HĐTN 7 (Cánh diều) Ứng xử với các thành viên trong gia đình trang 53, 54, 55

Với giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Ứng xử với các thành viên trong gia đình trang 53, 54, 55 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi HĐTN 7.

1 4913 lượt xem
Tải về


Giải HĐTN 7 Ứng xử với các thành viên trong gia đình trang 53, 54, 55

Hoạt động 1 trang 53 HĐTN 7Cách chăm sóc người thân bị mệt, ốm

- Trao đổi về những biểu hiện của người thân khi mệt, ốm.

- Thảo luận về cách chăm sóc của em đối với người thân bị mệt, ốm.

+ Lời nói

+ Nét mặt

+ Cử chỉ

+ Hành động

Trả lời:

- Những biểu hiện của người thân khi mệt, ốm: Da mặt xanh xao, đầu nóng ran, người đi lại chậm chạp, dáng vẻ mệt mỏi, nói năng không rõ ràng, đau đầu và buồn nôn.

- Cách chăm sóc của em đối với người thân bị mệt, ốm.

+ Lời nói: nhẹ nhàng, ân cần, quan tâm.

+ Nét mặt: thoải mái, khích lệ người bị ốm

+ Cử chỉ: cẩn thận, nhẹ nhàng, khéo léo.

+ Hành động: chu đáo, ân cần, sẵn sàng làm bất cứ việc gì.

Hoạt động 2 trang 53 HĐTN 7Rèn luyện kĩ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm

- Thảo luận, đóng vai xử lí tình huống.

Tình huống 1: Linh vừa đi học về, thấy mẹ đang ngồi trên ghế nghỉ ngơi. Không thấy mẹ hỏi chuyện học tập ở trường như mọi hôm, Linh cất cặp sách rồi đến ngồi bên cạnh mẹ. Linh thấy người mẹ đang rất nóng, mẹ còn bị chóng mặt, đau đầu nữa.

 HĐTN 7 (Cánh diều) Ứng xử với các thành viên trong gia đình trang 53, 54, 55 (ảnh 1)

Tình huống 2: Hải có em trai rất hiếu động. Do mải chơi giữa trời nắng, em bị mệt, mặt em đỏ gay, mồ hôi ướt hết quần áo.

Rèn luyện kĩ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm (ảnh 1)

- Chia sẻ những điều em học được sau khi đóng vai xử lí các tình huống.

- Thực hiện việc chăm sóc người thân bị ốm, mệt.

Trả lời:

- Học sinh đóng vai thực hiện các tình huống có nội dung như trong tình huống và hình minh hoạ có nêu.

Cách xử lí ở tình huống 1: Linh chăm sóc mẹ, lấy nước cho mẹ uống, dìu mẹ đi nằm. Hỏi mẹ có tình trạng bệnh ra sao và nhờ bố đi mua thuốc hộ mẹ.

Cách xử lí ở tình huống 2: Hải khuyên ngăn em ngồi yên chờ cho người bớt nóng, không đổ mồ hôi mới được đi tắm. Tắm ngay sau vận động dễ làm người bị cảm và ốm hơn.

- Sau khi đóng vai xử lí tình huống, em học được: Em thể hiện sự quan tâm và tình cảm yêu thương với mọi người trong gia đình từ những hành động nhỏ nhắn, dễ làm dễ thực hiện. Quan tâm và chăm sóc người thân yêu là một hành động đẹp nhất của những người con.

Hoạt động 3 trang 54 HĐTN 7: Lắng nghe tích cực trong gia đình

- Dự đoán về cách ứng xử của Ngọc với bố trong tình huống sau:

HĐTN 7 (Cánh diều) Ứng xử với các thành viên trong gia đình trang 53, 54, 55 (ảnh 1)

- Theo dõi cách ứng xử của Ngọc dưới đây và nêu những biểu hiện của lắng nghe tích cực.

Nghe thấy bố nói vậy, Ngọc nhìn bố bối rối:

- Vâng, chắc bố thấy phòng con nhiều đồ đạc lộn xộn quá phải không ạ?

- Đúng rồi! Bố nghĩ con nên sắp xếp đồ đạc cho gọn gàng, ngăn nắp. Như thế thì em con mới học tập thói quen tốt của chị được.

Dù phải dừng xem chương trình ti vi yêu thích. Ngọc vẫn vui vẻ đi vào phòng dọn dẹp. Một lúc sau. Ngọc chạy nhanh ra khoe bố “Tuyệt quá bố ơi, con đã tìm thấy quyển sách bạn Thanh cho con mượn rồi ạ! Con cảm ơn bố ạ”.

- Chia sẻ cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe.

- Thảo luận: Làm thế nào để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận góp ý và chia sẻ của các thành viên trong gia đình?

Gợi ý:

HĐTN 7 Ứng xử với các thành viên trong gia đình trang 53, 54, 55 - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Dự đoán về cách ứng xử:

Dự đoán 1: Ngọc ham mê theo dõi tivi và để phòng dọn sau.

Dự đoán 2: Ngọc nghe lời bố đi dọn phòng luôn lúc đó.

- Theo dõi cách ứng xử của Ngọc dưới đây và nêu những biểu hiện của lắng nghe tích cực là:

+ Ngọc hỏi lại ý của bố và thừa nhận phòng mình có bừa bộn qua câu nói: “Vâng, chắc bố thấy phòng con nhiều đồ đạc lộn xộn quá phải không ạ?”

+ Dù phải dừng xem chương trình ti vi yêu thích. Ngọc vẫn vui vẻ đi vào phòng dọn dẹp.

- Chia sẻ cảm xúc của em khi được người thân trong gia đình lắng nghe: Em vui vẻ và thích thú khi được mọi người trong gia đình lắng nghe.

- Thảo luận: Để thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận góp ý và chia sẻ của các thành viên trong gia đình: Em cần nghe những lời góp ý và chia sẻ với thái độ vui vẻ, tích cực không nên tỏ thái độ hay cảm xúc chống đối, bất mãn. Nghe đóng góp đồng thời có thái độ tiếp thu, sửa đổi luôn nếu có thể.

Hoạt động 4 trang 55 HĐTN 7Thể hiện sự lắng nghe tích cực trong gia đình

- Đóng vai thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ từ các thành viên gia đình.

HĐTN 7 (Cánh diều) Ứng xử với các thành viên trong gia đình trang 53, 54, 55 (ảnh 1)

- Chia sẻ những điều em học được qua các nhân vật em vừa đóng vai.

- Thực hiện lắng nghe tích cực trong các tình huống hằng ngày ở gia đình em.

Trả lời:

- Thực hiện đóng vai và xử lí các tình huống như sau:

+ Ở bức tranh số 1: Chị gái sẽ khuyên dạy em cách để xin lỗi và gắn kết lại với bạn Hùng: lỗi của em là gì? em cần xin lỗi bạn và hứa với bạn không tái phạm lỗi này nữa.

+ Ở bức tranh số 2: Nam cần hiểu vấn đề mình mắc phải là chơi game quá nhiều. Nam cần thu dọn đồ dùng chơi game, nghe bà và ngồi lại vào bàn học tập.

- Những điều em học được qua các nhân vật vừa đóng vai:

+ Khi là người lớn: Em cần đưa ra ý kiến nhẹ nhàng, tích cực, có suy nghĩ kĩ càng và từ tốn chỉ cho em mình cách làm điều đúng đắn.

+ Khi là các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình, em cần lễ phép, ngoan ngoãn, có thái độ lắng nghe tích cực và sửa đổi hành vi sai của mình.

Thông điệp trang 55 HĐTN 7

- Mỗi chúng ta đều có một gia đình để yêu thương, vun đắp. Chăm sóc người thân khi họ mệt, ốm là bổn phận của mỗi người.

- Chúng ta cần lắng nghe tích cực khi tiếp nhận ý kiến và sự chia sẻ của các thành viên để hoàn thiện bản thân và phát triển mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình.

Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm

Hiệu ứng nhà kính

Vượt qua khó khăn

Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

Nghề ở địa phương

1 4913 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: