20 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề số 14)

  • 3651 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết những nước nào sau đây không tiếp giáp với vùng biển nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 - 5

Cách giải:

Vùng biển nước ta với 8 quốc gia là: Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Brunây 

=> Vùng biển nước ta khôn tiếp giáp với vùng biển các nước Mianma và Đông Timo 

Chọn A.


Câu 2:

20/07/2024
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết những dân tộc nào sau đây thuộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 16

Cách giải: 

Những dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo gồm: Giarai, Ê đê, Chăm. 

Chọn A.


Câu 3:

22/07/2024
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của bão?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 9

Cách giải:

Vùng chịu tác động mạnh nhất của bão là Bắc Trung Bộ, phần lớn các cơn bão đều có hướng đổ bộ vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, đặc biệt vào tháng 9. 

Chọn C.


Câu 4:

20/07/2024
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật tiêu biểu của vườn quốc gia Bạch Mã là
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 12

Cách giải: 

Thảm thực vật tiêu biểu của vườn quốc gia Bạch Mã là rừng kín thường xanh (nền màu xanh lá) 

Chọn B.


Câu 5:

20/07/2024
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, khoáng sản titan phân bố chủ yếu ở
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 8

Cách giải:

Xem kí hiệu khoáng sản titan ở Atlat trang 3  Titan phân bố chủ yếu ở dọc ven biển miền Trung 

Chọn B.


Câu 6:

20/07/2024
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 15

Cách giải:

Các đô thị có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người là Nam Định, Huế, Quy Nhơn. 

- Loại B: đây là các đô thị có quy mô trên 500 001 người 

- Loại C: đây là các đô thị có quy mô trên 1000 000 người 

- Loại D: đây là các đô thị có quy mô dưới 200 001 người 

Chọn A.


Câu 7:

20/07/2024
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây không có ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11

Cách giải:

Loại đất không có ở đồng bằng sông Cửu Long là đất feralit trên đá badan

Chọn A.


Câu 8:

20/07/2024
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết những trạm khí hậu nào sau đây có hai cực đại trong tiến trình nhiệt?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 

Cách giải: 

Những trạm khí hậu nào sau đây có hai cực đại trong tiến trình nhiệt là trạm Đà Lạt, Cần Thơ. 

Các trạm khí hậu còn lại đều có 1 cực đại trong tiến trình nhiệt. 

Chọn B.


Câu 9:

20/07/2024
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết những hệ thống sông nào sau đây nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9

Cách giải:

- Loại A: Hệ thống sông Kì Cùng – Bằng Giang chảy từ lãnh thổ Trung Quốc vào nước ta

- Loại B: Hệ thống sông Hồng cũng chảy từ Trung Quốc vào nước ta, hệ thống sông Cả chảy từ Lào

- Loại C: hệ thống sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng (Trung Quốc), qua Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và đổ vào Việt Nam

- Loại D: hệ thống sông Thu Bồn và sông Đồng Nai nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta. 

Chọn D.


Câu 10:

20/07/2024
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết những dãy núi nào sau đây thuộc vùng núi Tây Bắc?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13 – 14

Cách giải:

- Loại B: núi Ngọc Linh thuộc vùng núi Trường Sơn Nam 

- Loại C: dãy Bạch Mã thuộc vùng núi Trường Sơn Bắc

- Loại D: núi Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti.. thuộc vùng núi Đông Bắc

- Các dãy núi thuộc vùng núi Tây Bắc là: Pu Si Lung, Pu Trà, Phu Luông, Pu Huổi Long. 

Chọn A.


Câu 11:

22/07/2024
nước ta, từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m, hệ sinh thái rừng không có đặc điểm nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

Cách giải: 

Ở nước ta, từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m, hệ sinh thái rừng không có rêu, địa y phủ kín thân cành cây, xuất hiện chim di cư. 

Rêu, địa y phủ kín thân cành cây, xuất hiện chim di cư là đặc điểm tự nhiên ở độ cao từ 1600 – 1700m trở lên 

Chọn A.


Câu 12:

22/07/2024
Đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với các nước không được xác định theo dạng địa hình đặc trưng nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Phạm vi lãnh thổ phần đất liền

Cách giải: 

Đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với các nước không được xác định theo các đoạn bờ biển. 

Chọn B.


Câu 13:

21/07/2024
Giải pháp nào sau đây để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta 

Cách giải:

Dân cư nước ta phân bố không hợp lí giữa vùng núi – đồng bằng, giữa thành thị và nông thôn khiến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động kém hiệu quả, khu vực đông dân cư thiếu tài nguyên, trong khi vùng núi tài nguyên thiên nhiên giàu có lại thiếu hụt lao động. 

 Biện pháp giải quyết là: phân bố lại dân cư va lao động trên phạm vi cả nước 

Chọn C.


Câu 14:

20/07/2024
Phát biểu nào sau đây đúng với tác động của gió mùa Đông Bắc ở nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Cách giải:

- Loại A: gây hiệu ứng phơn là gió tây nam đầu mùa hạ

- Loại B: mang đến những ngày nắng ấm vào mùa đông ở miền Bắc là Tín phong Bắc bán cầu

- Loại D: gây nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên là Tín phong Bắc bán cầu.

- Chọn C: vào nửa cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc nước ta có tính chất lạnh, ẩm và gây mưa phùn ở vùng ven biển, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Chọn C.


Câu 15:

22/07/2024
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho đất feralit ở vùng đồi núi nước ta chua?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Đất)

Cách giải: 

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho đất feralit ở vùng đồi núi nước ta chua là do mưa nhiều rửa trôi các chất bazơ dễ tan. 

Chọn D.

Câu 16:

22/07/2024
Cấu trúc địa hình nổi bật của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta là
Xem đáp án

Cách giải:

- Loại A: đây là đặc điểm vùng núi Tây Bắc

- Loại B: đây là đặc điểm vùng núi Đông Bắc

- Loại D: đây là đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam

- C đúng: Cấu trúc địa hình nổi bật của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta là gồm các dãy núi chạy song song và so le nhau. 

Chọn C.


Câu 17:

20/07/2024
Hiện nay, ở nước ta quá trình chính trong sự hình thành và làm biến đổi địa hình là
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 10 – Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

Cách giải:

Hiện nay, ở nước ta quá trình chính trong sự hình thành và làm biến đổi địa hình là xâm thực - bồi tụ

- Trên nền địa hình đồi núi dốc  mưa lớn rửa trôi đất đai, gây ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất đá

- Các vật liệu rửa trôi ở vùng núi được dòng chảy sông ngòi vận chuyển và lắng đọng, bồi tụ nên những vùng đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu các con sông. 

Chọn C.


Câu 18:

20/07/2024
“Gió mùa Đông Nam” hoạt động ở Bắc Bộ nước ta có nguồn gốc từ
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Cách giải:

“Gió mùa Đông Nam” hoạt động ở Bắc Bộ nước ta có nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam. Cụ thể là do áp thấp Bắc Bộ khơi sâu hút gió mùa Tây Nam chuyển hướng Đông Nam thổi vào đồng bằng Bắc Bộ, gọi là gió mùa Đông Nam. 

Chọn B.


Câu 19:

20/07/2024
Đặc điểm địa hình khối núi cổ Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ của vùng núi Trường Sơn Nam nước ta là
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi

Cách giải:

- Loại A: đây là đặc điểm các cao nguyên badan ở phía tây vùng núi Trường Sơn Nam.

- Loại C: đây là đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc - Loại D: đây là đặc điểm vùng ĐB sông Cửu Long

- Chọn B: Đặc điểm địa hình khối núi cổ Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ của vùng núi Trường Sơn Nam nước ta là nâng cao, đồ sộ, nghiêng về phía đông. 

Chọn B.


Câu 20:

22/07/2024
Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm vùng đặc quyền kinh tế của nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Phạm vi lãnh thổ vùng biển nước ta

Cách giải:

Ranh giới là đường biên giới quốc gia trên biển ở đây là đặc điểm của lãnh hải, không phải đặc điểm của vùng đặc quyền kinh tế 

Chọn C.

Câu 21:

22/07/2024
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ thời gian xảy ra mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long (liên hệ mùa mưa)

Cách giải:

Đồng bằng sông Cửu Long có mùa mưa tập trung vào thời gian từ khoảng tháng 5 – 10 (mưa vào mùa hạ). 

 Thời gian mùa lũ thường gần trùng với thời gian mùa mưa, do vậy vụ sản xuất lúa mùa (gieo vào đầu tháng 5, thu hoạch vào tháng 11) là vụ lúa thường xuyên chịu tình trạng ngập lụt ở vùng này. 

Chọn C.


Câu 22:

22/07/2024
Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Cách giải: 

Biển Đông chỉ có tác động ẩm, điều hòa thời tiết nóng bức vào mùa hè và giảm thời tiết lạnh khô vào mùa đông  biển Đông không làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.

Chọn D.


Câu 23:

07/11/2024
Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn chủ yếu là do
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn, chủ yếu do mưa lớn và nguồn nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào

- Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000mm/năm  đây là nguồn cung cấp và duy trì dòng chảy sông ngòi quan trọng ở nước ta

- Mặt khác nhiều hệ thống sông lớn nước ta bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ nên được cung cấp một lượng nước lớn trước khi đổ vào lãnh thổ nước ta (ví dụ: hệ thống sông Hồng, sông Mê Công) 

→ C đúng 

- A sai vì sự đóng góp chính đến từ nguồn nước ngoài lãnh thổ và quá trình bồi tụ phù sa, chứ không chỉ từ mưa và địa hình.

- B sai vì chính yếu tố nguồn nước từ các khu vực bên ngoài lãnh thổ và hệ thống sông ngòi phong phú mới là yếu tố quyết định.

- D sai vì tổng lượng nước chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa lớn và nguồn nước từ các khu vực ngoài lãnh thổ, đặc biệt là các con sông lớn chảy từ nước ngoài vào.

Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn chủ yếu là do hai yếu tố chính: mưa lớn và nguồn nước từ bên ngoài lãnh thổ. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với lượng mưa trung bình hàng năm rất cao, đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, góp phần làm gia tăng lượng nước chảy trong các sông suối. Ngoài lượng mưa, nhiều hệ thống sông lớn ở Việt Nam như sông Hồng và sông Mekong còn có nguồn nước chính từ các khu vực bên ngoài lãnh thổ. Sông Hồng có nguồn từ Trung Quốc, trong khi sông Mekong có nguồn từ các nước như Trung Quốc, Lào và Campuchia. Các con sông này đổ nước vào Việt Nam, đóng góp một phần quan trọng vào tổng lượng nước của sông ngòi, giúp các hệ thống sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, phong phú. Chính sự kết hợp giữa lượng mưa dồi dào và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ giúp sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn.

Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn chủ yếu là do hai yếu tố chính: lượng mưa lớn và nguồn nước từ các khu vực bên ngoài lãnh thổ. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với lượng mưa cao, đặc biệt là vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mưa lớn không chỉ cung cấp nước cho các sông suối mà còn làm tăng dòng chảy và lượng nước trong các hệ thống sông. Bên cạnh đó, nhiều sông lớn của Việt Nam, như sông Mekong, sông Hồng, có nguồn nước chủ yếu từ các quốc gia bên ngoài lãnh thổ, như Trung Quốc và các nước thuộc lưu vực sông Mekong. Những dòng sông này đổ về Việt Nam, góp phần làm tăng tổng lượng nước và điều kiện phát triển của hệ thống sông ngòi. Chính sự kết hợp giữa lượng mưa dồi dào và nguồn nước từ các khu vực ngoài lãnh thổ giúp sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn.


