Đề cương Giữa học kì 2 Vật Lí lớp 8 năm 2023 chi tiết nhất
Đề cương Giữa học kì 2 Vật Lí lớp 8 năm 2023 chi tiết nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Vật Lí 8 Giữa học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:
[Năm 2023] Đề cương Giữa học kì 2 Vật Lí lớp 8 năm 2023 chi tiết nhất
A. LÝ THUYẾT – CÔNG THỨC
1. Công thức tính công
Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực là
Trong đó :
A là công của lực F, đơn vị của A là J, 1J=1Nm, 1kJ=1000J.
F là lực tác dụng vào vật, đơn vị là N.
s là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét).
Trường hợp đặc biệt, lực tác dụng vào vật chính là trọng lực và vật di chuyển theo phương thẳng đứng thì công được tính
Trong đó :
A là công của lực F, đơn vị của A là J
P là trọng lượng của vật, đơn vị là N.
h là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét).
2. Công suất
- Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
- Công thức tính công suất :
Trong đó :
là công suất, đơn vị W
(1W = J/s, 1kW = 1000W, 1MW = 1 000 000W).
A là công thực hiện, đơn vị J.
t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây).
3. Cơ năng
- Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
- Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.
- Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.
4. Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
5. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
B. BÀI TẬP
Câu 1: Công suất là gì? Viết công thức tính công suất? Cho biết tên của các đại lượng trong công thức và đơn vị đo?
Câu 2: Em hiểu như thế nào khi nói công suất cơ của một chiếc quạt máy là 35W? Tính công thực hiện được của chiếc quạt máy đó trong 1 giờ?
Câu 3: Giải thích tại sao khi trộn lẫn rượu với nước, thể tích của hỗn hợp nước và rượu nhỏ hơn tổng thể tích của nước và rượu?
Câu 4: Thả một cục muối vào cốc nước và dùng đũa khuấy thấy có vị mặn. Hãy giải thích?
Câu 5: Một máy bay trực thăng khi cất cánh lên thẳng, động cơ tạo ra một lực phát động 1200N, sau 150 giây máy bay đạt độ cao 650m. Tính công suất của động cơ máy bay.
Câu 6: Một vận động viên leo đều lên một tòa nhà cao 30m trong 25 phút. Tính công suất của vận động viên này, biết rằng khối lượng của vận động viên là 60kg
Đề thi Giữa học kì 2 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận
Nội Dung |
Các Mức Độ Nhận Thức |
Tổng |
||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|
|||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
Công suất |
Viết được công thức tính công suất và chỉ rõ đơn vị của các đại lượng có trong công thức. Câu 1 (I) 0,5đ |
|
|
Vận dụng công thức tính công suất vào giải bài tập. Câu 1 (II) 3đ |
3,5đ |
|||
Điểm – tỉ lệ |
0,5đ - 5% |
0đ –0% |
0đ – 0% |
0đ – 0% |
0đ – 0% |
3đ - 30% |
35% |
|
Cơ năng |
- Trình bày được điều kiện có thế năng, động năng, cơ năng. Câu 2 (I) 0.5đ - Nêu được sự phụ thuộc của cơ năng vào khối lượng, độ cao và vận tốc chuyển động của vật Câu 3 (I) 0,5đ |
|
- Lấy được ví dụ về các vật có động năng, thế năng. Câu 4 (I) 0,5đ
|
- Mô tả được sự chuyển hóa cơ năng trong các ví dụ thực tế. Câu 2 (II) 2đ |
|
|
3,5đ |
|
Điểm – tỉ lệ |
1đ - 10% |
0đ –0% |
0,5đ -5% |
2đ –20% |
0đ – 0% |
0đ - 0% |
35% |
|
Cấu tạo của các chất |
- Nêu thuyết cấu tạo phân tử. Câu 5 (I) 0,5đ |
Trình bày được sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ Câu 6 (I) 0,5đ |
|
|
Giải thích được một số hiện tượng thực tế xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách và do chuyển động nhiệt. Câu 3 (II) 2đ |
3đ |
||
Điểm – tỉ lệ |
0,5đ - 5% |
0đ – 0% |
0,5đ – 5% |
0đ – 0% |
0đ – 0% |
2đ - 20% |
30% |
|
Tổng |
2đ |
0đ |
1đ |
2đ |
0đ |
5đ |
10đ |
|
Tỉ lệ |
20% |
30% |
50% |
100% |
||||
|
|
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Kilôóat là đơn vị của
A. Hiệu suất.
B. Công suất.
C. Động lượng.
D. Công.
Câu 2: Một vật có cơ năng khi
A. trọng lượng của vật lớn.
B. khối lượng của vật lớn.
C. thể tích của vật lớn.
D. vật có khả năng thực hiện công cơ học.
Câu 3: Thế năng trọng trường của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật?
A. Độ cao, khối lượng.
B. Độ cao, thể tích.
C. Độ cao, khối lượng riêng.
D. Độ cao, vận tốc.
Câu 4: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn
B. Hòn bi lăn trên sàn nhà
C. Máy bay đang bay
D. Viên đạn đang bay
Câu 5: Chọn câu đúng
A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.
B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.
C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.
D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.
Câu 6: Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì
A. thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng.
B. khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng
C. số nguyên tử đồng tăng.
D. cả ba phương án trên đều không đúng.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1: (3 điểm) Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg. Thời gian cần thiết để nâng vật lên đến độ cao 12m là 2 phút. Tính công suất của cần cẩu? Bỏ qua ma sát và các hao phí khác.
Bài 2: (2 điểm) Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?
Bài 3: (2 điểm) Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy nhưng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 2
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Công thức nào sau đây là công thức tính công suất?
A.
B.
C.
D.
Câu 2: Vật có cơ năng khi:
A. Vật có khối lượng lớn.
B. Vật có khả năng sinh công.
C. Vật có tính ì lớn.
D. Vật đứng yên.
Câu 3: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Khối lượng.
B. Vận tốc của vật.
C. Khối lượng và chất làm vật.
D. Khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 4: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.
B. Chiếc lá đang rơi.
C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.
D. Quả bóng đang bay trên cao.
Câu 5: Các chất được cấu tạo từ
A. tế bào
B. các nguyên tử, phân tử
C. hợp chất
D. các mô
Câu 6: Ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào?
A. Càng nhanh.
B. Càng chậm.
C. Lúc nhanh, lúc chậm.
D. Không thay đổi.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1: (3 điểm) Một đập thủy điện đang chứa đầy nước. Vách ngăn của đập cao 25m, người ta xả nước qua vách ngăn xuống dưới. Biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Tính công suất của dòng nước.
Bài 2: (2 điểm) Từ một độ cao h, người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là v0. Hãy mô tả chuyển động của viên bi và trình bày sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng của viên bi trong quá trình chuyển động cho đến khi viên bi rơi xuống mặt đất.
Bài 3: (2 điểm) Cách đây 300 năm, một nhà bác học người Italia đã làm thí nghiệm để kiểm tra xem có nén được nước hay không. Ông đổ đầy nước vào một bình cầu bằng bạc hàn thật kín rồi lấy búa nện thật mạnh lên bình cầu. Nếu nước nén được thì bình phải bẹp. Nhưng ông đã thu được kết quả bất ngờ. Sau khi nện búa thật mạnh, ông thấy nước thấm qua thành bình ra ngoài trong khi bình vẫn nguyên vẹn. Hãy giải thích tại sao?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 3
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Có thể nhận ra được sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn dựa vào sự thay đổi
A. khối lượng của vật.
B. khối lượng riêng của vật.
C. nhiệt độ của vật.
D. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Động năng là cơ năng của vật có được do chuyển động.
B. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều.
C. Vật có động năng thì có khả năng sinh công.
D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc khối lượng.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây có công suất lớn nhất?
A. Một máy bơm nước có công suất 2kW.
B. Một con bò kéo cày trong một phút thực hiện được một công là 42kJ.
C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 6200J trong thời gian 10 giây.
D. Một chiếc xe tải thực hiện được một công 5000J trong 6 giây.
Câu 4: Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?
A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
B. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
C. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn.
D. Các phương án trên đều không đúng.
Câu 5: Chọn câu sai trong những câu sau:
A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.
Câu 6: Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì
A. thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng.
B. khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng
C. số nguyên tử đồng tăng.
D. cả ba phương án trên đều không đúng.
Câu 7: Thế năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật?
A. Độ cao, khối lượng riêng.
B. Độ cao, thể tích.
C. Độ cao, khối lượng.
D. Độ cao, vận tốc.
Câu 8: Vật rắn có hình dạng xác định vì các hạt phân tử cấu tạo nên vật rắn:
A. Không chuyển động
B. Đứng sát nhau
C. Chuyển động với vận tốc nhỏ không đáng kể
D. Chuyển động quanh 1 vị trí xác định
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Một cần cẩu mỗi lần nâng được một container 10 tấn lên cao 5m, mất 20 giây.
a) Tính công suất do cần cẩu sinh ra.
b) Cần cẩu này chạy bằng điện, với hiệu suất 65%. Hỏi, để bốc xếp 300 container, thì cần bao nhiêu điện năng?
Bài 2: (2 điểm) Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt lượng? Khi bơm xe đạp ta thấy thân ống bơm nóng lên, ống bơm đã tăng nhiệt năng. Phần ống bơm nhận thêm có gọi là nhiệt lượng không? Tại sao?
Bài 3: (2 điểm) Thế năng trọng trường phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 4
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90oC vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24oC), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào?
A. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
D. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.
Câu 2: Tại sao khi pha nước chanh đá phải hòa đường vào nước rồi mới cho đá mà không làm ngược lại?
A. Để khi hòa đỡ vướng vào đá
B. Làm như vậy để nước chanh ngọt hơn
C. Nếu cho đá vào trước nhiệt độ của nước giảm, làm giảm tốc độ khuếch tán , đường sẽ lâu tan hơn.
D. Do một nguyên nhân khác
Câu 3: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?
A. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Giữa chúng có khoảng cách.
C. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
D. Chuyển động không ngừng.
Câu 4: Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động không ngừng của các phân tử?
A. Sự hoà tan của muối vào nước.
B. Sự tạo thành gió.
C. Sự tăng nhiệt năng của vật khi nhiệt độ tăng.
D. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước
Câu 5: Các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì
A. động năng của vật càng lớn.
B. nhiệt năng của vật càng lớn.
C. thế năng của vật càng lớn.
D. cơ năng của vật càng lớn.
Câu 6: Đơn vị của cơ năng là:
A. W
B. J/s
C. kW
D. J
Câu 7: Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng
A. là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.
B. luôn đo bằng mã lực (HP).
C. chính là lực thực hiện công trong thiết bị đó lớn hay nhỏ.
D. là độ lớn của công do thiết bị sinh ra.
Câu 8: Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng.
A. Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi.
B. Công suất của Hùng lớn hơn vì thời gian kéo của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Nam.
C. Công suất của Nam và Hùng là như nhau.
D. Không đủ căn cứ để so sánh.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Hãy chỉ ra sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác trong các trường hợp sau:
a) Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung.
b) Nước từ trên đập cao chảy xuống.
Bài 2: (2 điểm) Lấy 1 cốc nước đầy và một thìa muối tinh. Cho muối từ từ vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích tại sao?
Bài 3: (2 điểm) Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Công suất trung bình của lực kéo bằng bao nhiêu?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 5
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Câu nào dưới đây nói về nhiệt năng không đúng?
A. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra.
B. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
C. Nhiệt năng của một vật là tổng cơ năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.
Câu 2: Trong các vật sau đây: Vật A có khối lượng 0,5kg ở độ cao 2m; vật B có khối lượng 1kg ở độ cao 1,5m; vật C có khối lượng 1,5kg ở độ cao 3m. Thế năng của vật nào lớn nhất?
A. Vật B.
B. Vật A.
C. Ba vật có thế năng bằng nhau.
D. Vật C.
Câu 3: Quả táo đang ở trên cây, cơ năng của quả táo thuộc dạng nào?
A. Thế năng đàn hồi
B. Thế năng hấp dẫn
C. Động năng
D. Thế năng hấp dẫn và động năng
Câu 4: Trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
A. Ô tô đang đứng yên bên đường
B. Máy bay đang bay
C. Lò xo để tự nhiên ở độ cao so với mặt đất
D. Lò xo bị nén đặt ngay trên mặt đất.
Câu 5: Một hành khách ngồi trên một ôtô đang chuyển động, lấy mặt đất làm mốc tính thế năng thì cơ năng của hành khách tồn tại ở dạng nào?
A. Động năng và thế năng đàn hồi
B. Động năng
C. Thế năng hấp dẫn
D. Động năng và thế năng hấp dẫn
Câu 6: Hùng thực hiện được một công 36 kJ trong 10 phút. Hiếu thực hiện được một công 42 kJ trong thời gian 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn?
A. Hùng làm việc khoẻ hơn Hiếu
B. Hai người làm việc khoẻ như nhau
C. Hiếu làm việc khoẻ hơn Hùng
D. Không so sánh được
Câu 7: Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng?
A. Viên đạn đang bay
B. Một hòn bi đang lăn
C. Viên đá đang nằm im trên mặt đất
D. Một quả cầu bị đá lên cao
Câu 8: Trộn lẫn một khối lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng nhất?
A. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V = V1 + V2
B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V > V1 + V2
C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V < V1 + V2
D. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là: m < m1 + m2
Câu 9: Cho hệ cơ học như hình vẽ, bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo. Lúc đầu hệ cân bằng. Nén lò xo một đoạn l sau đó thả ra.
Khi chuyển động từ M đến O, động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào?
A. Động năng giảm, thế năng tăng.
B. Động năng tăng, thế năng giảm.
C. Động năng và thế năng không thay đổi.
D. Động năng tăng, thế năng không thay đổi.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động năng là cơ năng của vật có được do chuyển động.
B. Vật có động năng có khả năng sinh công.
C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều.
D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc các đại lượng khác của vật.
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Một người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 40 N cách mặt đất 1,2 m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được trong thời gian ôm sách là bao nhiêu?
Bài 2: (1,5 điểm) Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
Bài 3: (1,5 điểm) Tại sao các chất nhìn có vẻ như liền một khối, mặc dù chúng được cấu tạo từ các phân tử riêng biệt?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 6
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng?
A. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
B. Chỉ khi vật đang đi lên.
C. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
D. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao.
B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn.
C. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
D. Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn của nó càng lớn.
Câu 3: Hai cần cẩu cùng nâng một vật nặng 2000N lên cao 2m. Cần cẩu thứ nhất làm trong 3 phút, cần cẩu thứ hai làm trong vòng 120 giây. So sánh công suất của 2 cần cẩu:
A.
B.
C.
D. Không đủ dữ kiện
Câu 4: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi?
A. Thể tích và nhiệt độ.
B. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
C. Khối lượng và trọng lượng.
D. Nhiệt năng.
Câu 5: Bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 750C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 250C) nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào? Chọn câu đúng:
A. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.
B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
Câu 6: Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?
A. 200cm3
B. > 100cm3
C. 100cm3
D. < 100cm3
Câu 7: Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong một chất khí là:
A. Có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.
B. Vận tốc các phân tử khí không như nhau.
C. Nồng độ phân tử trong khối khí không đồng đều.
D. Khối khí được nung nóng.
Câu 8: Chọn câu sai.
A. Chất khí không có hình dạng xác định.
B. Chất lỏng không có hình dạng xác định.
C. Chất rắn có hình dạng xác định.
D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí có thể tích xác định.
Câu 9: Một người kéo đều một gàu nước từ giếng sâu 9m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là 15W. Trọng lượng gàu nước là
A. 30N
B. 36N
C. 50N.
D. 45N
Câu 10: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?
A. Mã lực (HP).
B. Kilôoat giờ (kWh).
C. Kilôoat (kW).
D. Oát (W).
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1: (3 điểm) Một thác nước cao 120m có lưu lượng 50 m3/s, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Tính công suất cực đại mà ta có thể khai thác được của thác nước. Giả sử một máy phát điện sử dụng được 20% công suất của thác, thì cùng một lúc máy phát điện có thể thắp sáng bình thường tối đa bao nhiêu bóng điện 60W?
Bài 2: (2 điểm) Nhiệt năng của vật là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? Mỗi cách cho một ví dụ minh họa?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có ma trận đề số 7
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi?
A. Thể tích và nhiệt độ.
B. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
C. Khối lượng và trọng lượng.
D. Nhiệt năng.
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?
A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.
B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.
C. Cát được trộn lẫn với ngô.
D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.
Câu 3: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?
A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.
B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.
C. Không có sự chuyển hóa nào.
D. Động năng giảm còn thế năng tăng.
Câu 4: Hãy chọn câu đúng nhất.
A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
B. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
D. Cả A, B và C.
Câu 5: Biểu thức tính công suất là:
A.
B.
C.
D.
Câu 6: Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng.
A. Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi.
B. Công suất của Hùng lớn hơn vì thời gian kéo của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Nam.
C. Công suất của Nam và Hùng là như nhau.
D. Không đủ căn cứ để so sánh.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1: (3 điểm) Một máy khi hoạt động với công suất 1600W thì nâng được một vật nặng 70kg lên độ cao l0m trong 36 giây.
a) Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật.
b) Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc
Bài 2: (2 điểm) Gạo đang nấu trong nồi và gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng thì có gì giống nhau, khác nhau trong hai hiện tượng trên?
Bài 3: (2 điểm) Cơ năng của vật có được khi nào? Lấy 2 ví dụ về vật có cơ năng?
Xem thêm các bộ đề thi Vật lí lớp 8 chọn lọc, hay khác:
Các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 Học kì 1
Hệ thống kiến thức Vật Lí lớp 8 Học kì 1
TOP 30 Đề thi Giữa học kì 2 Vật Lí lớp 8 năm 2023 có đáp án