Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 24 (mới 2024 + Bài tập): Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 Bài 24.

1 1,114 21/12/2023


Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975

A. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975

I. TÌNH HÌNH HAI MIỀN NAM – BẮC SAU NĂM 1975

Miền Bắc

Miền Nam

Thuận lợi

Cách mạng xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

- Miền Nam được giải phóng hoàn toàn. Chế độ thực dân mới của Mĩ và bộ máy chính quyền Sài Gòn trung ương sụp đổ.

Khó khăn

- Hậu quả từ cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quâ của Mĩ để lại nặng nề => quá trình tiến lên của đất nước bị chậm lại nhiều năm.

- Cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra những hậu quả nặng nề.

- Cơ sở của chính quyền Sài Gòn tại các địa phương vẫn còn tồn tại.

- Nền kinh tế Miền Nam phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ của nước ngoài.

- Hệ quả của chính sách văn hóa ngu dân của Đế quốc Mĩ để lại rất nặng nề: tỉ lệ người mù chữ cao; trong xã hội phổ biến các tệ nạn: cờ bạc, ma túy, mãi dâm...

Nhiệm vụ

- Khắc phục hậu quả chiến tranh

- Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội

- Ổn định tình hình chính trị - xã hội

- Khắc phục hậu quả chiến tranh

- Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội

II. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC

1. Miền Bắc

- Đến giữa năm 1976, miền Bắc hoàn thành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển mạnh.

- Thực hiện nghĩa vụ làm căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia.

2. Miền Nam

- Tiến hành tiếp quản vùng giải phóng,thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng.

- Tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng v.v., chính quyền cách mạng tuyên bố thành lập ngay sau khi được giải phóng hoàn toàn.

- Hàng triệu đồng bào được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

- Chính quyền cách mạng tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động, tuyên bố xoá bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hoá ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.

- Chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cấp bách và lâu dài của nhân dân về lương thực. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, cả những cơ sở bị gián đoạn quan hệ với nước ngoài, đều trở lại hoạt động.

- Văn hoá, giáo dục, y tế... được tiến hành khẩn trương từ những ngày đầu mới giải phóng.

III. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC

a. Lí do cần thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Tổ quốc Việt Nam đã được thống nhất về lãnh thổ, nhưng ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau → cần phải thống nhất thành một nhà nước chung.

- Nguyện vọng của nhân dân: mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan quyền lực đại diện chung cho nhân dân cả nước.

- Cần tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để cả nước cùng thực hiện nhiêm vụ đi lên chủ nghĩa xã hội.

b. Quá trình thực hiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Tháng 9/1975, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 24 đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Từ ngày 15 đến ngày 20/ 9/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn với sự tham gia của hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền Nam – Bắc. Hội nghị đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung năm 1976

- Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội”:

+ Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.

+ Quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh; Quốc kì – Cờ đỏ sao vàng; Quốc ca – Tiến quân ca; Quốc huy mang dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

+ Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu ban dự thảo Hiến pháp.

+ Ở địa phương, Quốc hội quyết định tổ chức thành ba cấp chính quyền: cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương. Ở mỗi cấp chính quyền có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

⇒ Thành công của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa I đã hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

c. Ý nghĩa:

- Đáp ứng được nguyện vọng, mong mỏi của nhân dân hai miền: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

- Tạo cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Tạo những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975

Câu 1. Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đoàn đại biểu hai miền Bắc - Nam Việt Nam (tháng 11/1975) đã họp ở đâu?

A. Hà Nội.

B. Sài Gòn.

C. Đà Nẵng.

D. Huế.

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đoàn đại biểu hai miền Bắc - Nam Việt Nam (tháng 11/1975) đã họp ở Sài Gòn (SGK Lịch Sử 12, tr.201).

Câu 2. Từ năm 1946 đến năm 1980, Quốc hội đã ba lần thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến pháp nào?

A. Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm 1980.

B. Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1960; Hiến pháp 1980.

C. Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1976; Hiến pháp 1980.

D. Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1976; Hiến pháp 1980.

Đáp án: A

Giải thích: Từ năm 1946 đến năm 1980, Quốc hội đã ba lần thông qua Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm 1980.

Câu 3. Ngày 20-9-1977, Việt Nam là thành viên thứ mấy của Liên hợp quốc?

A. Thàng viên thứ 110.

B. Thành viên thứ 149.

C. Thành viên thứ 150.

D. Thành viên thứ 160.

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 20-9-1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc và trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức này (SGK Lịch Sử 12, tr1203)

Câu 4. Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua vào thời gian nào?

A. 21-11-1975.

B. 25-4-1976.

C. 2-7-1976.

D. 18-12-1980.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr202.

Câu 5. Quan sát bức ảnh sau và cho biết chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ai?

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 24 có đáp án - Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975 (ảnh 1)

A. Nguyễn Xuân Phúc.

B. Tôn Đức Thắng.

C. Phạm Minh Chính.

D. Nguyễn Minh Triết.

Đáp án: B

Giải thích: Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-30/3/1980) có bí danh Thoại Sơn, từng được gọi là Bác Tôn, là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Chủ tịch nước đầu tiên của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 22/9/1969 - 2/7/1976. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân."

Câu 6. Từ ngày 15 đến ngày 21 - 11- 1975 diễn ra sự kiện gì?

A. Cuộc tổng tuyển cử của cả nước lần thứ nhất.

B. Cuộc tổng tuyển cử của cả nước lần thứ hai.

C. Hội nghị hiệp thương thống nhất đất nước tại Sài Gòn.

D. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất.

Đáp án: C

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr201.

Câu 7. Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước tại Hội nghị lần thứ bao nhiêu?

A. Hội nghị lần thứ 19.

B. Hội nghị lần thứ 20.

C. Hội nghị lần thứ 22.

D. Hội nghị lần thứ 24.

Đáp án: D

Giải thích: Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước tại Hội nghị lần thứ 24 (tháng 9/1975).

Câu 8. Ngày 25-4-1976 Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội chung trong cả nước có bao nhiêu cử tri tham gia?

A. Hơn 20 triệu.

B. Hơn 21 triệu.

C. Hơn 22 triệu.

D. Hơn 23 triệu.

Đáp án: D

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr201.

Câu 9. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước giữa hai miền Nam - Bắc Việt Nam (tháng 11/1975), đã thông qua vấn đề gì?

A. Lấy tên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca.

D. Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.

Đáp án: B

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr201.

Câu 10. Theo quyết định của kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa VI (1976), thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi thành Thành phố

A. Hồ Chí Minh.

B. Sài Gòn.

C. Gia Định.

D. Biên Hòa.

Đáp án: A

Giải thích: Theo quyết định của kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa VI (1976), thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi thành Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 11. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 (tháng 9/1975) đã đề ra nhiệm vụ

A. xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. thực hiện đường lối đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

D. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Đáp án: C

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 (tháng 9/1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 12. Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Tôn Đức Thắng.

B. Trường Chinh.

C. Hồ Chí Minh.

D. Phạm Văn Đồng.

Đáp án: A

Giải thích: Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tôn Đức Thắng.

Câu 13. Cho các sự kiện sau:

1. Cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung khóa VI được tiến hành trong cả nước.

2. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

3. Quốc hội khóa VI họp kì đầu tiên tại Hà Nội.

4. Hội nghị Hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn.

Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

A. 2 - 4 - 1 - 3.

B. 1 - 3 - 2 - 4.

C. 2 - 3 - 4 - 1.

D. 3 - 4 - 2 - 1.

Đáp án: A

Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr201.

Câu 14. Sự kiện đánh dấu việc Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là

A. kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa VI (1976).

B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (1976).

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 (1975).

D. Hội nghị Hiệp thương chính trị giữ hai miền Nam - Bắc (1975).

Đáp án: A

Giải thích: Sự kiện đánh dấu việc Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa VI (1976).

Câu 15. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất về tình hình Việt Nam sau năm 1975?

A. Miền Bắc bị tàn phá nặng nề.

B. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng.

C. Các thế lực thù địch vẫn âm mưu chống phá.

D. Đất nước được thống nhất, nhưng còn gặp nhiều khó khăn.

Đáp án: D

Giải thích: Sau 1975 đất nước được thống nhất về mặt lãnh thổ, nhưng còn gặp nhiều khó khăn do hậu quả của cuộc chiến tranh để lại nặng nề. SGK Lịch Sử 12, tr199.

1 1,114 21/12/2023