HĐTN 7 (Cánh diều) Em phù hợp với nghề nào? trang 75, 76, 77

Với giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Em phù hợp với nghề nào? trang 75, 76, 77 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi HĐTN 7.

1 2,098 07/12/2022
Tải về


Giải HĐTN 7 Em phù hợp với nghề nào? trang 75, 76, 77

Hoạt động 1 trang 75 HĐTN 7Yêu cầu của khởi nghiệp

- Khám phá đặc điểm và yêu cầu cơ bản của một số nghề thông qua hoạt động nối, ghép các mặt của Hộp xúc xắc nghề nghiệp.

HĐTN 7 (Cánh diều) Em phù hợp với nghề nào? trang 75, 76, 77 (ảnh 1)

- Phân loại các yêu cầu đối với mỗi nghề trên hộp xúc xắc theo hai nhóm: phẩm chất và năng lực.

Gợi ý:

Phẩm chất

Kiên nhẫn

?

?


 

Năng lực

Có kĩ năng chăm sóc người khác

?

?

Trả lời:

- Em ghép các mặt của xúc xắc nghề nghiệp

Điều dưỡng

Có kĩ năng chăm sóc người khác

Giáo viên

Hiểu biết, yêu quý trẻ em

Nghề nông 

Hiểu biết về thiên nhiên, cần cù

Bán hàng

Kiên nhẫn, nhẹ nhàng, giao tiếp tốt

Kế toán

Có khả năng tính toán tốt, cẩn thận, tỉ mỉ

Thợ cơ khí

Hiểu biết về máy móc

- Phân loại các yêu cầu đối với mỗi nghề trên hộp xúc xắc theo hai nhóm: phẩm chất và năng lực.

Phẩm chất

Năng lực

Kiên nhẫn

Có kĩ năng chăm sóc người khác 

Cẩn thận

Hiểu biết, yêu quý trẻ em

Tỉ mỉ

Khả năng tính toán tốt

Cần cũ

Hiểu biết về máy móc

Hoạt động 2 trang 75 HĐTN 7Phẩm chất, năng lực cần có đối với các nghề ở địa phương

Xác định các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề ở địa phương.

Gợi ý:

+ Lựa chọn một trong số các nghề ở địa phương;

+ Chỉ ra các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm các nghề này.

Gợi ý:

Tên nghề ở địa phương

Yêu cầu về phẩm chất

Yêu cầu về năng lực

Nghề trồng lúa

Chăm chỉ, kiên trì

Sử dụng thành thạo công cụ

?

?

?

?

?

?

Trả lời:

Tên nghề ở địa phương

Yêu cầu về phẩm chất

Yêu cầu về năng lực

Nghề trồng lúa

Chăm chỉ, kiên trì

Sử dụng thành thạo công cụ

Công nhân nhà máy

Trách nhiệm, chăm chỉ

Am hiểu công việc, có kĩ năng làm dây chuyền

Thợ chế tác gỗ mỹ nghệ

Khéo léo, sáng tạo

Sử dụng thành thạo công cụ

Hoạt động 3 trang 76 HĐTN 7Em và các nghề ở địa phương

Tìm hiểu sự phù hợp của bản thân em với yêu cầu của nghề ở địa phương theo các bước sau:

+ Sử dụng bảng liệt kê các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm các nghề tại địa phương đã lập được ở hoạt động trước.

+ Đối chiếu với các phẩm chất, năng lực hiện tại của bản thân, em thấy mình phù hợp, không phù hợp, không phù hợp với nghề nào? Vì sao?

+ Em cần rèn luyện thêm phẩm chất, năng lực nào để có thể làm tốt nghề mà em thấy phù hợp?

