Đề cương Học kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2023 chi tiết nhất
Đề cương Học kì 1 Vật Lí lớp 8 chi tiết nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Vật Lí 8 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
[Năm 2023] Đề cương Học kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2023 chi tiết nhất
I. PHẠM VI ÔN TẬP
Học sinh học kĩ các bài sau:
Bài 7: Áp suất.
Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau.
Bài 9: Áp suất khí quyển.
Bài 10: Lực đẩy Ác- si-mét.
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Học sinh trả lời câu hỏi và làm bài tập sau vào vở ghi bộ môn (Cần dẫn ý hỏi trước khi trả lời).
1. LÝ THUYẾT
Câu 1: Áp lực là gì? Viết công thức tính áp suất. Nêu các cách làm tăng, giảm và ứng dụng thực tế của áp suất chất rắn.
Câu 2: Viết công thức tính áp suất chất lỏng. Nêu đặc điểm của mặt thoáng chất lỏng trong bình thông nhau và một số ứng dụng của bình thông nhau trong cuộc sống.
Câu 3: Áp suất khí quyển là gì? Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Câu 4: Nêu định nghĩa và công thức tính lực đẩy Ác-si-mét và giải thích các đại lượng có mặt trong công thức.
2. BÀI TẬP
Phần 1. Trắc nghiệm: SBT Vật lý 8: Bài 7, Bài 8, Bài 9, Bài 10.
Phần 2. Tự luận:
Dạng 1: Vận dụng giải thích.
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích:
a) Tại sao khi lặn sâu dưới nước, ta thường có cảm giác tức ngực, ù tai, chóng mặt?
b) Tại sao lưỡi dao, kéo cần mài cho thật sắc còn móng nhà và chân bàn, ghế thì cần làm to bản và chắc chắn?
c) Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ ở trên?
Dạng 2: Bài tập về áp suất.
Câu 2: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Hỏi áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm cách đáy thùng 0,4m là bao nhiêu? Biết dnước = 10000N/m3.
Câu 3: Một thợ lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng trung bình của nước biển dnước biển = 10300N/m3.
a) Áp suất ở độ sâu mà người thợ lặn đang lặn là bao nhiêu?
b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,16m2. Áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này là bao nhiêu?
c) Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn có thể chịu được là 473800N/m2. Hỏi người thợ lặn chỉ nên lặn đến độ sâu nào thì an toàn?
Bài 4: Cho máy thủy lực có diện tích pittong lớn gấp 100 lần diện tích pittong nhỏ và chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn áp suất từ pittong nhỏ sang pittong lớn. Nếu muốn có một lực nâng 20000N ở pittong lớn thì cần tác dụng lên pittong nhỏ một lực là bao nhiêu?
Câu 5: Một bình thông nhau chứa nước biển, người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở 2 nhánh chênh lệnh nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng? Biết dxăng = 7000N/m3, dnước biển = 10300N/m3.
Dạng 3: Bài tập về lực đẩy Ác-si-mét
Câu 6: Một vật có thể tích 25dm3 và khối lượng 50kg. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi chìm hoàn toàn trong nước.
Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận
|
Nội Dung |
Các Mức Độ Nhận Thức |
Tổng |
|||||
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|
||||
|
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
|
Lực - Áp suất |
- Nêu được định nghĩa về áp lực Câu 1, 2, 3 |
|
- Nêu được công thức và đơn vị lực. Câu 4, 5 |
|
|
- Vận dụng được kiến thức về áp suất để giai thích các hiện tượng trong cuộc sống Câu 1 (I-b) |
2,25đ– 22,5% |
|
Điểm – tỉ lệ |
0.75đ – 7,5% |
0đ – 0% |
0,5đ – 5% |
0đ – 0% |
0đ -0% |
1đ – 10% |
|
|
Áp suất chất lỏng – bình thông nhau |
- Nêu được đặc điểm của áp suất chất lỏng Câu 6 |
- Nhận biết được sự có mặt của áp suất trong một số hiện tượng liên quan. Câu 1 (I-a) |
- Hiểu được ứng dụng và công thức tính áp suất chất lỏng Câu 4 (II-a) |
- Tính được áp suất chất lỏng tác dụng lên vật trong một số trường hợp Câu 3 (II) |
- Vận dụng được kiến thức về áp suất chất lỏng
Câu 12
|
|
3,5đ -35% |
|
Điểm – tỉ lệ |
0,25đ – 2,5% |
1đ – 10% |
1đ – 10% |
1đ – 10% |
0,25đ – 2,5% |
0đ -0% |
|
|
Áp suất khí quyển |
- Nêu được định nghĩa của áp suất khí quyển Câu 7 |
|
- Nhận biết được sự tồn tại của áp suất khí quyển trong cuộc sống. Câu 8 |
|
|
|
0.5đ – 5% |
|
Điểm – tỉ lệ |
0,25đ – 2,5% |
0đ -0% |
0,25đ – 2,5% |
0đ -0% |
0đ -0% |
0đ -0% |
|
|
Lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi |
- Nêu được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Câu 9, 10 |
- Nêu được sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét và biểu diễn được lực. Câu 2 (II) |
- Tính được độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét trong một số trường hợp. Câu 11 |
|
|
- Vận dụng được kiến thức để giải quyết các vấn đề. Câu 4 (II-b) |
3,75đ – 37,5% |
|
Điểm – tỉ lệ |
0.5đ – 5% |
2đ -20% |
0,25đ – 2,5% |
0đ -0% |
0đ -0% |
1đ – 10% |
|
|
Tổng |
1,75đ – 17,5% |
3đ – 30% |
2đ – 20% |
1đ -10% |
0,25đ – 2,5% |
2đ -20% |
10đ -100% |
|
Tỉ lệ |
47,5% |
30% |
22,5% |
100% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 1
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí Thuỷ Phù lên Huế, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là:
A. Người soát vé đang đi lại trên xe
B. Tài xế
C. Trạm thu phí Thủy Phù
D. Khu công nghiệm Phú Bài
Câu 2. Vận tốc của ô tô là 36km/h cho biết điều gì? Hãy chọn câu đúng
A. Ô tô chuyển động được 36km
B. Ô tô chuyển động trong 1 giờ
C. Trong 1 giờ ô tô đi được 36km
D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ
Câu 3. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là không do tác dụng của trọng lực?
A. Mưa rơi xuống đất.
B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.
C. Đầu tàu kéo các toa tàu.
D. Hòn đá lăn từ trên triền núi xuống chân núi.
Câu 4. Dùng cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống:
Lực là nguyên nhân làm … vận tốc của chuyển động.
A. Tăng
B. Không đổi
C. Giảm
D. Thay đổi
Câu 5. Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động.
B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần.
C. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần.
Câu 6. Chọn phát biểu đúng?
A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác
B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
Câu 7. Chọn câu đúng:
A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
B. Áp lực là lực ép có phương song song với mặt bị ép
C. Áp lực là lực ép có phương tạo với mặt vị ép một góc bất kì
D. Áp lực là lực ép có phương trùng với mặt bị ép
Câu 8. Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?
A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Biểu diễn vectơ trọng lực của một vật, biết cường độ của trọng lực là 1500N, tỉ lệ xích tùy chọn.
Bài 2. (3 điểm) Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc trung bình 50 km/h. Biết nửa quãng đường đầu đi với vận tốc 65 km/h. Tính vận tốc của xe ở nửa quãng đường còn lại.
Bài 3. (2 điểm) Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Tính trọng lượng của người đó.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 2
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. Một bình đựng chất lỏng như hình bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?
A. Tại M
B. Tại N
C. Tại P
D. Tại Q
Câu 2. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng có hướng như thế nào?
A. Hướng thẳng từ trên xuống dưới.
B. Hướng thẳng từ dưới lên trên.
C. Theo mọi hướng.
D. Hướng thẳng từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.
Câu 3. Khi nói về áp suất khí quyển, ta thấy
A. mọi vật trên Trái Đất không phải chịu một áp suất nào của chất khí.
B. chúng ta sống thoải mái trên mặt đất vì không tồn tại áp suất khí quyển.
C. mọi vật trên Trái Đất phải chịu tác dụng của áp suất khí quyển còn Trái Đất không phải chịu áp suất này.
D. Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
Câu 4. Công thức tính áp suất là
A. p =
B. p =
C. F =
D. F =
Câu 5. Muốn giảm áp suất thì
A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
C. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.
Câu 6. Công thức tính áp suất chất lỏng là
A.
B. p = d.h
C. p = d.V
D.
Câu 7. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 8. Móc một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên
B. Giảm đi
C. Không thay đổi
D. Chỉ số 0.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. Một thùng cao 2m đựng đầy nước. Hỏi áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm A cách đáy thùng 0,8m là bao nhiêu? Biết dnước = 10 000N/m3.
Bài 2. Đặt một bao gạo 50kg lên một cái ghế bốn chân. Biết rằng, ghế có khối lượng 4kg và diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
Bài 3. Một ống nghiệm chứa thủy ngân với độ cao là h = 3cm.
a) Biết khối lượng riêng của thuỷ ngân là 13600kg/m3. Hãy tính áp suất của thuỷ ngân lên đáy của ống nghiệm.
b) Nếu thay thuỷ ngân bằng nước thì cột nước phải có chiều cao là bao nhiêu để tạo ra một áp suất như trên?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 3
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. Dạng chuyển động của quả lắc trong đồng hồ quả lắc:
A. Chuyển động thẳng
B. Chuyển động cong
C. Chuyển động tròn
D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?
A. km/h
B. cm/s
C. m.h
D. m/s
Câu 3. 72km/h tương ứng bao nhiêu m/s. Hãy chọn câu đúng:
A. 15m/s
B. 25m/s
C. 20m/s
D. 30m/s
Câu 4. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
A. Chuyển động của đầu cánh quạt máy bay khi quạt đang chạy ổn định.
B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.
C. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
D. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.
Câu 5. Kết luận nào sau đây đúng
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Lực chỉ có thể làm vật biến dạng.
D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.
Câu 6. Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ.
Trong các kết luận sau kết luận nào đúng?
A. Vật 11 tăng vận tốc, vật 22 giảm vận tốc
B. Vật 11 tăng vận tốc, vật 22 tăng vận tốc
C. Vật 11 giảm vận tốc, vật 22 tăng vận tốc
D. Vật 11 giảm vận tốc, vật 22 giảm vận tốc
Câu 7. Chuyển động theo quán tính là:
A. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
B. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
D. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ dừng lại.
Câu 8. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
A. Các bao tải đặt trên băng tải, đang cùng chuyển động với băng tải trong dây truyền sản xuất.
B. Quả bóng xoay tròn tại một điểm trên sân cỏ.
C. Hòm đồ bị kéo lê trên sàn nhà.
D. Cục phấn rơi từ trên bàn xuống
Câu 9. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:
A. phương của lực
B. chiều của lực
C. điểm đặt của lực
D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 10. Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước 5 x 10 x 20 (cm) được xếp ở ba vị trí như hình vẽ. Biết tại vị trí 2 có hai viên gạch được xêp chồng lên nhau. Hỏi áp lực do các viên gạch tác dụng lên mặt đất tại vị trí nào lớn nhất?
A. Tại vị trí 1.
B. Tại vị trí 2.
C. Tại vị trí 3.
D. Tại ba vị trí áp lực như nhau.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Tay đua xe đạp Dương Anh Đức trong đợt đua tại thành phố Hà Nội với quãng đường đua là 10 vòng hồ Hoàn Kiếm. Biết 1 vòng dài 1,7km. Dương Anh Đức đua 10 vòng mất thời gian là 20 phút. Hỏi vận tốc của tay đua Dương Anh Đức trong đợt đua đó?
Bài 2. (2 điểm) Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d = 2.104 N/m3. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
Bài 3. (3 điểm) Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuaric và nhánh còn lại đổ thêm nước. Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64cm thì mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau. Hỏi độ cao của cột axit sunfuaric là giá trị nào trong các giá trị sau đây. Biết trọng lượng riêng của axit sunfuaric và của nước lần lượt là d1 = 18000N/m3 và d2 = 10000N/m3.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 4
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng:
A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
D. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều.
Câu 2. Trong các công thức sau đây, công thức nào dùng để tính áp suất chất lỏng?
A. p = d.V.
B. p = d.h.
C.
D. p = F. S
Câu 3. Có một khúc gỗ và một khối thép có cùng thể tích được nhúng chìm trong nước. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn?
A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép lớn hơn khúc gỗ.
B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn khối thép.
C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ và khối thép bằng nhau.
D. Không thể so sánh được vì thiếu điều kiện.
Câu 4. Một ôtô chuyển động thẳng đều, lực kéo của động cơ ôtô là 4000N. Ô tô đã thực hiện được một công là 32 000000J. Tính quãng đường chuyển động của ô tô?
A. s = 8000 m
B. s = 800 m
C. s = 0,8 km
D. s = 80 m
Câu 5. Một bể cao 1,5m chứa đầy nước. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Tính áp suất của nước tác dụng lên một điểm cách đáy bể 60cm?
A. p = 900 Pa
B. p = 9000 Pa
C. p = 0,9 kPa
D. p = 90 Pa
Câu 6. Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.
B. Xe máy chạy trên đường.
C. Lá rơi từ trên cao xuống.
D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
Câu 7. Một học sinh chạy xe đạp đến trường đi trên đoạn đường bằng 2,5km hết 12 phút, đoạn đường dốc hết 2 phút biết vận tốc của xe đạp lúc đó bằng 18km/h. Tính vận tốc trung bình của xe đạp đi trên quãng đường bằng.
A. 125 km/h
B. 125 m/s
C. 12,5 km/h
D. 1,25 km/h
Câu 8. Đơn vị đo áp suất là gì?
A. Niutơn (N).
B. Niutơn nhân mét (N.m).
C. Niutơn trên mét (N/m).
D. Niutơn trên mét vuông (N/m2).
Câu 9. Đặc điểm của áp suất chất lỏng là gì?
A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.
Câu 10. Một quả cầu bằng sắt treo vào một lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là
A. 1,7N
B. 1,2N
C. 2,9N
D. 0,5N
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1. Để đưa một vật khối lượng l00kg lên sàn xe tải có độ cao l,2m người ta dùng một tấm ván nghiêng dài 2,5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 80N. Lực kéo vật là bao nhiêu?
Bài 2. Một thùng cao 2m đựng đầy nước. Hỏi áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm A cách đáy thùng 0,8m là bao nhiêu? Biết dnước = 10 000N/m3
Bài 3. Một bình cỏ dung tích 500cm3 đựng nước tới 4/5 chiều cao của bình.
Thả một vật A bằng kim loại vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra là l00cm3. Nếu treo vật A vào lực kế thì lực kế chỉ 15,6N.
a) Tính thể tích vật A.
b) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
c) Tính trọng lượng riêng của vật.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 5
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
A. kg/m3
B. N/m3.
C. N
D. N/m2 hoặc Pa
Câu 2. Trong các công thức sau đây, công thức nào dùng để tính áp suất chất lỏng?
A. p = d.V.
B. p = d.h.
C.
D. p = F. S
Câu 3. Có một khúc gỗ và một khối thép có cùng thể tích được nhúng chìm trong nước. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn?
A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép lớn hơn khúc gỗ.
B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn khối thép.
C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ và khối thép bằng nhau.
D. Không thể so sánh được vì thiếu điều kiện.
Câu 4. Một khối sắt có thể tích 50 cm3. Nhúng chìm khối sắt này vào trong nước. Cho biết trọng lượng riêng của nước: dn = 10 000 N/m3. Tính lực đẩy Ác- si- mét tác dụng lên khối sắt?
A. 25 N
B. 0,5 N
C. 5 N
D. 50 N.
Câu 5. So sánh áp suất gây ra tại các điểm A ,B ,C ,D ,E
A. pE > pD > pC = pB > hA
B. pE > pD > pC > pB > hA
C. pE > pD = pC = pB > hA
D. pE = pD > pC = pB > hA
Câu 6. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía ?
A. Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại
B. Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài.
C. Vì hộp sữa chịu tác dụng của nhiệt độ.
D. vỏ hộp sữa rất mềm.
Câu 7. Một vật khối lượng 250kg, đặt trên mặt đất. Diện tích của vật tác dụng lên mặt đất là 500dm2. Áp suất người đó gây trên mặt đất là:
A. 250N/m2
B. 2500N/m2
C. 500N/m2
D. 5000N/m2
A. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.
B. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.
C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
D. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.
Câu 9. Đơn vị đo áp suất là gì?
A. Niutơn (N).
B. Niutơn nhân mét (N.m).
C. Niutơn trên mét (N/m).
D. Niutơn trên mét vuông (N/m2).
Câu 10. Muốn tăng áp suất thì
A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
Câu 11. Đặc điểm của áp suất chất lỏng là gì?
A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.
Câu 12. Công thức tính lực đẩy Acsimét là
A. FA= D.V
B. FA= dvật
C. FA= d.V
D. FA= d.h
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. Một quả cầu bằng sắt treo vào một lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Tính độ lớn lực đẩy Acsimét?
Bài 2. Một bể cao 1,5m chứa đầy nước. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Tính:
a/ Áp suất của nước tác dụng lên đáy bể?
b/ Áp suất của nước tác dụng lên một điểm cách đáy bể 60cm?
Bài 3. Thả 2 hòn bi sắt giống hệt nhau, 1 hòn bi vào nước và 1 hòn vào thủy ngân. Hỏi hòn bi nào nổi, hòn bi nào chìm? Tại sao?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 6
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. Một vật khối lượng 250kg, đặt trên mặt đất. Diện tích của vật tác dụng lên mặt đất là 500dm2. Áp suất người đó gây trên mặt đất là:
A. 250N/m2
B. 2500N/m2
C. 500N/m2
D. 5000N/m2
Câu 2. Hình 1 biểu diễn lực tác dụng lên vật có khối lượng 8 kg
A. Tỉ xích 1cm ứng với 20N.
B. Tỉ xích 1cm ứng với 2N.
C. Tỉ xích 1cm ứng với 4N.
D. Tỉ xích 1cm ứng với 40N.
Câu 3. Một bể cao 1,5m chứa đầy nước. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bể?
A. 15000 Pa
B. 1500 Pa
C. 150 Pa
D. 150000 Pa
Câu 4. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi:
A. Tiết diện của các nhánh bằng nhau.
B. Các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.
C. Độ dày của các nhánh như nhau.
D. Độ dài của các nhánh bằng nhau.
Câu 5. Một thùng đựng đầy nước cao 100cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
A. 10000 N/m2
B. 2000 N/m2
C. 80000 N/m2
D. 8000 N/m2
Câu 6. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt 50dm3 nhúng vào trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước 10000N/m3.
A. FA = 500N
B. FA = 5000N
C. FA = 50N
D. FA = 50000N
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước. Chứng minh rằng khi nước đá tan hết thì mực nước trong cốc không thay đổi.
Bài 2. Một người thợ lặn ở độ sâu 32m so với mặt nước biển. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10 300N/m3.
a, Tính áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn.
b, Khi áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn là 206 000N/m2, hãy tính độ sâu của thợ lặn? Người thợ lặn đã bơi lên hay lặn xuống? Vì sao?
Bài 3. Lưỡi dao, kéo cần mài cho thật sắc còn móng nhà và chân bàn, ghế thì cần làm to bản và chắc chắn. Hãy giải thích.
Xem thêm các bộ đề thi Vật lý lớp 8 chọn lọc, hay khác:
TOP 30 Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 8 năm 2023 có đáp án
Bài tập Vật Lí lớp 8 Học kì 1 có đáp án
Các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 Học kì 1