[Năm 2022] Đề minh họa môn Địa lí THPT Quốc gia có lời giải (25 đề)
[Năm 2022] Đề minh họa môn Địa lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 12)
-
4844 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Nơi lưu giữ nguồn gen động thực vật quý hiếm nhiều nhất ở nước ta là
Câu 2:
20/07/2024Ở đồng bằng nước ta về mùa mưa thường xảy ra
Câu 3:
20/07/2024Vùng nào sau đây ở nước ta có ngành công nghiệp chậm phát triển nhất?
Tây Nguyên là vùng có ngành công nghiệp chậm phát triển nhất. Đáp án: A.
Câu 4:
20/07/2024Sản phẩm nào sau đây thuộc công nghiệp năng lượng của Việt Nam?
Câu 5:
20/07/2024Biểu hiện của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là
Câu 6:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển?
Câu 7:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông Ba có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất. Đáp án: A.
Câu 8:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết cho biết vùng khí hậu nào sau đây có mưa nhiều vào thu đông?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vùng khí hậu Nam Trung Bộ có mưa nhiều vào thu đông. Đáp án: D.
Câu 9:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi Ngọc Linh có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam. Đáp án: B.
Câu 10:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là
Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có qui mô dân số lớn nhất ở Bắc Trung Bộ là Vinh, Huế. Đáp án: C.
Câu 11:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô GDP lớn nhất?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế có qui mô GDP lớn nhất là Đà Nẵng. Đáp án: A.
Câu 12:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn nhất?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, Nghệ An có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn nhất. Đáp án: A.
Câu 13:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, điểm công nghiệp nào sau đây có ngành luyện kim màu?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, điểm công nghiệp có ngành luyện kim màu là Tĩnh Túc. Đáp án: A.
Câu 14:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000MW?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW là Cà Mau. Đáp án: B.
Câu 15:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 6 không nối Hà Nội với địa điểm nào sau đây?
Câu 16:
22/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có du lịch biển?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, Hải Phòng có du lịch biển. Đáp án: C.
Câu 17:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khai thác than nâu có ở tỉnh nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Câu 18:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Bình?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, Khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh Quảng Bình. Đáp án: B.
Câu 19:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây mía được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây?
Câu 20:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm kinh tế nào đây thuộc Đồng bằng sông Cửu Long không có ngành cơ khí?
Câu 21:
20/07/2024Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2016
(Đơn vị: Tỷ USD)
Quốc gia |
Ma-lai-xi-a |
Cam-pu-chia |
Việt Nam |
Thái Lan |
Xuất khẩu |
200,7 |
12,3 |
189,1 |
288,4 |
Nhập khẩu |
180,8 |
13,1 |
191,7 |
220,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về cán cân xuất, nhập khẩu của một số quốc gia năm 2016?
Câu 22:
23/07/2024Cho biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin.
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh GDP của Thái Lan và Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2016?
Thái Lan tăng nhưng không liên tục, Phi – lip – pin tăng liên tục. Đáp án: D.
Câu 23:
21/12/2024Đường biên giới quốc gia trên biển nước ta là giới hạn ngoài của vùng
Phạm vi lãnh thổ
a) Vùng đất
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2 .
- Biên giới dài 4600km:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km.
+ Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.
+ Phía Đông và Nam giáp biển, bờ biển dài 3260km.
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo ngoài xa là Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).
b) Vùng biển
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước, gồm: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
- Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:
+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.
+ Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.
+ Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu - 200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.
c) Vùng trời
Là khoảng không gian không giới hạn về độ cao bao trùm lên phần lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bởi các đường biên giới, trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải (tức xác định bởi phía trên của đường biên giới quốc gia trên biển) và không gian trên các đảo.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Câu 24:
20/07/2024Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta diễn ra phổ biến ở
Vùng nông thôn phổ biến tình trạng thiếu việc làm do tính mùa vụ trong nông nghiệp. Đáp án: C.
Câu 25:
20/07/2024Quá trình đô thị hóa của nước ta phát triển hiện nay là do
Quá trình đô thị hóa phát triển do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đáp án: D.
Câu 26:
21/07/2024Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay?
Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch diễn ra còn chậm. Đáp án: A.
Câu 27:
20/07/2024Những thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là
Câu 28:
20/07/2024Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là
Điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ là bãi triều, đầm phá, rưng ngập mặn. Đáp án: A.
Câu 29:
15/08/2024Phát biểu nào sau đây đúng về ngành giao thông vận tải hàng không nước ta hiện nay?
Đáp án đúng là : C
- Đặc điểm của đường hàng không là non trẻ nhưng phát triển nhanh, nhanh chóng hiện đại hóa ở sở vật chất kĩ thuật.
- Có cơ sở vật chất hiện đại, mạng lưới chỉ tập trung ở miền Bắc. còn hạn chế về cơ sở hạ tầng, chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa. là ngành non trẻ, có bước tiến rất nhanh nhờ chiến lược táo bạo.
→ C đúng.A,B,D sai
* Giao thông vận tải
a) Đường bộ
- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hoá. Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.
- Các tuyến đường chính (từ Lạng Sơn đến Cà Mau):
+ Quốc lộ 1 (2300 km): tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên), hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây của nước.
+ Trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống đường bộ của nước ta đang được kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng Đường bộ xuyên Á.
Đường sắt
- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km.
- Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam.
- Các tuyến đường chính khác: Hà Nội - Hải Phòng (102 km), Hà Nội - Lào Cai (293 km), Hà Nội - Thái Nguyên (75 km), Hà Nội - Đồng Đăng (162,5 km), Lưu Xá-Kép-Uông Bí - Bãi Cháy (175 km).
c) Đường biển
- Thuận lợi: đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế.
- Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng Bắc - Nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng - Thành phố Hồ Chí Minh, dài 1500 km.
- Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải.
d) Đường sông
- Chiều dài giao thông 11000 km.
- Các tuyến chính:
+ Hệ thống sông Hồng - Thái Bình.
+ Hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai.
+ Một số sông lớn ở miền Trung.
e) Đường hàng không
- Là ngành non trẻ, nhưng có bước tiến nhanh.
- Đầu năm 2019, cả nước có 22 sân bay, trong đó có 10 sân bay quốc tế.
- Các tuyến đường bay trong nước được khai thác trên cơ sở ba đầu mối chủ yếu là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, có các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
f) Đường ống
- Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.
- Ngoài tuyến đường ống vận chuyển sản phẩm xăng dầu B12 (Bãi Cháy - Hạ Long) tới các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các đường ống dẫn khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa vào đất liền đã được xây dựng và đi vào hoạt động.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Câu 30:
20/07/2024Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên biển và hải đảo là cơ sở thuận lợi để
Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản, địa hình biển…) thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển. Đáp án: A.
Câu 31:
21/07/2024Tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do
Tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do sản xuất trong nước phát triển, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu.
Đáp án: A
Câu 32:
23/07/2024Các tỉnh ven biển của vùng Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển đánh bắt thủy sản chủ yếu do
Các tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển đánh bắt thủy sản là do có ngư trường trọng điểm vịnh Bắc Bộ. Đáp án: A.
Câu 33:
20/07/2024Thuận lợi chủ yếu của Duyên hải Nam Trung Bộ đối với phát triển giao thông đường biển là
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng, vịnh kín gió, nằm trên tuyến hàng hải quốc tế nên thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải đường biển. Đáp án: A.
Câu 34:
20/07/2024Giải pháp quan trọng nhất để hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp vừa để hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên ở Tây Nguyên. Đáp án: A.
Câu 35:
20/07/2024Nguyên nhân dẫn đến mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng ngắn chủ yếu là do
Nguyên nhân dẫn đến mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng ngắn là do mùa khô kéo dài, lưu lượng nước sông giảm (do các công trình thủy điện ở đầu nguồn).
Đáp án: A.
Câu 36:
20/07/2024Cho biểu đồ về tình hình xuất khẩu một số hàng hóa của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Biểu đồ đường (100%) thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng. Đáp án: C.
Câu 37:
20/07/2024Sự khác nhau về đặc điểm địa hình giữa các vùng núi ở nước ta là do tác động chủ yếu của
Sự khác nhau về đặc điểm địa hình giữa các vùng núi ở nước ta là do tác động tổng hợp của nội lực và ngoại lực. Đáp án: B.
Câu 38:
20/07/2024Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Câu 39:
22/07/2024Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
Phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ còn khó khăn về vốn, công nghệ và cơ sở vật chất kĩ thuật. Đáp án: D.
Câu 40:
20/07/2024Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ THAN SẠCH CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
Năm |
2010 |
2012 |
2014 |
2016 |
2018 |
Điện (tỉ kWh) |
91,7 |
115,4 |
141,3 |
175,7 |
209,2 |
Than sạch (triệu tấn) |
44,8 |
42,1 |
41,1 |
38,7 |
42,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng điện và than sạch của nước ta, giai đoạn 2010-2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Bài thi liên quan
-
[Năm 2022] Đề minh họa môn Địa lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 1)
-
40 câu hỏi
-
30 phút
-
-
[Năm 2022] Đề minh họa môn Địa lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
30 phút
-
-
[Năm 2022] Đề minh họa môn Địa lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 3)
-
40 câu hỏi
-
30 phút
-
-
[Năm 2022] Đề minh họa môn Địa lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
30 phút
-
-
[Năm 2022] Đề minh họa môn Địa lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 5)
-
40 câu hỏi
-
30 phút
-
-
[Năm 2022] Đề minh họa môn Địa lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 6)
-
40 câu hỏi
-
30 phút
-
-
[Năm 2022] Đề minh họa môn Địa lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 7)
-
40 câu hỏi
-
30 phút
-
-
[Năm 2022] Đề minh họa môn Địa lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 8)
-
41 câu hỏi
-
30 phút
-
-
[Năm 2022] Đề minh họa môn Địa lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 9)
-
40 câu hỏi
-
30 phút
-
-
[Năm 2022] Đề minh họa môn Địa lí THPT Quốc gia có lời giải (Đề 10)
-
40 câu hỏi
-
30 phút
-