Câu 24:

20/07/2024
Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường của nước ta biểu hiện ở
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Cách giải:

Biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường của nước ta là khí hậu, thời tiết biến đổi bất thường. 

Chọn D.


Câu 25:

20/07/2024
Nước ta giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới là do
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta

Cách giải: 

Nước ta giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới là do vị trí nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế. 

 Thuận lợi trong giao lưu với các nước bằng đường hàng không và đường biển 

Chọn B. 


Câu 26:

20/07/2024
Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ kiến thức Địa lí 10 – Tác động của nội lực và ngoại lực đến bề mặt địa hình

Cách giải:

Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của sóng biển, thuỷ triều, sông ngòi và hoạt động kiến tạo.

VD. Sóng biển vỗ tạo nên các dạng bờ biển mài mòn, sông ngòi hình thành nên các cửa sông, hoạt động kiến tạo khiến địa hình bờ biển bị đứt gãy, nâng lên hạ xuống tạo thành các vùng vịnh, hòn đảo ven bờ... 

Chọn D.

Câu 27:

22/07/2024
Điểm khác biệt của vùng khí hậu Nam Bộ so với Nam Trung Bộ nước ta là
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ đặc điểm chế độ mưa và chế độ nhiệt đặc trưng của 2 vùng này

Cách giải:

- Nam Bộ có đặc điểm: khí hậu nắng nóng quanh năm (nhiệt độ trung bình luôn trên 240C) mùa mưa tập trung vào mùa hạ (tháng 5 – 10) do trực tiếp đón gió tây nam.

- Ngược lại Nam Trung Bộ có mùa mưa lùi về thu đông, nền nhiệt độ vào tháng 1 có hạ thấp hơn (dưới 240C) 

Vậy điểm khác biệt của vùng khí hậu Nam Bộ so với Nam Trung Bộ nước ta là nóng quanh năm, mưa về mùa hạ.

Chọn A.


Câu 28:

21/07/2024
Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

Cách giải:

Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời (hơn 1000 năm), trong khi đồng bằng sông Cửu Long mới được khai thác khoảng vài trăm năm trở lại đây 

Do lịch sử khai thác lãnh thổ cùng với nền sản xuất lúa nước từ lâu đời nên ĐB sông Hồng từ lâu đã thu hút đông dân cư, mật độ dân số cao nhất cả nước. 

Chọn D. 


Câu 29:

20/07/2024
Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Biện pháp sử dụng và bảo vệ đất vùng đồng bằng

Cách giải:

- Loại A, B, C: đây là những biện pháp bảo vệ đất vùng đồi núi

- D đúng: Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là tiến hành thâm canh, nâng cao hệ số sử dụng đất

Chọn D.


Câu 30:

21/07/2024
Địa hình chủ yếu đồi núi thấp đã làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ đới khí hậu phổ biến ở vùng đồi núi thấp nước ta (Kiến thức bài 12, mục: thiên nhiên phân hóa theo độ cao)

Cách giải: 

Đai nhiệt đới gió mùa của nước ta được bảo toàn ở độ cao từ dưới 600 – 700m (miền Bắc) và dưới 900 – 1000m (miền Nam). Tại đây khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C, độ ẩm thay đổi từ khô đến ẩm ướt. 

Nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp (đồi núi thấp dưới 1000m chiếm khoảng 60%) góp phần bảo toàn tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta. 

Chọn B. 


Câu 31:

20/07/2024
Hướng địa hình của vùng núi Đông Bắc nước ta đã làm cho khí hậu có đặc điểm nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ mối tương quan giữa hướng địa hình và gió mùa

Cách giải: 

Địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta có hướng vòng cung, độ cao trung bình tạo nên hành lang hút gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào bên trong lãnh thổ, đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn)

Chọn C.


Câu 32:

20/07/2024
Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho gió phơn Tây Nam có thể ảnh hưởng đến đồng bằng Bắc Bộ nước ta là
Xem đáp án

Phương pháp: Chú ý từ khóa “ảnh hưởng đến đồng bằng Bắc Bộ” 

Cách giải: 

Gió mùa Tây Nam vượt dãy núi Trường Sơn chính là điều kiện, nguyên nhân để hình thành gió phơn Tây Nam. Nhưng để gió này có thể hoạt động mạnh, đi xa hơn và ảnh hưởng đến vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta thì lúc này cần có một nhân tố bên ngoài có tác động hút gió. (Loại D) 

Vào mùa hạ, đồng bằng Bắc Bộ hình thành áp thấp Bắc Bộ, áp thấp này có tác động khơi sâu tạo sức hút mạnh đối với gió phơn Tây Nam khiến gió này ảnh hướng đến cả vùng đồng bằng Bắc Bộ. 

Chọn A.

Câu 33:

02/10/2024
Hiện nay, rừng ngập mặn ở nước ta ngày càng bị thu hẹp nguyên nhân chủ yếu là do
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hiện nay, rừng ngập mặn ở nước ta ngày càng bị thu hẹp nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá. 

D đúng 

- A sai vì thường được quản lý và khai thác bền vững nhằm bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, nên không gây ra sự thu hẹp đáng kể diện tích rừng như việc chuyển đổi sang nuôi tôm, cá.

- B sai vì dẫn đến phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ, nhưng không trực tiếp gây ra sự thu hẹp của rừng ngập mặn như việc chuyển đổi đất đai để nuôi tôm, cá.

- C sai vì những yếu tố tác động lâu dài đến rừng ngập mặn, nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thu hẹp của chúng.

Hiện nay, rừng ngập mặn ở nước ta ngày càng bị thu hẹp, nguyên nhân chủ yếu là do việc chuyển đổi diện tích rừng sang nuôi tôm, cá. Đây là hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn. Khi rừng ngập mặn bị chặt phá để tạo ao nuôi thủy sản, đất ngập nước sẽ mất đi lớp phủ thực vật, làm giảm khả năng ngăn chặn xói mòn, giữ nước và chống ngập mặn của vùng ven biển. Bên cạnh đó, việc nuôi tôm, cá không được kiểm soát tốt còn khiến môi trường nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và làm giảm khả năng phục hồi của rừng ngập mặn. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ để bảo vệ và phục hồi diện tích rừng ngập mặn.

Rừng ngập mặn ở nước ta hiện nay đang bị thu hẹp chủ yếu do việc chuyển đổi diện tích đất rừng thành vùng nuôi tôm, cá. Ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ đã khiến cho nhiều diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá để phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản. Việc này không chỉ làm giảm diện tích rừng ngập mặn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, môi trường sống của nhiều loài động thực vật, cũng như làm giảm khả năng bảo vệ bờ biển trước thiên tai như bão, sóng lớn. Ngoài ra, sự mất mát của hệ sinh thái rừng ngập mặn còn dẫn đến tình trạng xói mòn đất, suy giảm chất lượng nước và gia tăng ô nhiễm môi trường. Do đó, việc bảo tồn và phát triển bền vững rừng ngập mặn là cần thiết để đảm bảo an sinh môi trường và xã hội.


Câu 34:

20/07/2024

Cho biểu đồ sau: 

Cho biểu đồ sau (ảnh 1)

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CHẾ ĐỘ MƯA VÀ CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY TRÊN LƯU VỰC SÔNG GIANH (trạm Đồng Tâm)

(Nguồn: SGK Địa lý 8, trang 124, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông 

Gianh nước ta?

Xem đáp án

Phương pháp:

- A đúng: chế độ dòng chảy sông theo sát chế độ mưa

- B đúng: tháng 10 có lượng mưa lớn nhất (khoảng 600mm)

- C đúng: mùa mưa lùi về thu đông (mưa lớn nhất vào tháng 9, 10)

- D không đúng tháng 9 có lưu lượng dòng chảy lớn nhất nhỏ nhất là SAI 

Chọn D.

Câu 35:

23/07/2024
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ đến muộn hơn so với Bắc Bộ nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ thời gian hoạt động của các nhân tố gây mưa chủ yếu ở Nam Bộ

Cách giải:

- Loại A: vị trí gần xích đạo chủ yếu khiến nền nhiệt cao quanh năm, không phải là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lượng mưa của Nam Bộ 

- Loại B: gió mùa tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương gây mưa vào đầu mùa hạ (tháng 5, 6) 

- Loại D: vùng Nam Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam 

- C đúng: cùng với gió mùa Tây Nam thì dải hội tụ cũng là nhân tố đem lại mưa lớn cho các vùng lãnh thổ nước ta. Do hoạt động của dải hội tụ chậm dần từ Bắc vào Nam nên tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ đến muộn hơn ở Bắc Bộ. 

Chọn C.


Câu 36:

20/07/2024

Cho biểu đồ về tình hình sinh và tử của nước ta giai đoạn 1999 – 2019 

Cho biểu đồ về tình hình sinh và tử của nước ta giai đoạn 1999 – 2019 (ảnh 1)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, Nhà xuất bản thống kê 2019)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ

Cách giải: 

- Loại A: thể hiện cơ cấu là biểu đồ tròn 

- Loại C: thể hiện quy mô, cơ cấu là biểu đồ tròn có bán kính khác nhau hoặc biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối

- Loại D: thể hiện tốc độ tăng trưởng là biểu đồ đường

- B đúng: biểu đồ cột ghép thể hiện tỷ suất sinh và tỷ suất tử của nước ta (thể hiện giá trị của đối tượng)

Chọn B.


Câu 37:

20/07/2024

Cho bảng số liệu sau: 

DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2010 - 2018

(Đơn vị: Triệu người) 

Năm

2000

2005

2009

2014

2018

Tổng số dân

77,6

82,4

86,0

90,7

96,7

- Thành thị

18,7

22,3

25,6

30,0

33,0

- Nông thôn

58,9

60,1

60,4

60,7

63,7

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, Nhà xuất bản thống kê 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta phân theo thành thị và nông thôn, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ

Cách giải:

- Loại A: cột chồng thể hiện quy mô và cơ cấu

- Loại B: cột ghép thể hiện tương quan so sánh giá trị các đối tượng

- Loại D: biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu hoặc quy mô và cơ cấu

- C đúng: Biểu đồ miền có khả năng thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng, trong thời gian nhiều năm (5 năm) 

Chọn C.


Câu 38:

20/07/2024
Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta phát triển mạnh mẽ chủ yếu là do
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa bắc – nam

Cách giải:

Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta phát triển mạnh mẽ chủ yếu là do khí hậu cận xích đạo, mùa khô rõ rệt. 

Chọn A.


Câu 39:

23/07/2024
Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ đặc điểm khí hậu đặc trưng của miền

Cách giải:

Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là tình trạng thiếu nước nghiệm trọng vào mùa khô. Do miền có đặc điểm khí hậu với sự phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc, mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, lượng mưa chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng mưa cả năm. 

Chọn C.


Câu 40:

20/07/2024

Cho bảng số liệu sau: 

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị: °C) 

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình 

tháng 1

Nhiệt độ trung bình 

tháng 7

Nhiệt độ trung bình 

năm

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

26,9

(Nguồn: SGK Địa lý 12, Ban cơ bản, trang 44, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ trung bình của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu

Cách giải:

- A sai: Hà Nội có nhiệt độ trung bình T1 thấp nhất (16,40C)

- B sai: nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam

- C sai: Huế có nhiệt độ trung bình T7 cao nhất (29,40C)

- D đúng: Tháng 7 nhiệt độ trung bình ít chênh lệch giữa các địa điểm (các địa điểm đều có nền nhiệt trên 270C) 

Chọn D.


Bắt đầu thi ngay