế, kìm hãm công nghiệp
Chọn đáp án C
Câu 5:
22/07/2024Nhật đảo chính Pháp đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương trong năm 1945
Chọn đáp án C
Câu 6:
16/07/2024Đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vị từng nước là điểm mới trong chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị lần 8 (5-1941) so với Hội nghị tháng11-1939
Chọn đáp án B
Câu 7:
22/07/2024Bước thứ nhất trong thu – đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương
Chọn đáp án C
Câu 8:
20/07/2024Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra từ ngày 6-1- 1930: chủ trì Hội nghị, soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCS
Chọn đáp án B
Câu 9:
21/07/2024Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của Cách mạng Việt Nam
Chọn đáp án B
Câu 10:
20/07/2024Đặc điểm cơ bản của kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 là: khủng hoảng, suy thoái
Chọn đáp án A
Câu 11:
21/07/2024Điểm giống nhau cơ bản giữa nội dung Hội nghị tháng11-1939 và Hội nghị lần 8 (5-1941) là Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách
Chọn đáp án C
Câu 12:
16/07/2024Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là:độc lập-tự do
Chọn đáp án A
Câu 13:
07/10/2024Luận cương chính trị tháng 10- 1930 nặng về
Đáp án đúng là: A
Nó phản ánh nhu cầu cấp bách của giai cấp nông dân, lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nhằm giải phóng họ khỏi ách bóc lột của phong kiến và thực dân. Điều này không chỉ giúp xây dựng sức mạnh cách mạng từ cơ sở mà còn xác định rõ kẻ thù và tạo điều kiện cho sự đoàn kết của quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
A đúng
- B sai vì luận cương chủ yếu tập trung vào đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh đến cách mạng ruộng đất và quyền lợi của giai cấp nông dân để giải phóng họ khỏi ách bóc lột.
- C sai vì luận cương chủ yếu tập trung vào cách mạng ruộng đất và xây dựng khối đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân để tạo sức mạnh cho cuộc đấu tranh.
- D sai vì luận cương chủ yếu tập trung vào các vấn đề giai cấp, đặc biệt là cách mạng ruộng đất, nhằm giải phóng giai cấp nông dân khỏi ách bóc lột của phong kiến và thực dân.
Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất vì nó phản ánh một cách rõ ràng những yêu cầu bức thiết của xã hội Việt Nam thời kỳ đó. Trong bối cảnh đất nước đang chịu ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất, nhưng họ lại phải đối mặt với áp bức, bóc lột từ cả hai giai cấp này.
Luận cương khẳng định rằng cuộc cách mạng phải tập trung vào việc giải phóng nông dân, đảm bảo quyền lợi cho họ thông qua việc thực hiện cách mạng ruộng đất, tức là đòi lại đất đai từ tay địa chủ và phân phối lại cho nông dân. Điều này không chỉ nhằm mục đích xóa bỏ áp bức giai cấp mà còn tạo ra sức mạnh cách mạng từ cơ sở, khuyến khích sự tham gia của đông đảo quần chúng trong cuộc đấu tranh.
Hơn nữa, việc nhấn mạnh đến đấu tranh giai cấp cũng là cách để Đảng xác định rõ đối tượng kẻ thù, đó là phong kiến và thực dân, từ đó xây dựng một mặt trận rộng rãi giữa các tầng lớp nhân dân chống lại áp bức. Luận cương đã định hướng cho các phong trào cách mạng sau này, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
Câu 14:
20/07/2024Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được xem là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam
Chọn đáp án A
Câu 15:
18/07/2024Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thể hiện trên mặt trận quân sự
Chọn đáp án B
Câu 16:
20/07/2024Mâu thuẫncơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thời kì 1930-1931 là: giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phản động
Chọn đáp án B
Câu 17:
17/07/2024Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945
Chọn đáp án D
Câu 18:
23/07/2024Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 gây ra cho xã hội Việt Nam là: đời sống các tầng lớp nhân dân khổ cực
Chọn đáp án D
Câu 19:
21/07/2024Hội nghị BCH Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930) do đồng chí Trần Phú chủ trì.
Chọn đáp án D
Câu 20:
22/07/2024Hiệp định Giơnevơ được kí kết đánh dấu thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân và nước.
Chọn đáp án A
Câu 21:
22/07/2024Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phám với ta tại Hội nghị Giơnevơ
Chọn đáp án A
Câu 22:
20/07/2024Sau khi thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, thực dân Pháp vạch ra kế hoạch mới mang tên Kế hoạch Rơ-ve
Chọn đáp án B
Câu 23:
23/07/2024Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11/1939 đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là: đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai
Chọn đáp án D
Câu 24:
20/07/2024Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị (2-1930) với Luận cương chính trị (10-1930) là xác định đúng nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
Chọn đáp án C
Câu 25:
17/07/202423 giờ ngày 13/8 Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ban bố “ Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước
Chọn đáp án A
Câu 26:
17/07/2024Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Chọn đáp án D
Câu 27:
16/07/2024Báo “Người cùng khổ” và Báo “Thanh niên” do Nguyễn Ái Quốc sáng lập
Chọn đáp án C
Câu 28:
16/07/2024Một trong những bài học kinh nghiệm mà Xô viết Nghệ Tĩnh để lại cho Đảng là: giành và giữ chính quyền
Chọn đáp án D
Câu 29:
19/07/2024Hồng quân Liên Xô và Đồng minh đánh thắng phát xít Đức, Nhật là nguyên nhân khách quan góp phần làm nên thắng lợi cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
Chọn đáp án A
Câu 30:
23/07/2024Khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc Dân Đảng lãnh đạo
Chọn đáp án D
Câu 31:
22/07/2024Để dốc vào cuộc chiến tranh thế giới, chính quyền Đờcu đã tăng cường vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương.
Chọn đáp án C
Câu 32:
16/07/2024Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước không phải là ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ
Chọn đáp án D
Câu 33:
19/07/2024Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp
Chọn đáp án C
Câu 34:
17/07/2024Trước tình thế sa lầy và thất bại của Pháp ở Đông Dương, Mĩ đã: can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương
Chọn đáp án D
Câu 35:
26/10/2024Đâu không phải là việc làm của Xô viết Nghệ Tĩnh trong lĩnh vực kinh tế?
Đáp án đúng là : B
- Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân,không phải là việc làm của Xô viết Nghệ Tĩnh trong lĩnh vực kinh tế.
Việc làm trong lĩnh vực kinh tế của Xô viết Nghệ Tĩnh: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo. Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường. Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau.
→ B đúng,A,C,D sai.
* PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH.
1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
a. Nguyên nhân bùng nổ.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam: kinh tế khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng; đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn. => Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
- Chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp khiến cho đời sống chính trị - xã hội ở Việt Nam ăng thẳng => tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam ngày càng lên cao.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.
⇒ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên nhân quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
b. Sự phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931
- Tháng 2 đến tháng 4/1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra với mục tiêu:
+ Đòi cải thiện đời sông; công nhân đòi tăng lương,giảm giờ làm;nông dân đòi giảm sưu thuế.
+ “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” “Đả đảo phong kiến”, “thả tù chính trị”.
- Tháng 5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động.
- Từ tháng 6 đến tháng 8/1930, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác.
- Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh, tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/1930),... => Hệ thống chính quyền địch ở nhiều địa phương tan rã; chính quyền “Xô viết” được thành lập.
2. Xô viết Nghệ - Tĩnh.
a. Sự ra đời của các “Xô viết” ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Từ tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Trước sự phát triển của phong trào cách mạng, hệ thống chính quyền địch ở nhiều địa phương đã tan rã; các cấp ủy Đảng ở nhiều xã, thôn đã lãnh đọa nhân dân đứng lên xây dựng chính quyền.
- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9/1930, ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Diễn Châu,...
- Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930 đầu năm 1931, tại các xã thuộc huyện Nghi Xuân, Hương Khê, Can Lộc.
b. Các chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Về chính trị: thực hiện rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.
- Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ các thứ thuế vô lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
- Về văn hóa - xã hội: mở các lớp dạy chữ quốc ngữ; xóa bỏ các tệ nạn xã hội; tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng qua hội họp, mít tinh; tuyên truyền, phổ biến các sách báo cách mạng,...
⇒ Xô Viết Nghệ - Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân.
c. Kết quả của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố lực lượng cách mạng => nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên, những người yêu nước bị bắt, bị tù đày.
- Đến giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước tạm thời lắng xuống.
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Hoàn cảnh: Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc)
b. Những quyết định quan trọng:
- Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.
- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng do Trần Phú soạn thảo.
* Nội dung Luận cương chính trị tháng 10/1930.
- Đường lối chiến lược: làm cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ phong kiến và đánh đế quốc.
- Động lực cách mạng: công nhân và nông dân.
- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
- Cách mạng Đông Dườn là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
⇒ Hạn chế của cương lĩnh:
- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.
4. Ý nghĩa lịch sử và bài hoạc kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
a. Ý nghĩa lịch sử.
- Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
- Khối liên minh công – nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.
- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
- Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
b. Bài học kinh nghiệm
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm về:
+ Công tác tư tưởng.
+ Xây dựng khối liên minh công nông, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Lãnh đạo quần chúng giành và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1931
Câu 36:
17/07/2024“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”, được trích trong Tuyên ngôn Độc lập
Chọn đáp án D
Câu 37:
16/07/2024Cơ quan ngôn luận của Hội iệt Nam Cách mạng Thanh niên là: báo “Thanh Niên”
Chọn đáp án B
Câu 38:
16/07/2024Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953-1954) đã làm cho kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản
Chọn đáp án C
Câu 39:
22/07/2024Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm đã mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam
Chọn đáp án A
Câu 40:
23/07/2024Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) đã chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh)
Chọn đáp án B
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 1)
-
14 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 3)
-
17 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 4)
-
14 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 5)
-
14 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 6)
-
42 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 7)
-
30 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 8)
-
26 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 9)
-
30 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Trắc nghiệm: Đề thi giữa kỳ I môn Lịch sử 12 (có đáp án) (Đề 10)
-
64 câu hỏi
-
50 phút
-
Các bài thi hot trong chương
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 12 Học kì 1 (Lần 1) (2189 lượt thi)
- Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 12 (1154 lượt thi)
- Đề thi giữa kì 2 Lịch Sử 12 (1079 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 12 Học kì 1 (Lần 2) (882 lượt thi)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 12 Học kì 2 (Lần 2) (755 lượt thi)