HĐTN 7 (Cánh diều) Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh trang 46, 47

Với giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh trang 46, 47 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi HĐTN 7.

1 2,936 07/12/2022
Tải về


Giải HĐTN 7 Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh trang 46, 47

Hoạt động 1 trang 46 HĐTN 7Tìm hiểu các di tích, danh lam thắng cảnh

Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng, miền của đất nước mà em biết.

Gợi ý:

+ Tên di tích, danh lam thắng cảnh;

+ Nét đặc trưng của di tích, danh lam thắng cảnh;

+ Những hành động, việc làm của du khách khi đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh này.

Trả lời:

Danh lam thắng cảnh – Hang Sơn Đoòng, quần thể Phong Nha, Kẻ Bàng.

Sơn Đoòng có niên đại 3 triệu năm tuổi, với độ dài gần 9km, cao đến 200m, rộng 160m, đủ lớn để có thể chứa tòa nhà cao 40 tầng. Với thể tích đo đạc được ước tính 38,5 triệu mét khối, Sơn Đoòng vượt qua hang Deer ở Malaysia trở thành hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Những cột măng đá cao đến 80m trong lòng hang cũng được đánh giá là các cột thạch nhũ cao nhất.

Được biết, hang động lớn nhất thế giới này được tìm ra bắt đầu từ một người đàn ông bản địa. Sau này, đội thám hiểm hang động Hoàng gia Anh đã tiếp tục khám phá và công bố. Sơn Đoòng hình thành trên một đoạn đứt gãy của dãy Trường Sơn và bị dòng nước sông Rào Thương ăn mòn qua hàng triệu năm đã tạo thành đường hầm khổng lồ bên dưới lớp núi đá vôi. Những vết nứt trên trần hang bị ăn mòn và sụt lún, tạo thành những hố sụt lớn thông ra bên ngoài.

Du khách ghé qua đây với mục đích tham quan, chụp ảnh. Họ ngưỡng mộ trước những nhũ đá, những mỏm thạch đá vôi nhô ra với những hình thù đẹp mắt. Vẻ đẹp truyền từ đôi mắt người này qua sự tò mò của người khác. Kéo chân du khách thập phương về với Sơn Đoòng.

 HĐTN 7 Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh trang 46, 47 - Cánh diều (ảnh 1)

Hoạt động 2 trang 46 HĐTN 7Hành vi nên và không nên khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh

Nêu những hành vi nên và không nên khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh.

Gợi ý:

HĐTN 7 (Cánh diều) Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh trang 46, 47 (ảnh 1)

Trả lời:

Những việc nên làm

Những việc không nên làm

- Giữ gìn cảnh quan chung.

- Xả rác bừa bãi tự do.

- Lưu lại những cảnh đẹp, quảng bá vẻ đẹp danh lam.

- Đi vệ sinh không đúng nơi quy định.

- Thực hiện tuân thủ nội quy của di tích.

- Tự ý lấy đồ, cảnh đẹp trong danh lam về nhà.

- Nghe theo hướng dẫn của thuyết minh viên.

- Trèo leo, bẻ vặt đồ vật trong khu di tích.

Hoạt động 3 trang 46 HĐTN 7Cùng tham gia bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh

Tổ chức phiên họp bàn tròn với chủ đề Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Phiên họp bàn tròn:

- Thành viên cuộc họp ngồi xung quanh một chiếc bàn, không phân biệt vị trí, chức danh, tuổi tác…

- Tạo điều kiện cho sự trao đổi ý kiến bình đẳng, cởi mở giữa những người tham gia. Mọi quan điểm đều được tôn trọng và xem xét.

HĐTN 7 (Cánh diều) Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh trang 46, 47 (ảnh 1)

Gợi ý đóng vai các thành phần tham gia phiên họp:

+ Nhà trường;

+ Gia đình;

+ Các đoàn thể ở địa phương (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,...);

+ Cơ quan văn hóa phụ trách về di tích (Phòng Văn hóa – Thông tin của quận/huyện);

+ Các nhóm tình nguyện trong cộng đồng.

Gợi ý cách tổ chức phiên họp:

Phân công người đóng vai các thành phần tham gia, người chủ trì, thư kí phiên họp

Các thành viên trình bày, trao đổi về những việc mình có thể làm để bảo vệ, giữ gìn di tích, danh làm thắng cảnh ở địa phương

Người chủ trì điều khiển quá trình thảo luận, tổng kết nội dung, đưa ra thông điệp của phiên họp

- Cùng cam kết thực hiện các hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em đến tham quan.

Trả lời:

- Học sinh tổ chức phiên họp bàn tròn theo hướng dẫn.

- Phiên họp được tổ chức theo các quy trình:

Phân công người đóng vai các thành phần tham gia, người chủ trì, thư kí phiên họp

Các thành viên trình bày, trao đổi về những việc mình có thể làm để bảo vệ, giữ gìn di tích, danh làm thắng cảnh ở địa phương

Người chủ trì điều khiển quá trình thảo luận, tổng kết nội dung, đưa ra thông điệp của phiên họp

- Học sinh phân công những thành phần tham dự

- Chuẩn bị các tài liệu để trình bày

- Đề xuất người chủ trì điều khiển cuộc họp

- Thực hiện cam kết thực hiện hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em đến tham quan: Tôn trọng nội quy, nâng cao ý thức bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.

Thông điệp trang 47 HĐTN 7

Bảo vệ, giữ gìn và tôn vinh giá trị của các di tích, danh lam thắng cảnh là trách nhiệm của mỗi học sinh.

Tự đánh giá sau chủ đề

HĐTN 7 Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh trang 46, 47 - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Em đánh giá bản thân sau chủ đề theo các tiêu chí 01, 02.

- Phát huy những điều tích cực và khắc phục những hạn chế.

- Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề: Hoàn thành tốt/ Hoàn thành/ Cần cố gắng.

Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tham gia lao động trong gia đình

Ứng xử với các thành viên trong gia đình

Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm

Hiệu ứng nhà kính

Vượt qua khó khăn

1 2,936 07/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: