20 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 5)

  • 3921 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm có diện tích lớn nhất ở những vùng nào?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sử dụng Atlat Địa lí trang 18

Giải chi tiết:

Đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hằng năm có diện tích lớn nhất ở 2 vùng đồng bằng lớn của nước ta là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. (kí hiệu nền màu vàng)


Câu 2:

20/07/2024
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận xét nào sau đây không đúng về ngành chăn nuôi nước ta?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sử dụng Atlat Địa lí trang 19 kết hợp kĩ năng đọc biểu đồ

Giải chi tiết:

Nhận xét:

- A không đúng: chăn nuôi mới chỉ chiếm 24,4%  giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta năm 2007 (trồng trọt lớn nhất với 73,9% năm 2007) => chăn nuôi chưa phải là ngành đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp nước ta

- B đúng: Tỉ trọng chăn nuôi gia súc luôn cao nhất (72% năm 2007) và tăng lên liên tục

- C đúng: Hai tỉnh nuôi nhiều bò nhất là Thanh Hóa và Nghệ An

- D đúng: Lợn và gia cầm được nuôi nhiều nhất ở đb sông Hồng


Câu 3:

20/07/2024
Theo Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ là:
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Sử dụng Atlat Địa lí trang 15

Giải chi tiết:

Các đô thị có quy mô lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ là: Vinh và Huế (kí hiệu hình vuông màu trắng: từ 200 001 đến 500 000 người)


Câu 4:

21/12/2024
Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là
Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa

Biển Đông có tính chất nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa => đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến các thành phần tự nhiên của nước ta như khí hậu, sinh vật

+ Biển Đông có nhiệt độ cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm cho các  khối khí qua biển, mang lại cho nước ta  lượng mưa độ ẩm lớn, làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương điều hòa hơn.

+ Mang lại nguồn lợi sinh vật biển phong phú.
 
→ D đúng.A,B,C sai.
 
* Mở rộng:

1. Khái quát của biển đông

- Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 (lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương).

- Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển.

2. Ảnh hưởng của biển đông đối với thiên nhiên Việt Nam

a) Khí hậu

- Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hòa.

- Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu thổ, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô,...

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo.

c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

- Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các bãi cát, muối,…

- Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực,…

d) Thiên tai

- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơ bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.

- Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.

- Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Mục lục Giải Tập bản đồĐịa Lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu sâu sắc ảnh hưởng từ biển


Câu 5:

20/07/2024
Tác động của sự phân hoá khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta thể hiện ở việc
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 21 – Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Giải chi tiết:

Tác động của sự phân hóa khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta thể hiện ở việc tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm cây trồng vật nuôi: từ các sản phẩm nhiệt đới đến cận nhiệt và ôn đới


Câu 6:

23/07/2024

Cho biểu đồ:

Cho biểu đồ (ảnh 1)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Kĩ năng đặt tên biểu đồ

Giải chi tiết:

Biểu đồ miền => có khả năng thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng

=> Biểu đồ đã cho thể hiện: Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 - 2015.


Câu 7:

20/07/2024

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LỦA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2005 VÀ 2014

Vùng

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2005

2014

2005

2014

Đồng bằng sông Hồng

1.186,1

1.122,7

6.398,4

7.175,2

Đồng bằng sông Cửu Long

3.826,3

4.249,5

19.298,5

25.475,0

Theo bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu

Giải chi tiết:

Nhận xét:

- A đúng: Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích tăng từ 3 826,3 lên 4 249,5 nghìn ha; sản lượng tăng từ 19 298,5 lên 25 475,0 nghìn tấn.

- B đúng: Đồng bằng sông Hồng: diện tích giảm từ 1 186,1 xuống 1 122,7 nghìn ha; sản lượng tăng từ 6 398,4 lên 7 175,2 nghìn tấn.