Gợi ý:

NGHỀ BÁC SĨ

Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề

Phẩm chất, năng lực của em

Các phẩm chất, năng lực cần rèn luyện thêm

- Có kiến thức y khoa

- Có khả năng kiểm soát cảm xúc

- Nhân ái

- Kiên nhẫn

- Cẩn thận

- Học tốt môn Sinh học

- Nhân ái

- Kiên nhẫn

- Khả năng kiểm soát cảm xúc

- Cẩn thận

Đánh giá sự phù hợp em với nghề

Trả lời:

NGHỀ BÁN HÀNG HOÁ

Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề

Phẩm chất, năng lực của em

Các phẩm chất, năng lực cần rèn luyện thêm

- Có kiến thức về mặt hàng và giá cả

- Có khả năng tư vấn và giải đáp nhu cầu người mua hàng

- Trung thực

- Chăm chỉ

- Cẩn thận

- Học tốt các môn xã hội, giao tiếp tốt và tư duy linh hoạt

- Trung thực

- Cẩn thận

- Chăm chỉ

- Kiến thức về mặt hàng và giá cả thị trường

- Khả năng tư vấn nhu cầu người mua hàng

Đánh giá sự phù hợp của em với nghề: Phẩm chất và năng lực trung thực, cẩn thận của em phù hợp và có thể gắn bó với nghề này.

Hoạt động 4 trang 76 HĐTN 7: Tập san về nghề ở địa phương

- Viết bài giới thiệu, quảng bá về một nghề ở địa phương.

Gợi ý:

+ Sự ra đời của nghề;

+ Đặc điểm của những người làm nghề;

+ Sản phẩm của nghề;

+ Đánh giá của mọi người về giá trị và đóng góp của nghề đó cho địa phương;

+ Cảm nhận của cá nhân em về nghề.

- Giới thiệu bài viết của em và tập hợp thành tập san về các nghề ở địa phương.

Trả lời:

- Bài giới thiệu quảng bá nghề: Làm mây tre đan ở địa phương em.

Làng nghề mây tre đan Đỗ Xuyên nằm ở huyện Thanh Ba, Phú Thọ. Nghề đan cót và nứa chắp có từ bao giờ không ai biết, chỉ biết rằng nó đã cứu cánh cho người Đỗ Xuyên qua bao mùa mưa lũ và trở thành nghề phụ quan trọng của cả xã.

Sản phẩm chính của làng Đỗ Xuyên hiện nay là cót với nhiều chủng loại, mẫu mã, tuỳ theo nhu cầu của khách: cót làm trần nhà; cót ép, khổ 1m x 3m hoặc 1m x 4m; cót dùng để lót hàng,…. với kích cỡ đa dạng, giá cả hợp lý. Đỗ Xuyên ngày nay có thể gọi là “làng cót” bởi nghề cót có mặt ở khắp nơi, làm giàu cho người dân nơi đây. Bên cạnh đó, có một sản phẩm vẫn miệt mài tồn tại, bất chấp sự cạnh tranh của thị trường. Sản phẩm nứa chắp của Đỗ Xuyên đã có mặt trên thị trường thế giới với các sản phẩm đĩa, bát…. các loại.

- Cùng bạn trong lớp tập hợp các bài viết về các nghề để tạo tập san cho lớp em.

Thông điệp trang 77 HĐTN 7

- Mỗi nghề ở địa phương đều có những yêu cầu riêng về phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề.

- Hiểu biết về những yêu cầu đó sẽ giúp em tự đánh giá được sự phù hợp của bản thân mình với các nghề ở địa phương.

Tự đánh giá sau chủ đề

HĐTN 7 Em phù hợp với nghề nào? trang 75, 76, 77 - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Em đánh giá bản thân sau chủ đề theo các tiêu chí 01, 02.

- Phát huy những điều tích cực và khắc phục những hạn chế.

- Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề: Hoàn thành tốt/ Hoàn thành/ Cần cố gắng.

Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đội viên tích cực

Kế hoạch nhỏ mùa hè

Tự hào trường em

Giữ gìn trường lớp gọn gàng sạch đẹp

Hoà đồng và hợp tác với các bạn

1 2,098 07/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: