Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 11 (mới 2024 + Bài tập): Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 Bài 11.

1 1,579 21/12/2023


Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

A. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945

- Thứ nhất: chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới. Trong nhiều thập niên, các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị, kinh tế, quân sự...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Tuy nhiên, do những sai lầm nghiêm trọng về đường lối, chính sách và sự chống phá của thù địch, tới đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Thứ hai: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh diễn ra sôi nổi và giành được nhiều thắng lợi to lớn, dẫn đến: sự tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân; sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước Á, Phi và Mĩ Latinh bắt tay vào xây dựng, phát triển đất nước và đạt được nhiều thành tựu.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Lược đồ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh

- Thứ ba: sự vươn lênh nhanh chóng về kinh tế của các nước tư bản; hình thành ba trung tâm kinh tế lớn trên thế giới là Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.

- Thứ tư: quan hệ quốc tế có nhiều chuyển biến phức tạp.

+ Trật tự hai cực Ianta được hình thành do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.

+ Thế giới chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đối đầu căng thẳng với đỉnh cao Chiến tranh lạnh.

+ Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới có nhiều thay đổi to lớn, phức tạp, song xu hướng chung là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

- Thứ năm: cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ với những tiến bộ phi thường và nhiều thành tựu kì diệu.

II. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

- Thứ nhất, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Thứ hai, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới.

- Thứ ba, ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại bộc lộ chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ

- Thứ tư, xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

- Xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới hai cực Ianta hình thành với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường nào đứng đầu?

A. Mĩ và Trung Quốc.

B. Anh và Liên Xô.

C. Mĩ và Liên Xô.

D. Pháp, Trung Quốc.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr71.

Câu 2: Sau khi giành được độc lập các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã

A. đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội.

B. phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. vươn lên trở thành những siêu cường về kinh tế, chính trị.

D. hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Đáp án: A

Giải thích: Sau khi giành được độc lập các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội (SGK Lịch sử 12, tr72).

Câu 3: Trong nửa sau thế kỉ XX, nhờ có sự điều chỉnh kịp thời nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa đã

A. tăng trưởng khá liên tục, hình thành các trung tâm kinh tế lớn.

B. giải quyết triệt để mâu thuẫn giàu - nghèo trong xã hội.

C. phát triển ổn định, bền vững, không bị khủng hoảng.

D. phát triển với quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng thần kì.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr72.

Câu 4: Nét nổi bật của quan hệ quốc tế trong những năm 1945 - 1991 là

A. sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ dẫn đến Chiến tranh lạnh kéo dài.

B. chủ nghĩa khủng bố hình thành đe dọa đến các nước.

C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại.

D. các cuộc xung đột do mâu thuẫn về sắc tộc tôn giáo.

Đáp án: A

Giải thích: Nét nổi bật của quan hệ quốc tế trong những năm 1945 - 1991 là sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ dẫn đến Chiến tranh lạnh kéo dài (SGK Lịch sử 12, tr72)

Câu 5: Điền từ còn thiếu vào đoạn trích sau:Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là …(1)…đã trở thành…(2)... đáp ứng những đòi hỏi mới về……(3)... của cuộc sống ngày càng có chất lượng cao”

A. (1) kỹ thuật; (1) lực lượng sản xuất trực tiếp; (3) vật chất, tinh thần.

B. (1) khoa học; (2) lực lượng sản xuất trực tiếp; (3) công cụ sản xuất mới, năng lượng mới, vật liệu mới.

C. (1) kỹ thuật; (2) lực lượng sản xuất trực tiếp; (3) chạy đua lực lượng quân sự, vũ khí hiện đại và tiêu dùng.

D. (1) khoa học; (2) lực lượng sản xuất trực tiếp; (3) môi trường sống.

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đáp ứng những đòi hỏi mới về công cụ sản xuất mới ,năng lượng mới, vật liệu mới của cuộc sống ngày càng có chất lượng cao (SGK Lịch sử 12, tr73)

Câu 6: Có thể nói, xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp và sự thích ứng để vừa kịp thời, vừa khôn ngoan

A. lợi dụng lẫn nhau để phát triển kinh tế.

B. nắm bắt thời cơ phát triển công nghệ.

C. nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.

D. vượt qua thách thức, tránh tụt hậu.

Đáp án: C

Giải thích: Có thể nói, xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp và sự thích ứng để vừa kịp thời, vừa khôn ngoan nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức (SGK Lịch sử 12, tr73)

Câu 7: Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên nền

A. sản xuất phồn vinh, tài chính vững chắc, công nghệ cao, quốc phòng mạnh.

B. sản xuất phồn vinh, nông nghiệp vững mạnh, kinh tế phát triển.

C. sản xuất hàng hóa, công nghệ phần mềm phát hiện, quân sự mạnh.

D. sản xuất công nghệ phần mềm cao, lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên nền sản xuất phồn vinh, tài chính vững chắc, công nghệ cao, quốc phòng mạnh (SGK Lịch sử 12, tr73).

Câu 8: Sau chiến tranh lạnh quan hệ giữa các nước lớn điều chỉnh theo chiều hướng

A. đối đầu, chạy đua vũ trang, xung đột trực tiếp.

B. đối thoại, thỏa hiệp, cạnh tranh lẫn nhau.

C. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.

D. đối thoại đại cạnh tranh và hợp tác.

Đáp án: C

Giải thích: Sau chiến tranh lạnh quan hệ giữa các nước lớn điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp (SGK Lịch sử 12, tr74)

Câu 9: Xu thế chủ đạo của thế giới hiện nay là

A. phân biệt chủng tộc và màu da.

B. hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.

C. hoàn hoãn, tránh xung đột trực tiếp về quân sự.

D. phân biệt tôn giáo và vùng miền.

Đáp án: B

Giải thích: Xu thế chủ đạo của thế giới hiện nay là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển (SGK Lịch sử 12, tr74).

Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khu vực nào?

A. Châu Âu, châu Á và châu Phi.

B. Châu Á, châu Âu và khu vực Mĩ Latinh.

C. Châu Âu, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

D. Châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

Đáp án: D

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (SGK Lịch sử 12, tr72).

Câu 11: Nửa sau thế kỉ XX hệ thống đế quốc chủ nghĩa có những chuyển biến quan trọng, Mĩ vươn lên trở thành

A. đế quốc giàu mạnh nhất.

B. trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới.

C. siêu cường tài chính số 1 thế giới.

D. nước có nền kinh tế phát triển thần kì.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr71.

Câu 12: Hình thức chủ yếu để cạnh tranh giữa các cường quốc sau chiến tranh lạnh là

A. Xây dựng lực lượng quận sự mạnh.

B. Xây dựng và sản xuất nhiều loại vũ khí hủy diệt.

C. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

D. Chạy đua vũ tranh để cạnh tranh giữa các cường quốc.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr73.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 13: Sự kiện nào chứng tỏ chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành hệ thống thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thắng lợi của các nước ở Đông Âu.

B. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

C. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc.

D. Thắng lợi của cách mạng Cuba.

Đáp án: A

Giải thích: Với thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới (SGK Lịch sử 12, tr71).

Câu 14: Ý nào sau đây không phải là tính hai mặt trong mối quan hệ giữa các nước lớn sau chiến tranh lạnh ?

A. Mâu thuẫn và hài hòa.

B. Cạnh tranh và hợp tác.

C. Tiếp xúc và kiềm chế.

D. Xung đột và mâu thuẫn.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr74.

Câu 15: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của khoa học.

A. Khoa học gắn liền với kĩ thuật.

B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ khoa học.

C. Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật.

D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch sử 12, tr73.

1 1,579 21/12/2023