- C đúng:

+ Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng: năm 2005 là 53,9 tạ/ha; năm 2014 là 63,9 tạ/ha => tăng 118,5%

+ Năng suất lúa đb sông Cửu Long: năm 2005 là 50,4 tạ/ha; năm 2015 là 59,9 tạ/ha => tăng 118,8%

=> Năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn đb sông Hồng

=> C đúng, D không đúng


Câu 8:

20/07/2024
Vào mùa hạ, miền Bắc nước ta có gió mùa Đông Nam là do ảnh hưởng của
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Giải chi tiết:

Vào mùa hạ, miền Bắc nước ta có gió mùa Đông Nam là do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ hút gió mùa Tây Nam đổi hướng Đông Nam.

Câu 9:

20/07/2024

Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất cả nước?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 20

Giải chi tiết:

Tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước là An Giang (263 914 nghìn tấn)


Câu 10:

20/07/2024
Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng là do ảnh hưởng của các nhân tố:
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa + Bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giải chi tiết:

Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng là do tác động tổng hợp của các nhân tố: vị trí địa lí, hình thể thể lãnh thổ, gió và địa hình.

- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu nên quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn => tính nhiệt đới

+ Vị trí địa lí tiếp giáp biển Đông rộng lớn đem lại lượng mưa và độ ẩm lớn cho nước ta => tính ẩm

+ Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực gió mùa điển hình của châu Á, trong năm có 2 mùa gió =>quy định tính gió mùa của khí hậu.

- Thiên nhiên phân hóa bắc – nam, đông – tây, độ cao:

+ Lãnh thổ kéo dài chiều Bắc – Nam kết hợp với gió mùa đông bắc và bức chắn địa hình dãy Bạch Mã khiến thiên nhiên có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam

+ Hoàn lưu gió mùa (các hướng gió đông bắc và tây nam) kết hợp với bức chắn địa hình dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam (dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam) khiến thiên nhiên nước ta có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Đông – Tây.

+ Ở những vùng núi cao trên 2000m thiên nhiên có sự phân hóa theo độ cao (đặc biệt ở khu vực dãy Hoàng Liên Sơn với 3 đai cao)


Câu 11:

21/07/2024

Cho biểu đồ:

Cho biểu đồ (ảnh 1)

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT GDP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2010 (%)

Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản phân theo hoạt động của nước ta năm 2000 và năm 2010?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận xét biểu đồ

Giải chi tiết:

Nhận xét:

- A không đúng: cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản năm 2010 có sự thay đổi so với năm 2000: đánh bắt giảm, nuôi trồng tăng.

- B đúng: tỉ trọng của hoạt động nuôi trồng tăng nhanh, từ 45,5% lên 61,5% (tăng 16%)

- C không đúng: tỉ trọng của hoạt động đánh bắt giảm, từ 55,5% xuống 38,4% (giảm 17,1%)

- D không đúng: Tỉ trọng của cả đánh bắt và nuôi trồng không giống nhau, năm 2000 đánh bắt nhiều hơn nhưng đến 2010 nuôi trồng nhiều hơn.


Câu 12:

20/07/2024
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 6, 7 và 9, hãy cho biết những nơi nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn ở nước ta?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sử dụng Atlat Địa lí trang 6,7 và 9

Giải chi tiết:

Quan sát Atlat trang 9, màu xanh càng đậm thì lượng mưa càng lớn

=> Những nơi có lượng mưa trung bình năm lớn ở nước ta gồm: Móng Cái, Bạch Mã (thuộc Thừa Thiên – Huế), Ngọc Linh và cao nguyên Mơ Nông (thuộc Tây Nguyên). Đây là những khu vực có địa hình cao, đón gió nên đem lại mưa lớn.


Câu 13:

20/07/2024
Giới hạn của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở phần lãnh thổ phía Nam cao hơn so với phần lãnh thổ phía Bắc nước ta chủ yếu là do nguyên nhân nào?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giải chi tiết:

Giới hạn của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở phần lãnh thổ phía Nam cao hơn so với phần lãnh thổ phía Bắc nước ta chủ yếu là do phần lãnh thổ  phía Nam ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên gần như không có mùa đông, nền nhiệt độ trung bình cao quanh năm và cao hơn miền Bắc.


Câu 14:

20/07/2024
Những lưu vực sông suối có độ dốc lớn thường dễ xảy ra
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Giải chi tiết:

Những lưu vực sông suối có độ dốc lớn thường dễ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, do mưa lớn trên nền đất dốc bị mất lớp phủ thực vật sẽ khiến đất đai dễ bị cuốn trôi.


Câu 15:

20/07/2024
Thời tiết của Nam Bộ nước ta vào thời kì mùa đông có đặc điểm
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giải chi tiết:

Thời tiết của Nam Bộ nước ta vào thời kì mùa đông có đặc điểm là nắng, tạnh ráo và ổn định, do đây đang là thời kì mùa khô của Nam Bộ và Tây Nguyên.


Câu 16:

20/07/2024
Nét đặc trưng nổi bật nhất của lớp phủ thổ nhưỡng - sinh vật ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giải chi tiết:

Nét đặc trưng nổi bật nhất của lớp phủ thổ nhưỡng – sinh vật ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là: có đầy đủ hệ thống 3 đai cao (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới)


Câu 17:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2019 (Đơn vị: nghìn người)

Năm

2005

2009

2013

2019

Thành thị

22.332

25.585

28.875

33.059

Nông thôn

60.060

60.440

60.885

63.149

Tổng dân số

82.392

86.025

89.756

91.714

Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 - 2019 theo bảng số liệu trên?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận diện biểu đồ

Giải chi tiết:

Để thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2019 => sử dụng biểu đồ cột => loại A, C

Vì bảng số liệu có cột Tổng => biểu đồ cột chồng là thích hợp nhất.


Câu 18:

20/07/2024
Tính chất ẩm của khí hậu nước ta là do
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Giải chi tiết:

Nước ta tiếp giáp biển Đông rộn lớn nên được cung cấp một lượng mưa lớn và độ ẩm dồi dào, khí hậu mang tính hải dương điều hòa hơn => quy định tính chất ẩm của khí hậu nước ta.


Câu 19:

20/07/2024
Nhận xét nào không đúng với thiên nhiên vùng biển nước ta?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Giải chi tiết:

Vùng thềm lục địa nước ta ở rộng ở 2 vùng đồng bằng Đồng bằng sông Hồng và đb sông Cửu Long, thu hẹp hơn ở duyên hải miền Trung, đặc biệt vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta có thềm lục địa sâu và hẹp nhất cả nước.

=> nhận xét B sai


Câu 20:

20/07/2024
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu lượng nước chênh lệch giữa tháng lũ và tháng cạn lớn nhất thuộc về hệ thống sông
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sử dụng Atlat Địa lí trang 10

Giải chi tiết:

Lưu lượng nước chênh lệch giữa tháng lũ và tháng cạn lớn nhất ở sông Mê Công (màu tím), tập trung chủ yếu vào thời kì mùa mưa.


Câu 21:

20/07/2024
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây không đúng với dân cư của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sử dụng Atlat Địa lí trang 15

Giải chi tiết:

- A không đúng: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc ít người với mật độ dân số thấp, thấp hơn cả nước

- B đúng: dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ, vùng Đông Bắc dân cư đông đúc hơn Tây Bắc

- C đúng: phân bố dân cư có sự phân hóa rõ rệt trong nội bộ từng vùng (một số nơi có mật độ dân số rất thấp dưới 50 người/km2 như vùng phía Tây Bắc các tỉnh Điện Biên Phủ và Lai Châu, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn…)

- D đúng: Có sự phân hóa giữa thành thị - nông thôn: mật độ dân số cao hơn ở khu vực thành thị, thưa thớt ở nông thôn.


Câu 22:

20/07/2024
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, 13 và 14, hệ thống sông nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Sử dụng Atlat Địa lí trang 10, 13, 14

Giải chi tiết:

- Hệ thống sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sông Thái Bình

- Hệ thống sông Mã miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ => loại D

- Hệ thống sông Đồng Nai, sông Thu Bồn thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ => loại A, B


Câu 23:

22/07/2024
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giải chi tiết:

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái nhiệt đới gió mùa


Câu 24:

20/07/2024
Đặc trưng địa hình nổi bật ở đồng bằng sông Hồng là
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi: Khu vực đồng bằng

Giải chi tiết:

Đặc trưng địa hình nổi bật ở đồng bằng sông Hồng là cao ở rìa Tây và Tây Bắc


Câu 25:

20/07/2024

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp ở nước ta đã

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi

Giải chi tiết:

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp ở nước ta đã bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta.


Câu 26:

20/07/2024
Để đảm bảo vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần trực tiếp đàm phán với các nước
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 2- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Giải chi tiết:

Để đảm bảo vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần trực tiếp đàm phán với các quốc gia có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta là: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia


Câu 27:

20/07/2024
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Giải chi tiết:

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là chất thải công nghiệp và đô thị. Gồm nước thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp và chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư đô thị.


Câu 28:

20/07/2024

Tài nguyên khoáng sản biển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Giải chi tiết:

Tài nguyên khoáng sản biển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay là dầu khí, tập trung với trữ lượng lớn ở thềm lục địa phía Nam. Đây là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế rất lớn ở nước ta.


Câu 29:

20/07/2024
Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ nhất ở vùng
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giải chi tiết:

Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ nhất ở vùng đồi núi thấp nước ta.


Câu 30:

20/07/2024
Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giải chi tiết:

Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu là do sự kết hợp giữa gió mùa và hướng địa hình: do bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn nên càng về phía tây và phía nam ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng giảm dần => Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn vùng Đông Bắc. Ngược lại Đông Bắc có hướng núi vòng cung mở rộng về phía Bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng hơn.


Câu 31:

19/08/2024
Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở các vùng
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu mang tính chất nhiệt đới cận xích đạo, nền nhiệt cao và ổn định, không có mùa đông lạnh => thuận lợi cho phát triển du lịch biển quanh năm

B đúng 

- A sai vì Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khí hậu chịu ảnh hưởng rõ rệt của mùa đông lạnh, với nhiệt độ thấp và có thể có mưa bão trong mùa đông, hạn chế hoạt động du lịch biển quanh năm. Đồng thời, các khu vực này thường có mùa mưa kéo dài và ít có bãi biển đẹp và điều kiện nước biển lý tưởng như ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- C sai vì Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ thường chịu ảnh hưởng của mùa mưa bão kéo dài, đặc biệt là từ tháng 9 đến tháng 11, làm hạn chế hoạt động du lịch biển quanh năm. Ngoài ra, Bắc Trung Bộ có mùa đông lạnh và ít phù hợp cho du lịch biển trong thời gian này.

- D sai vì Bắc Bộ có mùa đông lạnh và ít thích hợp cho du lịch biển trong thời gian này, trong khi Nam Bộ mặc dù có khí hậu nhiệt đới nhưng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và bão vào mùa mưa, không thuận lợi cho du lịch biển quanh năm.

Điều kiện tự nhiên của các vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ rất thuận lợi cho hoạt động du lịch biển quanh năm. Cả hai khu vực đều có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè dài và nắng ấm, ít bị ảnh hưởng bởi mưa bão nghiêm trọng. Nhiệt độ trung bình cao, cùng với hệ thống bờ biển dài và đẹp, tạo điều kiện lý tưởng cho các hoạt động bãi biển và thể thao dưới nước. Nước biển ở đây thường trong xanh và ấm áp, phù hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng và giải trí. Hệ sinh thái biển phong phú và các điểm đến du lịch nổi bật, như các khu bảo tồn biển và đảo, cũng góp phần thu hút du khách quanh năm.


Câu 32:

22/07/2024
Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 14 – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giải chi tiết:

Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng đặc dụng.


Câu 33:

20/07/2024
Sự đối lập về mùa mưa - khô giữa đồng bằng ven biển Trung Bộ với Tây Nguyên là do tác động kết hợp của
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giải chi tiết:

Sự đối lập về mùa mưa - khô giữa đồng bằng ven biển Trung Bộ với Tây Nguyên là do tác động kết hợp của gió Đông Bắc, gió Tây Nam đầu hạ và bức chắn địa hình.

- Vào đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên trực tiếp đón gió Tây Nam đem lại mưa lớn thì sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng.

- Vào mùa đông, khi ven biển miền Trung đón gió Đông Bắc từ biển vào đem lại mưa lớn thì Tây Nguyên bước vào mùa khô, do nằm khuất sau bức chắn địa hình dãy Trường Sơn Nam.


Câu 34:

20/07/2024

Cho biểu đồ sau:

Cho biểu đồ sau (ảnh 1)

BIỂU ĐỒ TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỪ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 - 2014

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây đúng với sự gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 - 2014?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận xét biểu đồ

Giải chi tiết:

- A không đúng: vì tỉ suất tử của nước ta có xu hướng giảm và còn biến động

- B đúng: tỉ suất gia tăng tự nhiên nước ta liên tục giảm, từ 3,4% xuống 1,03%

- C không đúng: vì tỉ suất sinh thô có xu hướng giảm liên tục

- D không đúng: vì tỉ suất tử giảm chậm hơn tỉ suất sinh.


Câu 35:

20/07/2024
Căn cứ vào Atlat trang 13, các cánh cung núi ở vùng núi Đông Bắc lần lượt từ Đông sang Tây là
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Sử dụng Atlat trang 13

Giải chi tiết:

Các cánh cung núi ở vùng núi Đông Bắc lần lượt từ Đông sang Tây là: . Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.


Câu 36:

10/09/2024
Nước ta có gió Tín phong hoạt động là do vị trí
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nước ta có gió tín phong hoạt động là do vị trí địa lí thuộc vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.

C đúng 

- A sai vì gió Tín phong chủ yếu hình thành từ các khu vực áp cao nhiệt đới và thổi về phía xích đạo. Gió Tín phong ảnh hưởng đến Việt Nam chủ yếu do vị trí trong khu vực nội chí tuyến và sự tương tác của hệ thống khí quyển toàn cầu.

- B sai vì gió Tín phong chủ yếu hình thành do các hệ thống áp cao nhiệt đới và thổi về phía xích đạo, không phải do sự hiện diện của biển. Biển Đông có thể ảnh hưởng đến khí hậu và thời tiết nhưng không phải yếu tố chính tạo ra gió Tín phong.

- D sai vì gió Tín phong là các gió ổn định hình thành từ các khu vực áp cao nhiệt đới, không phải do ảnh hưởng của gió mùa. Gió mùa ảnh hưởng chủ yếu đến các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á.

Nước ta có gió Tín phong hoạt động không phải chỉ vì vị trí thuộc vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, mà còn vì sự tương tác của các hệ thống khí quyển trong khu vực. Gió Tín phong (Trade Winds) là những gió thổi từ các vùng cao áp nhiệt đới ở hai bán cầu về phía xích đạo, tạo thành các luồng gió ổn định trong khu vực nội chí tuyến.

Vị trí của Việt Nam trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, cùng với ảnh hưởng của các hệ thống áp thấp và áp cao lớn, như áp cao Azores và áp thấp xích đạo, tạo điều kiện cho sự hoạt động của gió Tín phong. Những gió này ảnh hưởng đến khí hậu và thời tiết của Việt Nam, đặc biệt là trong mùa khô và mùa mưa. Do đó, sự hiện diện của gió Tín phong là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố khí quyển và địa lý toàn cầu, không chỉ đơn thuần là vị trí địa lý của nước ta.


Câu 37:

23/07/2024

Cho bảng số liệu sau:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2014

(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Năm

2010

2014

Khu vực kinh tế Nhà nước

633,2

1.331,3

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước

926,9

1.706,4

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

327,0

704,3

Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu

Giải chi tiết:

Tính tỉ trọng cơ cấu thành phần kinh tế nước ta (đơn vị: %)

Công thức: Tỉ trọng thành phần A = (Giá trị thành phần A / Tổng giá trị) x 100 (%)

=> Kết quả:

Năm

2010

2014

Khu vực kinh tế Nhà nước

33,6

35,6

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước

49,1

45,6

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

17,3

18,8

 

Nhận xét:

- A đúng: khu vực kinh tế Nhà nước tăng (33,6% lên 35,6%)

- B không đúng: vì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng (từ 17,3% lên 18,8%)

- C không đúng: vì khu vực ngoài Nhà nước giảm (từ 49,1% xuống 45,6%)

- D không đúng: vì khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 (sau khu vực kinh tế ngoài Nhà nước)


Câu 38:

22/07/2024
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi nào sau đây không có hướng Tây Bắc - Đông Nam?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Dựa theo atlat địa lý trang 13.Dãy núi không có hướng Tây Bắc – Đông Nam ở nước ta là dãy Đông Triều, đây là dãy núi có hướng vòng cung (thuộc cánh cung núi Đông Bắc)

A đúng : B,C,D sai

* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:

- Nắm được bố cục, cấu trúc của  Atlat

- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ

- Trình tự khai thác  Atlat

- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng


Câu 39:

26/10/2024
Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích:  Sông ngòi nước ta có đặc điểm là chế độ nước sát với chế độ mưa; mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông nhỏ, dốc; chế độ dòng chảy thất thường (do chế độ mưa thất thường)

=> A, B, C đúng

Sông ngòi nước ta giàu phù sa nhưng lượng phù sa lớn chỉ có vào thời kì mùa lũ, mưa nhiều; mùa hạ nước cạn phù sa ít hơn. => D không đúng

*Tìm hiểu thêm: "Sông ngòi"

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc

+ Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển cứ 20km gặp một cửa sông.

+ Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa

+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm (trong đó có 60% lượng nước nhận từ ngoài lãnh thổ).

+ Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn.

- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

 


Câu 40:

02/01/2025
Đồng bằng sông Hồng ngập úng nghiêm trọng nhất cả nước không phải là do
Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Đồng bằng sông Hồng ngập úng nghiêm trọng nhất cả nước không phải là do  mực nước biển dâng.

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Giải chi tiết:

Đồng bằng sông Hồng ngập úng nghiêm trọng nhất cả nước chủ yếu do diện mưa bão rộng trong điều kiện mật độ xây dựng cao, lại có hệ thống đê điều bao bọc nên khó thoát nước, gây nên tình trạng ngập úng kéo dài nghiêm trọng.

=> loại B, C, D

Mực nước biển dâng không phải là nguyên nhân gây ngập úng nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Hồng

→ A đúng.B,C,D sai.

* Mở rộng:

Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

Thiên tai

Thời gian

Khu vực

Hậu quả

Biện pháp

Bão

Tháng 6 - 11 (mạnh nhất tháng 8, 9, 10).

Chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Gây thiệt hại lớn về người và của.

- Ngập lụt ở đồng bằng, lũ quét ở miền núi.

- Dự báo chính xác.

- Sơ tán dân.

- Tích cực phòng chống bão.

Ngập lụt

 

Tháng 9 - 10.

- Vùng đồng bằng châu thổ, hạ lưu sông.

- Vũng trũng.

- Ngập úng hoa màu, ruộng đồng.

- Gây tắc nghẽn giao thông,…

- Trồng rừng.

- Xây dựng công trình ngăn thủy triều, thoát nước lũ.

Lũ quét

 

Tháng 6 - 10 (phía Bắc); Tháng 10 - 12 (Hà Tĩnh đến NTB).

Vùng núi.

- Thiệt hại về người và của.

- Sạt lở đất, cản trở giao thông.

- Trồng rừng, sử dụng đất hợp lí.

- Quy hoạch điểm dân cư tránh lũ quét.

Hạn hán

 

Diễn ra vào mùa khô (tùy từng khu vực).

- Các thung lũng khuất gió ở miền Bắc.

- Tây Nguyên, ĐNB.

- BTB và ven biển NTB.

- Cháy rừng.

- Ảnh hưởng đến nông nghiệp, đời sống sản xuất và sinh hoạt.

- Xây dựng công trình thủy lợi.

 

Các thiên tai khác

Diễn ra tùy từng nơi, khu vực và năm (Động đất, lốc, mưa đá,…).

Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng ven biển

Ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt.

Chủ động phòng chống vì các thiên tai này xảy ra bất thường, khó dự báo.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai


Bắt đầu thi ngay