Câu hỏi:

11/12/2024 170

Đâu không phảilà điểm chung trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN và Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

B. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

Đáp án chính xác

C. Hợp tác phát triển có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : B

- Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình,không phải là điểm chung trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN và Liên hợp quốc.

+ Liên Hợp Quốc (LHQ):

Một trong các mục tiêu chính của LHQ là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thông qua các hoạt động như gìn giữ hòa bình, giải quyết xung đột và can thiệp khi cần thiết.

Đây là trách nhiệm toàn cầu của LHQ, thể hiện rõ trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.

+ ASEAN:

Mặc dù ASEAN cũng hướng đến hòa bình, ổn định khu vực, nhưng không có vai trò toàn cầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế như LHQ.

ASEAN tập trung vào hợp tác khu vực, tôn trọng chủ quyền quốc gia và không can thiệp nội bộ.

→ ASEAN không có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế như Liên Hợp Quốc, đây chính là điểm khác biệt giữa hai tổ chức.

→  B đúng.A,C,D sai.

* Mở rộng:

I:Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

a. Bối cảnh ra đời.

- Thứ nhất: sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước bào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn => xuất hiện nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

-Thứ hai: Đông Nam Á là khu vực địa chính trị quan trọng, các cường quốc (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô,...) luôn tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực này => Các nước Đông Nam Á cần thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế các ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.

- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới; thành công của khối thị trường chung châu Âu (EEC).

⇒ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước thành viên: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xin-ga-po và Phi-lip-pin.

b. Mục tiêu hoạt động.

- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình, ỏn định khu vực.

c. Quá trình phát triển.

* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

* Giai đoạn 1976 – 1991:

- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lính vực kinh tế và chính trị.

- 1884, Bru-nây tham gia ASEAN.

* Giai đoạn 1991 – nay:

- Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. Đến năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đã đứng chung trong một tổ chức.

- Sự kiên kết, hợp tác giữa các nước được tăng cường.

- 2007, Hiến chương ASEAN được kí kết.

- Tháng 12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, Cộng đồng ASEAN được thành lập.

II:SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC

1. Sự thành lập:

- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc → nhân dân thế giới có nguyện vọng chung sống, giữ gìn hòa bình.

- Tại Hội nghị Ianta, các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất thành lập 1 tổ chức quốc tế mang tên Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.

- Hội nghị Xan Phranxico (tháng 4 đến tháng 6/1945) đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

2. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động.

a. Mục tiêu:

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

- Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

b. Nguyên tắc hoạt động: Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc sau:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).

3. Cơ cấu tổ chức:

Gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng Quản thác, tòa án quốc tế và Ban thư kí.

4. Vai trò:

- Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực.

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế,....

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

 

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhân tố hàng đầu dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952-1973 là

Xem đáp án » 28/11/2024 771

Câu 2:

Điểm khác nhau cơ bản về đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai so với lần thứ nhất là

Xem đáp án » 28/10/2024 308

Câu 3:

nguyên nhân chủ yếu nào khiến Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”?

Xem đáp án » 18/07/2024 223

Câu 4:

Từ năm 1973 đến năm 1991 sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ những giai đoạn suy thoái ngắn là do

Xem đáp án » 20/07/2024 219

Câu 5:

Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, bài học lớn nhất Việt Nam phải quan tâm là

Xem đáp án » 18/07/2024 213

Câu 6:

Một trong những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản và kinh tế các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án » 22/07/2024 197

Câu 7:

Việt Nam có thể rút ra bài học nào từ sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 16/07/2024 193

Câu 8:

Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không thể tách rời nhau là đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng nào?

Xem đáp án » 16/07/2024 177

Câu 9:

Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Mĩ - Xô chuyển từ

Xem đáp án » 16/07/2024 171

Câu 10:

Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông - Tây sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án » 16/07/2024 171

Câu 11:

Nhận định nào sau đây đúng nhất khi nói về sự phát triển kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1960-1973?

Xem đáp án » 21/07/2024 170

Câu 12:

Nguyên nhân nào quyết định nhất đưa nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ II?

Xem đáp án » 22/07/2024 170

Câu 13:

Nội dung nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

Xem đáp án » 18/07/2024 166

Câu 14:

Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là

Xem đáp án » 11/09/2024 162

Câu 15:

Hội nghị Ianta (2-1945) được tổ chức tại

Xem đáp án » 20/07/2024 155

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »