Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10 (mới 2024 + Bài tập): Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 Bài 10.

1 1359 lượt xem


Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

A. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ.

1. Nguồn gốc và đặc điểm

a. Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn mang tính toàn cầu, như: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,... ⇒ đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...

- Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.

b. Đặc điểm:

- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

- Khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất phát triển.

2. Thời gian.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển quan hai giai đoạn.

+ Từ đầu những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX – nay – được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

3. Thành tựu tiêu biểu

Lĩnh vực

Thành tựu nổi bật

Khoa học cơ bản

- Tháng 3/1997, tạo ra cừu Đô-li bằng phương pháp sinh sản vô tính.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Cừu Đô-li

- Tháng 6/2000, “Bản đồ Gen người” được công bố, đến tháng 4/2003 “bản đồ gen người” mới hoàn chỉnh.

Công cụ sản xuất

- Máy tính điện tử; Máy tự động, hệ thống máy tự động; Rôbốt,...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Robot Asimo của Nhật Bản

Nguồn năng lượng mới

- Phát hiện và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng mới, như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, nguyên tử,...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Năng lượng gió và năng lượng mặt trời

Sáng chế những vật liệu mới

- Pô-li-me (chất dẻo); Gốm sứ chịu áp lực cao; Chất bán dẫn,...Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp

- Các phương pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh.

- Các biện pháp: cơ khí hóa, điện khí hóa, hóa học hóa,...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Cơ giới hóa nông nghiệp

Giao thông vận tải và thông tin liên lạc

- Giao thông vận tải: Máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao,...

- Thông tin liên lạc: cáp sợi thủy tinh quang dẫn,...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Tàu hỏa tốc độ cao

Chinh phục vũ trụ

- Phóng vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ.

- Đưa con người lên mặt trăng.

- Đưa con người bay vòng quanh trái đất,...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Tàu Apholo 11 của Mĩ đưa con người lên Mặt Trăng (1969)

4. Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

* Tác động tích cực:

+ Tăng năng suất lao động ⇒ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.

+ Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao.

+ Góp phần đưa đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.

+ Đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về giáo dục và đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.

* Tác động tiêu cực:

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Chế tạo ra các loại vũ khí hiện đại, có sức công phá và hủy diệt khủng kiếp.

+ Gia tăng: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các loại dịch bệnh mới...

+ Những mối lo từ việc: đạo đức bị băng hoại, an ninh xã hội không ổn định,...

II. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

1. Thời gian: từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

2. Bản chất: toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

3. Biểu hiện:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần.

+ Nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

+ khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

- Sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học - kĩ thuật.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

+ Ví dụ: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU),...

⇒ Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thưc tế không thể đảo ngược được.

4. Tác động của xu thế toàn cầu hóa

* Tác động tích cực:

- Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội của lực lượng sản xuất.

- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

* Tác động tiêu cực:

- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu –nghèo trong từng nước và giữa các nước.

- Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị).

- Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia v.v..

5. Thời cơ và thách thức của các dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa

a. Thời cơ:

- Chiếm lĩnh thị trường.

- Có điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học – công nghệ.

- Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí,...

b. Thách thức:

- Nguy cơ mất độc lập, chủ quyền.

- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trườn thế giới.

- Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ.

- Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,...

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Câu 1: Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện từ thời gian nào?

A. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

B. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.

C. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Đáp án: C

Giải thích:

Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện từ khoảng đầu những năm 80 của thế kỉ XX.

(SGK Lịch Sử, tr69)

Câu 2: NAFTA là tên viết tắt của

A. Diễn đàn hợp tác Á - Âu.

B. Ngân hàng thế giới.

C. Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ.

D. Diễn đàn hợp tác thương mại tự do.

Đáp án: C

Giải thích: NAFTA là tên viết tắt của Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (SGK Lịch Sử, tr69).

Câu 3: Nguồn gốc chính của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa sau thế kỷ XX là gì?

A. Do những biến cố của khí hậu.

B. Do các nước tư bản tạo ra.

C. Do thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới.

D. Do những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử, tr66.

Câu 4: Tổ chức liên kết kinh tế thể hiện xu thế toàn cầu hóa của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là

A. ASEM.

B. APEC.

C. AFTA.

D. NAFTA.

Đáp án: C

Giải thích: Tổ chức liên kết kinh tế thể hiện xu thế toàn cầu hóa của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN) - SGK Lịch Sử, tr69.

Câu 5: Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới thể hiện xu thế toàn cầu hóa là

A. EU.

B. APEC.

C. AFTA.

D. NAFTA.

Đáp án: A

Giải thích: Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới thể hiện xu thế toàn cầu hóa là EU (SGK Lịch Sử, tr69)

Câu 6: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai?

A. Mĩ.

B. Nhật Bản.

C. Anh.

D. Liên Xô.

Đáp án: A

Giải thích: Mĩ là quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai (SGK Lịch Sử, tr66)

Câu 7: Cách mạng xanh là cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực

A. Công nghiệp.

B. Dịch vụ.

C. Nông nghiệp.

D. Xây dựng.

Đáp án: C

Giải thích: Cách mạng xanh là cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp (SGK Lịch Sử, tr68)

Câu 8: Hình ảnh dưới nói đến thành tựu gì của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại trong lĩnh vực Sinh học?

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 10 có đáp án - Cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (ảnh 1)

A. Cừu Đôli ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính.

B. Cừu Đôli ra đời bằng phương pháp sinh sản hữu tính.

C. Cừu Đôli ra đời bằng phương pháp nhân giống thuần chủng.

D. Cừu Đôli ra đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.

Đáp án: A

Giải thích: Các nhà khoa học tạo ra được con cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính từ một tế bào lấy từ tuyến vú của một con cừu đang có thai vào tháng 3 năm 1997.SGK Lịch Sử, tr67.

Câu 9: Từ những năm 40 của thế kỷ XX lịch sử thế giới đã diễn ra

A. cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại

C. cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

D. cuộc cách mạng công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Từ những năm 40 của thế kỷ XX lịch sử thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại (SGK Lịch Sử, tr67).

Câu 10. Năm 2003 quốc gia nào ghi tên mình trở thành nước thứ ba trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vào không gian?

A. Trung Quốc

B.Ấn Độ

C. Nhật Bản

D. Đức.

Đáp án: A

Giải thích: Năm 2003 Trung Quốc phóng thành công tàu Thần Châu 5,đưa nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ và trở thành nước thứ ba trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vào không gian.

Câu 11. Hai quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ là

A. Liên Xô và Trung Quốc.

B. Mỹ và Nhật Bản.

C. Liên Xô và Mĩ.

D. Liên bang Nga và Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1961 Liên Xô phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái Đất. Năm 1969 Mĩ đưa con người lên Mặt Trăng. Vì vậy lịch sử ghi nhận hai quốc gia này đi tiên phong trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ.

Câu 12. Hình ảnh dưới đây nói đến sự kiện nào ?

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 10 có đáp án - Cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (ảnh 1)

A. Lần đầu tiên con người đặt chân lên Sao Hỏa.

B. Lần đầu tiên con người đặt chân lên Sao Kim.

C. Lần đầu tiên con người đặt chân lên Sao Thổ.

D. Lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử, tr68.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 13. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là

A. khoa học gắn liền với kỹ thuật.

B. kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.

C. ứng dụng vào thực tiễn diễn ra nhanh chóng.

D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Đáp án: D

Giải thích: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (SGK Lịch Sử, tr66)

Câu 14: Giai đoạn thứ hai của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ vì

A. chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực công nghệ.

B. kĩ thuật đi trước, mở đường cho khoa học.

C. đã cải tiến, hoàn thiện phương tiện sản xuất.

D. mọi phát minh đều bắt nguồn từ khoa học.

Đáp án: A

Giải thích: Giai đoạn thứ hai của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ vì chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực công nghệ (SGK Lịch Sử, tr67)

Câu 15. Bản chất của toàn cầu hóa là

A. sự gia tăng các mối liên hệ, tác động, phụ thuộc giữa các quốc gia.

B. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ ở nhiều khu vực trên thế giới.

C. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế.

D. sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia.

Đáp án: A

Giải thích: Bản chất của toàn cầu hóa là sự gia tăng các mối liên hệ, tác động, phụ thuộc giữa các quốc gia (SGK Lịch Sử, tr69).

1 1359 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: