HĐTN 7 (Cánh diều) Nghề ở địa phương trang 73, 74

Với giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Nghề ở địa phương trang 73, 74 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi HĐTN 7.

1 2168 lượt xem
Tải về


Giải HĐTN 7 Nghề ở địa phương trang 73, 74

Hoạt động 1 trang 73 HĐTN 7Xác định nghề ở địa phương

- Tham gia trò chơi đoán tên một số nghề ở địa phương.

- Tập hợp tên các nghề thành danh sách nghề hiện có ở địa phương và sắp xếp theo nhóm nghề.

Gợi ý:

1. Nhóm các nghề sản xuất, chế biến.

2. Nhóm các nghề kinh doanh, quản lí.

Trả lời:

- Tham gia trò chơi đoán tên một số nghề ở địa phương.

Câu đố: Ai là người đến lớp. Chăm chỉ sớm chiều. Dạy bảo mọi điều. Cho con khôn lớn?

Câu trả lời: Cô giáo

Câu đố: Ai người đo vải. Rồi lại cắt may. Áo quần mới, đẹp. Nhờ bàn tay ai?

Câu trả lời: Cô thợ may

Câu đố: Nghề gì chân lấm tay bùn. Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày?

Câu trả lời: Nghề nông

Câu đố: Nghề gì bạn với vữa, vôi. Xây nhà cao đẹp, bạn tôi đều cần?

Câu trả lời: Nghề thợ xây

Câu đố: Ai mặc áo trắng. Có chữ thập xinh. Tiêm thuốc chúng mình. Sẽ mau lành bệnh?

Câu trả lời: Cô y tá

- Tập hợp tên các nghề thành danh sách theo nhóm nghề:

1. Nhóm các nghề sản xuất: chế biến: chế biến gỗ, thực phẩm…

2. Nhóm các nghề kinh doanh: bán thực phẩm, quần áo...

3. Nhóm các nghề dịch vụ: giao hàng, bán hàng, môi giới,…

Hoạt động 2 trang 73 HĐTN 7Đặc điểm một số nghề ở địa phương

- Chọn một nghề cụ thể trong danh sách nghề ở địa phương đã lập để tìm hiểu đặc điểm thông qua bàn mô tả nghề nghiệp.

Gợi ý:

BẢN MÔ TẢ NGHỀ

Tên nghề: Giáo viên

Công việc đặc trưng

Thời gian, địa điểm làm việc
chủ yếu

Trang thiết bị, dụng cụ
lao động

Ghi chú

Dạy học

Từ thứ Hai đến thứ Bảy, giờ hành chính Trường học

Sách, phấn, bằng, máy tính, bản đồ,...

Tùy từng môn học mà giáo viên dạy sẽ có thiết bị, dụng cụ lao động khác nhau

?

?

?

?

?

?

?

?

- Chia sẻ và nhận xét về các bản mô tả nghề.

Trả lời:

Tên nghề: Thợ điện

Công việc đặc trưng

Thời gian, địa điểm làm việc
chủ yếu

Trang thiết bị, dụng cụ lao động

Ghi chú

Kiểm tra số điện công tơ

Theo lịch tháng, vào gần cuối mỗi tháng các ngày.

Thang gấp, sổ bút ghi số công tơ

Tuỳ vào thời tiết và điều kiện cá nhân mà lịch làm việc linh dộng hàng tháng.

Hoạt động 3 trang 73 HĐTN 7: Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương

- Lựa chọn một nghề hiện có ở địa phương để nhận diện các nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề.

- Đề xuất cách thức em sẽ áp dụng để giữ an toàn cho mình và mọi người.

Gợi ý: 

Tên nghề

Nguy hiểm có thể gặp phải

Cách giữ an toàn khi lao động

Xây dựng

- Ngã từ trên cao

- Rơi nguyên vật liệu từ trên cao

- Luôn đội mũ bảo hiểm và mặc quần áo bảo hộ lao động theo quy định

- Đặt biển báo chú ý khu vực xây dựng

?

?

?

Trả lời:

Tên nghề

Nguy hiểm có thể gặp phải

Cách giữ an toàn khi lao động

Làm đồ gỗ mỹ nghệ

- Bụi mạt gỗ ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Gỗ nặng có thể đè vào người.

- Máy cưa, đục sắc nhọn có thể gây nguy hiểm tính mạng.

- Luôn tỉnh táo khi làm việc và chú ý cẩn thận

- Làm việc nhiều người cùng lúc, đề phòng hỗ trợ lúc gặp vấn đề nguy hiểm.

Công nhân công ty

- Lơ là hỏng sản phẩm, đứt gãy dây chuyền.  

- Tỉnh táo và trách nhiệm trong công việc.

Hoạt động 4 trang 74 HĐTN 7: Hùng biện: “Nếu em là lãnh đạo địa phương...”

- Hùng biện theo nhóm về chủ đề:

“Nếu là lãnh đạo địa phương, em sẽ làm gì để phát triển các nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp?”

 

+ Chia sẻ cảm nhận về các bài hùng biện

Trả lời:

- Học sinh chuẩn bị bài hùng biện. Nếu là lãnh đạo em có thể đưa ra phương án để thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đời sống tốt cho nhân dân.

+ Đưa ra các chính sách ưu tiên, khuyến khích vay và hỗ trợ tài chính đầu tư các hạng mục phát triển kinh tế.

+ Kích thích các công ty, doanh nghiệp hình thành trên địa bàn.

+ Thực hiện và áp dụng kịp thời, đẩy đủ các chinh sách của nhà nước về chăm lo đời sống, hỗ trợ cho nhân dân.

+ Đảm bảo không có tệ nạn, xoá bỏ các hủ tục trên địa bàn.

- Chia sẻ cảm nhận khi nghe các bài hùng biện từ các bạn trong lớp

Khởi nghiệp là quá trình đòi hỏi sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn và táo bạo, đây là những phẩm chất, ưu thế của thanh niên. Khởi nghiệp không nhất thiết là bắt đầu ngay với những điều lớn lao, mà nhiều khi là từ những trăn trở, những ý tưởng mới...để làm sao tìm tòi, sáng tạo mãnh liệt nhất. Để khuyến khích các tầng lớp thanh niên khởi nghiệp sáng tạo thì tại Điều 18 Luật Thanh niên năm 2020 có quy định trách nhiệm của nhà nước như sau

Nhà nước có chính sách khởi nghiệp về giáo dục, đào tạo kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho thanh niên; cung cấp thông tin về thị trường; hỗ trợ pháp lý, khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ; ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; khuyến khích thành lập quỹ khởi nghiệp cho thanh niên theo quy định của pháp luật.

Thông điệp trang 74 HĐTN 7

- Mỗi địa phương đều có những nghề đặc trưng.

- Tìm hiểu thông tin về các nghề địa phương giúp chúng ta có thêm lựa chọn trong định hướng nghề nghiệp.

Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Em phù hợp với nghề nào?

Đội viên tích cực

Kế hoạch nhỏ mùa hè

Tự hào trường em

Giữ gìn trường lớp gọn gàng sạch đẹp

1 2168 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: