Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 27 (mới 2024 + Bài tập): Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 Bài 27.

1 1,298 21/12/2023


Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

A. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

I. CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC

1. Thời kì 1919 – 1930

(Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng ra đời)

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) đã đưa đến nhiều chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam ⇒ tạo cơ sở bên trong cho sự xuất hiện và phát triển của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

- Hoạt động yêu nước, cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước khác đã làm chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản.

- Nửa cuối năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt nam và ngày 3/2/1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)

2. Thời kì 1930 – 1945

(Từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến 2/9/1945)

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933); chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp và đặc biệt, sự ra đời và lãnh đạo quần chúng đấu tranh của Đảng Cộng sản Việt Nam .... đã đưa tới sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930- 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

- Trong những năm 1936 – 1939, khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện và đe dọa nền hòa bình thế giới, ở Việt Nam dấy lên phong trào đấu tranh công khai, rộng lớn đòi tự do, dân sinh, dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tác động mạnh đến tình hình thế giới. Cuộc đấu tranh chống phát xít của Liên Xô và các lực lượng dân chủ trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình chuẩn bị và tập dượt suốt 15 năm kể từ khi Đảng ra đời.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập

3. Thời kì 1945 – 1954

(Từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 đến ngày 21/7/1954)

- Sau cách mạng tháng tám thành công Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã giữ vững được chính quyền, chống giặc đói, giặc dốt, chống ngoại xâm và nội phản.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) tiến hành trong điều kiện nước ta đã có độc lập và chính quyền. Vì vậy, kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này.

4. Thời kì 1954 – 1975

( Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đến ngày 30/4/1975)

- Sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, đất nước ta chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. ⇒ Đảng đã đề ra nhiệm vụ cho cách mạng từng miền, nhiệm vụ chung cho nhân dân cả nước; xác định vị trí, vai trò của cách mạng từng miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Nam – Bắc.

- Trong những năm 1954 – 1975, quân dân Miền Nam từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, thực hiện giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.

- Từ 1954 – 1975, Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ của thời kì quá độ đi lên CNXH, kết hợp với chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến Miền Nam.

5. Thời kì 1975 – 2000

( Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 đến năm 2000)

- Sau đại thắng mùa xuân 1975, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới – độc lập, thống nhất và cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong mười năm đầu đi lên CNXH (1976 – 1986), thông qua hai kế hoạch Nhà nước 5 năm, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém.

- Đường lối đổi mới bắt đầu từ Đại hội Đảng VI (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới, khắc phục những khó khăn, yếu kém để đi lên.

- Từ 1986 đến 2000 chúng ta đã thực hiện thắng lợi 3 kế hoạch 5 năm, thắng lợi này đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn với những bước đi phù hợp.

II. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm

1. Nguyên nhân thắng lợi

- Nhân dân Việt Nam có truyền thống đoàn kết, giàu lòng yêu nước, cần cù lao động sáng tạo, anh dũng kiên cường trong chiến đấu.

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ.

2. Bài học kinh nghiệm

- Luôn giương cao ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNXH.

- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Tăng cường khối đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nhân dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là gì?

A. Độc lập dân tộc.

B. Các quyền dân chủ.

C. Ruộng đất.

D. Hòa bình.

Đáp án: A

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nhân dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là độc lập dân tộc.

Câu 2. Từ năm 1919 - 1990 nhân dân Việt Nam đã phải chống lại những thế lực ngoại xâm nào?

A. Pháp, Nhật, Anh, Mĩ, Trung Quốc.

B. Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Campuchia.

C. Pháp, Nhật, Mĩ, tập đoàn Khơ-me đỏ; Trung Quốc.

D. Pháp, Nhật, Mĩ, Trung Hoa Dân Quốc, tập đoàn Pôn Pốt.

Đáp án: C

Giải thích: Từ năm 1919 - 1990 nhân dân Việt Nam đã phải chống lại những thế lực ngoại xâm: Pháp (1919-1954) , Nhật (1940-1945) , Mĩ (1954-1975), Trung Quốc (1979), tập đoàn Pôn Pốt (1978).

Câu 3. Tính chung trong quá trình xâm lược Việt Nam từ 1954 - 1975, đế quốc Mĩ đã thực hiện

A. 5 chiến lược chiến tranh với 5 đời Tổng thống và thất bại.

B. 4 chiến lược chiến tranh với 4 đời Tổng thống và thất bại.

C. 4 chiến lược chiến tranh với 5 đời Tổng thống và thất bại.

D. 5 chiến lược chiến tranh với 4 đời Tổng thống và thất bại.

Đáp án: C

Giải thích:

- Bốn chiến lược: chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh.

- Trải qua 5 đời tổng thống: Aixenhao, Kennodi, Jonxon, Nichxon, Ford.

Câu 4. Với chiến thắng nào sau đây nhân dân Việt Nam đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước?

A. Cách mạng tháng Tám thắng lợi 1945.

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

C. Hoàn thành thống nhất đất nước.

D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Đáp án: D

Giải thích: Với chiến thắng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 nhân dân ta đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Câu 5. Tổ chức cách mạng nào dưới đây là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam?

A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

B. Hội Phục Việt.

C. Việt Nam nghĩa đoàn.

D. Tân Việt Cách mạng Đảng.

Đáp án: A

Giải thích: Tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

Câu 6. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với lực lượng xã hội nào?

A. Nông dân.

B. Địa chủ.

C. Tư sản.

D. Tiểu tư sản.

Đáp án: A

Giải thích: Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp nông dân.

Câu 7. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc Việt Nam đã căn bản hoàn thành cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng ruộng đất.

B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Đáp án: B

Giải thích: Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc Việt Nam đã căn bản hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 8. Đặc điểm nổi bật của tình hình miền Nam Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là

A. tàn dư của chiến tranh, chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề.

B. tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp.

C. chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố.

D. các lực lượng chống đối cách mạng đã được dẹp yên.

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm nổi bật của tình hình miền Nam Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là tàn dư của chế độ thực dân mới còn nặng nề, công nhân thất nghiệp.

Câu 9. Tổ chức nào được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Cứu quốc quân.

B. Vệ quốc đoàn.

C. Việt Nam giải phóng quân.

D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Đáp án: D

Giải thích: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Câu 10. Nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam trong những năm 1945-1954 là gì?

A. Kháng chiến và kiến quốc.

B. Chống Pháp giành độc lập dân tộc.

C. Chống Pháp và sự can thiệp của Mĩ.

D. Chống ngoại xâm và nội phản.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lich Sử 12, tr218.

Câu 11. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975?

A. Kháng chiến chống Pháp xâm lược.

B. Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

C. Đấu tranh chống phong kiến phản động.

D. Hoàn thành thống nhất đất nước về nhà nước.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lich Sử 12, tr218.

Câu 12. Ngày 7 - 11 - 2007, diễn ra sự kiện gì gắn với sự phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam?

A. Việt Nam trở thành thành viện thứ 150 của WTO.

B. Việt Nam trở thành thành viện thứ 149 của Liên hợp quốc.

C. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.

D. Việt Nam gia nhập tổ chức APEC.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 7 - 11 - 2007, Việt Nam trở thành thành viện thứ 150 của WTO.

Câu 13. Ngày 28-7-1995, diễn ra sự kiện gì gắn với chính sách đối ngoại của Đảng ta trong thời kì đổi mới?

A. Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

B. Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

C.Việt Nam tuyên bố "muốn làm bạn" với các nước.

D. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Tây Âu.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 14. Ngày 13/01/1941, binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An) đã nổi dậy chiếm đồn, đánh chiếm Đô Lương, rồi lên ô tô kéo về Vinh. Cuộc binh biến này do ai lãnh đạo?

A. Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn)

B. Nguyễn Văn Cừ

C. Nguyễn Văn Cung (Đội Cung)

D. Lương Ngọc Quyến

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc binh biến ở Đô Lương do Đội Cung (Nguyễn Văn Cung) chỉ huy. SGK Lịch Sử 12, tr107.

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 14. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam có thái độ như thế nào đối với cách mạng?

A. Kiên định đấu tranh với Pháp.

B. Đấu tranh cách mạng triệt để.

C. Không kiên định, dễ thoả hiệp.

D. Phản bội quyền lợi dân tộc.

Đáp án: C

Giải thích: Giai cấp tư sản (dân tộc) sau chiến tranh thế giới thứ nhất là có thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp khi Pháo cho một số quyền lợi.

1 1,298 21/12/2023