Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 5 (mới 2024 + Bài tập): Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 Bài 5.

1 1,135 21/12/2023


Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

A. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

I. CÁC NƯỚC CHÂU PHI

1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi dâng cao mạnh mẽ ⇒ châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy”.

- Các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi:

* Giai đoạn 1945 – 1954: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với thắng lợi ở Ai Cập (1953, Libi (1952),...

* Giai đoạn 1954 – 1960: Phong trào đấu tranh lan rộng ở Bắc Phi và Tây Phi với các thắng lợi của: Tuynidi (1956),Gana (1956), Ghine (1957), Marốc (1960), ...

* Giai đoạn 1960 – 1975:

+ 1960, 17 nước châu Phi giành độc lập, lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”.

+ Thắng lợi của nhân dân Etiopia (1974), Môdămbích và Ănggôla năm 1975 được coi là mốc sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân và hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.

* Giai đoạn 1985 – nửa sau những năm 90 của thế kỉ XX: Nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.

+ 18/4/1980, nhân dân Nam Rodedia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabue.

+ 21/3/1990, Namibia tuyên bố độc lập.

+ 1993, chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai sụp đổ ở Nam Phi.

Lý thuyếtLịch Sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Lược đồ châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

- Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, đã thu được một số thành tựu kinh tế – xã hội.

- Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói nghèo, xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nước ngoài…).

Lý thuyếtLịch Sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Tình trạng đói nghèo ở nhiều nước châu Phi

- Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU) – 5/1963, sau đổi là Liên minh Châu Phi (AU) triển khai nhiều chương trình phát triển của Châu lục.

- Con đường phát triển của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

II. CÁC NƯỚC MĨ LATINH

1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập.

- Từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành sân sau của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ.

⇒ Cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh chống lại các chế độc độc tài thân Mĩ diễn ra sôi nổi.

- Các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở Mĩ Latinh:

* Giai đoạn từ 1945 – 1959: phong trào đấu tranh phát triển hầu khắp các nước Mĩ Latinh, với nhiều hình thức: bãi công (ở Chi-lê,...), khởi nghĩa vũ trang (ở Panama, Bolivia,...), đấu tranh nghị trường (ở Achentina, Venezuela,...).

* Giai đoạn từ 1959 – cuối những năm 80 của thế kỉ XX:

- Thắng lợi của cách mạng Cuba (1/1/1959) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân các nước Mĩ Latinh.

Lý thuyếtLịch Sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Phiđen Cátxtơrô – lãnh tụ của phong trào

đấu tranh cách mạng ở Cuba

- Tháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cu Ba, nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh vẫn phong trào mạnh mẽ.

- Từ thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi.

⇒ Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy”.

* Giai đoạn từ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX cho đến nay.

- Mĩ tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng Mĩ Latinh. Ví dụ:

+ Can thiệp vào Panama (1990).

+ Bao vây, cấm vận, cô lập và chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Cuba.

⇒ cách mạng Mĩ Latinh đứng trước nhiều khó khăn, thử thách.

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

- Sau khi khôi phục độc lập, các nước Mỹ La-tinh đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiều nước trở thành những nước công nghiệp mới (NIC) như Brazil, Argentina, Mehicô.

- Trong thập niên 80, các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn: kinh tế suy thoái, lạm phát tăng nhanh, chính trị - xã hội không ổn định,...

- Sang thập niên 90, kinh tế Mỹ Latinh có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Mỹ Latinh vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội (đặc biệt tham nhũng là quốc nạn, phân phối không công bằng, nợ nước ngoài ).

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh

Câu 1: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi phát triển mạnh từ thời gian nào?

A. Từ những năm 50 của thế kỷ XX.

B. Từ những năm 60 của thế kỷ XX.

C. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Từ sau năm 1975.

Đáp án: A

Giải thích: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi phát triển mạnh từ những năm 50 của thế kỷ XX (SGK Lịch Sử 12, tr35).

Câu 2: Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Phi bùng nổ đầu tiên ở khu vực nào?

A. Đông Phi.

B. Bắc Phi.

C. Nam Phi.

D. Tây Phi.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Phi bùng nổ đầu tiên ở khu vực Bắc Phi (SGK Lịch Sử 12, tr35).

Câu 3: Các quốc gia giành được độc lập đầu tiên ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Môdămbích và Ănggôla

B. Angiêri và Tuynidi.

C. Ai Cập và Libi.

D. Dimbabuê và Namibia.

Đáp án: C

Giải thích: Các quốc gia giành được độc lập đầu tiên ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Ai Cập và Libi (SGK Lịch Sử 12, tr35).

Câu 4: Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì

A. nhân dân châu Phi đứng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

B. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

C. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi bị tan rã.

D. chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai chính thức bị xóa bỏ.

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì 17 nước châu Phi được trao trả độc lập (SGK Lịch Sử 12, tr36).

Câu 5: Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi và hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã sau sự kiện nào?

A. 17 quốc gia ở châu Phi giành được độc lập (1960).

B. Môdămbích và Ănggôla giành được độc lập (1975).

C. Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai bị xóa bỏ (1993).

D. Nelson Mandela là Tổng thống da đen của Cộng hòa Nam Phi (1994).

Đáp án: B

Giải thích: Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi và hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã sau sự kiện Môdămbích và Ănggôla giành được độc lập (1975) - SGK Lịch Sử 12, tr36.

Câu 6: Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào

A. cuộc đấu tranh chống chế độ chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

B. cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.

C. giải quyết nạn đói và dịch bệnh hoành hành.

D. công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Đáp án: D

Giải thích: Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước (SGK Lịch Sử 12, tr37).

Câu 7: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc đấu tranh của nhân dân ở Nam Phi là

A.chủ nghĩa thực dân mới.

B. chủ nghĩa thực dân cũ.

C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

D. chủ nghĩa đế quốc.

Đáp án: C

Giải thích: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc đấu tranh của nhân dân ở Nam Phi là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (SGK Lịch Sử 12, tr37).

Câu 8: Nelson Mandela là lãnh tụ của phong trào đấu tranh

A. chống ách thống trị của bọn thực dân.

B. giành độc lập ở Angiêri.

C. giành độc lập ở Ănggôla.

D. chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Đáp án: D

Giải thích: Nelson Mandela là lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi (SGK Lịch Sử 12, tr37).

Câu 9: Lịch sử ghi nhận “Năm châu Phi” là năm nào?

A.1952.

B. 1954.

C. 1960.

D. 1975.

Đáp án: C

Giải thích: Lịch sử ghi nhận “Năm châu Phi” là năm 1960 (SGK Lịch Sử 12, tr36).

Câu 10: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có âm mưu chủ yếu gì đối với khu vực Mĩ Latinh?

A. Biến Mĩ Latinh thành sân sau của mình.

B. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh vào khối quân sự của mình.

C. Khống chế các nước Mĩ Latinh không cho quan hệ với các nước khác.

D. Tiến hành lật đổ chính quyền ở các nước Mĩ Latinh.

Đáp án: A

Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có âm mưu biến Mĩ Latinh thành sân sau của mình (SGK Lịch Sử 12, tr35).

Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh đã tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại

A. chủ nghĩa thực dân cũ.

B. chế độ độc tài thân Mĩ.

C. chủ nghĩa tư bản.

D. chế độ phân biệt chủng tộc.

Đáp án: B

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh đã tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại chế độ độc tài thân Mĩ (SGK Lịch Sử 12, tr39).

Câu 12: Ngày 1/1/1959, ở khu vực Mĩ Latinh diễn ra sự kiện gì?

A. Nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen Catxtơrô đứng đầu.

B. 13 quốc gia ở vùng Caribe lần lượt giành độc lập.

C. Tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” được thành lập.

D. Thu hồi chủ quyền kênh đào Panama.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 1/1/1959, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen Catxtơrô đứng đầu (SGK Lịch Sử 12, tr39).

Câu hỏi thông hiểu

Câu 13: Thắng lợi của cách mạng nước nào có tác động sâu sắc tới cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ La-tinh?

A. Cách mạng Cuba.

B. Cách mạng Chilê.

C. Cách mạng Pêru

D. Cách mạng Cômlômbia.

Đáp án: A

Giải thích: Thắng lợi của cách mạng Cuba có tác động sâu sắc tới cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ La-tinh (SGK Lịch Sử 12, tr39).

Câu 14: Tại sao Cuba được xem là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Là nước đầu tiên giành độc lập, thúc đẩy phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh.

B. Là nước lớn mạnh nhất ở Mĩ Latinh đấu tranh lật đổ được chế độ độc tài thân Mĩ Batixta.

C. Là nước tiên phong đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Mĩ Latinh.

D. Là dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đấu tranh vì độc lập, tự do.

Đáp án: A

Giải thích: Cách mạng Cuba là nước đầu tiên giành độc lập, thúc đẩy phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh: làm dấy lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ độc tài thân Mĩ, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và giành được thắng lợi. Cho nên cách mạng CuBa được coi lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Nhân dân Cuba tấn công trại lính ở Môncađa (7/1953).

B. Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959).

C. Thu hồi chủ quyền kênh đào Panama (1964).

D. 13 quốc gia ở vùng Caribê được độc lập (1983).

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr39.

1 1,135 21/12/2023