Hệ thống kiến thức Vật Lí lớp 8 Học kì 1

Hệ thống kiến thức Vật Lí lớp 8 Học kì 1 chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hóa học 8 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 620 27/12/2022
Tải về


[Năm 2023] Hệ thống kiến thức Vật Lí lớp 8 Học kì 1

Phần 1. Cơ học

1. Các khái niệm

Khối lượng Chỉ lượng chất tạo thành vật chất. m(kg)
Khối lượng riêng Khối lượng của một mét khối một chất. D=mV(kg/m3)
Trọng lượng riêng Trọng lượng của một mét khối một chất. d=PV=10D(N/m3)
Vận tốc Cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động.

v=st(m/s; km/h)

v = hằng số: chuyển động đều

v thay đổi: chuyển động không đều: vtb=st

2. Lực

Lực Là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. 

- Là đại lượng vectơ.

- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc  đột  ngột  được    quán tính.

- Lực tác dụng lên vật có thể  làm  biến  đổi  chuyển động của nó hoặc làm nó biến dạng.

Hai lực cân bằng

- Cùng cường độ.

- Cùng phương.

- Ngược chiều.

Trọng lực Là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật. Phương thẳng đứng, chiều hướng về Trái Đất. Độ lớn của trọng lực gọi là trọng lượng: P = 10m
Lực đàn hồi Là lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào vật. Độ  biến  dạng  của    xo càng  lớn  thì  lực  đàn  hồi càng lớn.  
Lực ma sát

- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt vật khác.

-  Lực  ma  sát  nghỉ  giữ  cho  vật không bị trượt khi vật bị tác dụng của các lực khác.

Ma sát có thể có hại hoặc có ích.  
Áp lực Là lực ép vuông góc với mặt bị ép.   Áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép gọi là áp suất.
Lực đẩy Ác - si - mét Lực tác dụng của chất lỏng hướng thẳng đứng từ dưới lên vào một vật nhúng trong chất lỏng.

Có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

FA= d.V

F< P: vật chìm

F> P: vật nổi

F= P: vật lơ lửng trong chất lượng.

3. Áp suất

Áp suất Độ lớn của áp lực (lực ép vuông góc với mặt bị ép) trên một đơn vị diện tích bị ép.

P=FS

(N/m2; gọi là paxcan: Pa).

 
Áp suất chất lỏng Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy của bình và các vật trong lòng nó.

p = dh

(h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng).

Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
Áp suât khí quyển

- Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

-Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.

Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô - ri - xen -li 

Đơn vị: mmHg

 

Áp suất khí quyển tại mặt nước biển là 760mmHg

 

 

 

Đề thi giữa học kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2023

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật lý 8

Thời gian làm bài: 45 phút

 Đề số 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Em hãy chọn một đáp án đúng nhất trong các câu sau!

Câu 1. Một vật đứng yên khi:

A. Vị trí của vật với vật mốc càng xa.         

B. Vị trí của vật với vật mốc càng gần.

C. Vị trí của vật với vật mốc thay đổi.         

D. Vị trí của vật với vật mốc không đổi.

Câu 2. Biểu thức tính vận tốc trung bình của vật chuyển động trên hai quãng đường là:

A. v=st

B. vtb=s1+s2t1+t2

C. vtb=v1+v22

D. t=sv

Câu 3. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là

A. vôn kế.       

B. nhiệt kế.              

C. tốc kế.   

D. ampe kế.

Câu 4. Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?

A. Vì gỗ là vật nhẹ.

B. Vì nước không thấm vào gỗ.

C. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

D. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước.

Câu 5. Chuyển động của xe đạp khi lao xuống dốc là chuyển động có vận tốc

A. giảm dần.    

B. tăng dần.

C. không đổi.    

D. tăng dần rồi giảm.

Câu 6. Quả bóng đang lăn trên sàn nhà. Câu phát biểu nào là đúng?

A. Quả bóng đang chuyển động.      

B. Quả bóng đang đứng yên.

C. Quả bóng đang chuyển động so với sàn nhà.           

D. Quả bóng đang đứng yên so với sàn nhà.

Câu 7. Hai lực cân bằng là:

A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau.

B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau.

C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

Câu 8. Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng?

A. Người phụ lái đứng yên.

B. Ô tô đứng yên.

C. Cột đèn bên đường đứng yên.

D. Mặt đường đứng yên.

Câu 9. Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.

B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.

C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.

Câu 10. Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:

 

A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.

B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.

C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.

D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.

Câu 11. Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?

A. Cho biết hướng chuyển động của vật.

B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào.

C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.

D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực?

A. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.

B. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.

C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

D. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (3 điểm) a) Kể tên các loại lực ma sát? Ma sát sinh ra ở giữa đĩa và xích xe đạp là ma sát gì, có tác hại gì và nêu cách làm giảm?

b) Chất lỏng gây áp suất như thế nào?

Câu 2. (2 điểm) Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.

Câu 3. (2 điểm) Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8 N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6 N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí.

a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước?

b) Tính thể tích của vật?

ĐÁP ÁN ĐỀ 001 

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. 

Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc.

Chọn đáp án D.

Câu 2. 

Khi vật chuyển động trên hai quãng đường trở lên thì vận tốc trung bình của vật được tính bằng tổng quãng đường đi được chia tổng thời gian đi hết các quãng đường.

vtb=s1+s2t1+t2

Chọn đáp án B.

Câu 3. 

A – Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế.

B – Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.

C – Tốc kế dùng để xác định sự nhanh chậm của chuyển động.

D – Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện.

Chọn đáp án C.

Câu 4. 

Dựa vào điều kiện vật nổi, vật chìm ta có:

- Vật nổi lên: FA > P (dl  > dv)

- Vật lơ lửng trong lòng chất lỏng: FA = P (dl  = dv)

- Vật chìm xuống: FA < P (dl  < dv)

Trong đó:

+ dl  là trọng lượng riêng của chất lỏng.

+ dv là trọng lượng riêng của vật.

+ P là trọng lượng của vật.

+ FA  lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.

=> Khi thả miếng gỗ vào nước thì miếng gỗ nổi do trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

Chọn đáp án C.

Câu 5. 

Khi xe chuyển động xuống dốc thế năng của xe giảm, động năng của xe tăng => vận tốc của xe tăng dần.

Chọn đáp án B.

Câu 6. 

Dựa vào lý thuyết:

- Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

- Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc.

A. Sai – Chưa chỉ rõ vật mốc.

B. Sai – Chưa chỉ rõ vật mốc.

C. Đúng – Vật mốc được chọn là sàn nhà, vị trí của quả bóng thay đổi theo thời gian so với sàn nhà => quả bóng chuyển động so với sàn nhà.

D. Sai – Vật mốc được chọn là sàn nhà, vị trí của quả bóng thay đổi theo thời gian so với sàn nhà => quả bóng chuyển động so với sàn nhà chứ không phải đứng yên so với sàn nhà.

Chọn đáp án C.

Câu 7. 

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

Chọn đáp án D.

Câu 8. 

Dựa vào lý thuyết:

- Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

- Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc.

Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì:

A. Sai - Vị trí của người phụ lái (đang đi soát vé) thay đổi theo thời gian so với vị trí của người lái xe => người phụ lái chuyển so với người lái xe.

B. Đúng – Vị trí của ô tô không thay đổi theo thời gian so với vị trí của người lái xe => ô tô đứng yên so với người lái xe.

C. Sai – Vị trí của cột đèn bên đường thay đổi theo thời gian so với vị trí của người lái xe => cột đèn bên đường chuyển động so với người lái xe.

D. Sai – Vị trí của mặt đường thay đổi theo thời gian so với vị trí của người lái xe => mặt đường chuyển động so với người lái xe.

Chọn đáp án B.

Câu 9.  

Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

Chọn đáp án C.

Câu 10. 

Từ hình vẽ ta thấy lực có các đặc điểm sau:

- Điểm đặt: tại vật.

- Phương: nằm ngang.

- Chiều: từ trái sang phải.

- Cường độ: F = 20N.

Chọn đáp án D.

Câu 11. 

Độ lớn của vận tốc cho ta biết sự nhanh hay chậm của chuyển động.

Chọn đáp án C.

Câu 12. 

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Chọn đáp án C.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1. 

a) Có 3 loại lực ma sát: lực ma sát trượt, lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ.

- Ma sát sinh ra giữa đĩa và xích xe đạp là ma sát trượt, làm mòn xích và đĩa xe. Muốn làm giảm ma sát thì tra dầu.

b) Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

Câu 2. 

Tóm tắt:

t1 = 7 giờ 20 phút, t2 = 8 giờ 5 phút

s = 24,3 km

v = ? km/h và m/s

Lời giải:

- Thời gian người đó đi từ A đến B là:

t = t2 – t1 = 8 giờ 5 phút – 7 giờ 20 phút = 45 phút = 0,75 (h)

- Vận tốc của người này là:

v=st=24,30,75=32,4(km/h)=9(m/s) 

Câu 3. 

Tóm tắt:

P = 4,8 N

F = 3,6 N

d = 10000 N/m3

a) FA = ? (N)

b) V = ? (m3)

Lời giải

a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước: 

FA = P – F = 4,8 – 3,6 = 1,2 (N)

b) Thể tích của vật bằng thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ:

FA=d.VV=FAd=1,210000=0,00012(m3)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật lý 8

Thời gian làm bài: 45 phút

 Đề số 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Em hãy chọn một đáp án đúng nhất trong các câu sau!

Câu 1. Hai lực cân bằng là:

A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau.

B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau.

C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

Câu 2. Một vật đứng yên khi:

A. Vị trí của vật với vật mốc càng xa.         

B. Vị trí của vật với vật mốc càng gần.

C. Vị trí của vật với vật mốc thay đổi.         

D. Vị trí của vật với vật mốc không đổi.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực?

A. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.

B. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.

C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

D. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.

Câu 4. Biểu thức tính vận tốc trung bình của vật chuyển động trên  hai quãng đường. Câu nào là đúng?

A. v=st

B. vtb=s1+s2t1+t2

C. vtb=v1+v22

D. t=sv

Câu 5. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là

A. vôn kế.      

B. nhiệt kế.              

C. tốc kế.       

D. ampe kế.

Câu 6. Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:

 

A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.

B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.

C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.

D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.

Câu 7. Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?

A. Vì gỗ là vật nhẹ.

B. Vì nước không thấm vào gỗ.

C. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

D. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước.

Câu 8. Quả bóng đang lăn trên sàn nhà. Câu phát biểu nào là đúng?

A. Quả bóng đang chuyển động.      

B. Quả bóng đang đứng yên.       

C. Quả bóng đang chuyển động so với sàn nhà.           

D. Quả bóng đang đứng yên so với sàn nhà.

Câu 9. Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.

B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.

C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.

Câu 10. Chuyển động của xe đạp khi lao xuống dốc là chuyển động có vận tốc

A. giảm dần.    

B. tăng dần.

C. không đổi.    

D. tăng dần rồi giảm.

Câu 11. Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?

A. Cho biết hướng chuyển động của vật.

B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào.

C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.

D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.

Câu 12. Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng?

A. Người phụ lái đứng yên.

B. Ô tô đứng yên.

C. Cột đèn bên đường đứng yên.

D. Mặt đường đứng yên.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (3 điểm) a) Kể tên các loại lực ma sát? Ma sát sinh ra ở giữa đĩa và xích xe đạp là ma sát gì, có tác hại gì và nêu cách làm giảm?

b) Chất lỏng gây áp suất như thế nào ?

Câu 2. (2 điểm) Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.

Câu 3. (2 điểm) Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8 N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6 N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí.

a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước?

b) Tính thể tích của vật?

 

ĐÁP ÁN ĐỀ 002

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. 

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

Chọn đáp án D.

Câu 2. 

Theo lý thuyết, vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc.

Chọn đáp án D.

Câu 3. 

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Chọn đáp án C.

Câu 4. 

Khi vật chuyển động trên hai quãng đường trở lên thì vận tốc trung bình của vật được tính bằng tổng quãng đường đi được chia tổng thời gian đi hết các quãng đường.

vtb=s1+s2t1+t2

Chọn đáp án B.

Câu 5. 

A – Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế.

B – Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.

C – Tốc kế dùng để xác định sự nhanh chậm của chuyển động.

D – Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện.

Chọn đáp án C.

Câu 6.

Từ hình vẽ ta thấy lực có các đặc điểm sau:

- Điểm đặt: tại vật.

- Phương: nằm ngang.

- Chiều: từ trái sang phải.

- Cường độ: F = 20N.

Chọn đáp án D.

Câu 7. 

Dựa vào điều kiện vật nổi, vật chìm:

- Vật nổi lên: FA > P (dl  > dv)

- Vật lơ lửng trong lòng chất lỏng: FA = P (dl  = dv)

- Vật chìm xuống: FA < P (dl  < dv)

Trong đó:

+ dl  là trọng lượng riêng của chất lỏng.

+ dv là trọng lượng riêng của vật.

+ P là trọng lượng của vật.

+ FA  lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.

=> Khi thả miếng gỗ vào nước thì miếng gỗ nổi do trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

Chọn đáp án C.

Câu 8. 

Dựa vào lý thuyết:

- Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

- Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc.

A. Sai – Chưa chỉ rõ vật mốc.

B. Sai – Chưa chỉ rõ vật mốc.

C. Đúng – Vật mốc được chọn là sàn nhà, vị trí của quả bóng thay đổi theo thời gian so với sàn nhà => quả bóng chuyển động so với sàn nhà.

D. Sai – Vật mốc được chọn là sàn nhà, vị trí của quả bóng thay đổi theo thời gian so với sàn nhà => quả bóng chuyển động so với sàn nhà chứ không phải đứng yên so với sàn nhà.

Chọn đáp án C.

Câu 9. 

Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng

nhau là trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

Chọn đáp án C.

Câu 10. 

Khi xe chuyển động xuống dốc thế năng của xe giảm, động năng của xe tăng => vận tốc của xe tăng dần.

Chọn đáp án B.

Câu 11. 

Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động.

Chọn đáp án C.

Câu 12. 

Dựa vào lý thuyết:

- Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

- Vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc.

Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì:

A. Sai – Vị trí của người phụ lái (đang đi soát vé) thay đổi theo thời gian so với vị trí của người lái xe => người phụ lái chuyển so với người lái xe.

B. Đúng – Vị trí của ô tô không thay đổi theo thời gian so với vị trí của người lái xe => ô tô đứng yên so với người lái xe.

C. Sai – Vị trí của cột đèn bên đường thay đổi theo thời gian so với vị trí của người lái xe => cột đèn bên đường chuyển động so với người lái xe.

D.  Sai – Vị trí của mặt đường thay đổi theo thời gian so với vị trí của người lái xe => mặt đường chuyển động so với người lái xe.

Chọn đáp án B.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1. 

a) Có 3 loại lực ma sát: lực ma sát trượt, lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ.

- Ma sát sinh ra giữa đĩa và xích xe đạp là ma sát trượt, làm mòn xích và đĩa xe. Muốn làm giảm ma sát thì tra dầu.

b) Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

Câu 2.

Tóm tắt:

t1 = 7 giờ 20 phút, t2 = 8 giờ 5 phút

s = 24,3 km

v = ? km/h và m/s

Lời giải:

- Thời gian người đó đi từ A đến B là:

t = t2 – t1 = 8 giờ 5 phút – 7 giờ 20 phút = 45 phút = 0,75 (h)

- Vận tốc của người này là:

v=st=24,30,75=32,4(km/h)=9(m/s) 

Câu 3. 

Tóm tắt:

P = 4,8 N

F = 3,6 N

d = 10000 N/m3

a) FA = ? (N)

b) V = ? (m3)

Lời giải

a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước: 

FA = P – F = 4,8 – 3,6 = 1,2 (N)

b) Thể tích của vật bằng thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ:

FA=d.VV=FAd=1,210000=0,00012(m3)

Xem thêm các bộ đề thi Vật lý lớp 8 chọn lọc, hay khác:

TOP 30 Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 8 có đáp án hay nhất

Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất (30 đề)

Đề cương ôn tập Học kì 1 Vật Lí lớp 8 chi tiết nhất

Bài tập Vật Lí lớp 8 Học kì 1 có đáp án

Các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 học kì 1

1 620 27/12/2022
Tải về