Hãy sưu tầm một câu chuyện về truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong lịch sử và kể với bạn học

Trả lời Vận dụng 2 trang 17 Lịch sử 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10.

1 8,132 26/12/2022


Giải Lịch sử 10 Cánh diều Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Vận dụng 2 trang 17 Lịch sử 10: Hãy sưu tầm một câu chuyện về truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong lịch sử và kể với bạn học (nêu rõ nguồn gốc của câu chuyện và cách thức sưu tầm).

Trả lời:

(*) Câu truyện: “Vì muôn dân”

Thân phụ của Trần Quốc Tuấn là An Sinh Vương (Trần Liễu) vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Trước khi mất, An Sinh Vương cầm tay Quốc Tuấn mà chăng chối rằng: “"Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi nhớ kĩ nhưng không cho lời cha là phải.

Trần Quốc Tuấn được Trần Thái Tông phong tước Hưng Đạo Vương, đối đãi trọng hậu. Ông cũng dốc lòng phò tá nhà vua. Nhưng một số đại thần triều đình vẫn không khỏi lo ngại, sợ rằng ông sẽ tìm cách trả thù cho cha. Ngay cả hoàng tử thứ ba của vua Thái Tông là Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải cũng có những mâu thuẫn, tị hiềm với Hưng Đạo vương.

Khi giặc Nguyên lăm le xâm lược bờ cõi Đại Việt lần thứ hai. Vua Trần Nhân Tông (cháu vua Thái Tông) cho mời Hưng Đạo Vương và Chiêu Minh Vương vào cung để bàn định kế sách.

Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long, đậu thuyền ở bến Đông, Hưng Đạo Vương đã sai người tới mời Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (Chiêu Minh Vương) đến cùng bàn luận việc nước. Biết Quang Khải ngại tắm, Hưng Đạo Vương sai người nấu sẵn nước thơm và xin được tắm giùm. Ông tự tay cởi y phục giúp, dội nước thơm cho Quang Khải và thân mật đùa rằng:

- Hôm nay, thật may mắn, tôi được tắm hầu Thái sư.

Quang Khải cũng không kìm nổi xúc động, đùa lại:

-  Tôi mới thật có may mắn vì được Quốc công Tiết chế tắm cho.

Tấm lòng chân thành của hai người đã dần xóa đi mối hiềm khích trong gia tộc và những vị trụ cột của triều đình đã sát cánh bên nhau cùng lo việc nước.

Ngày hôm sau, Hưng Đạo Vương và Chiêu Minh Vương ăn mặc tề chỉnh vào cung yết kiến đức vua. Vua Nhân Tông mở đầu cuộc bàn bạc bằng lời nói chân tình:

- Trước đây, giặc Nguyên đã bị quân và dân ta đánh đại bại. Lần này chúng lại xâm lược nước ta với lực lượng hùng hậu hơn, mạnh hơn trước rất nhiều. Vậy các khanh đã có kế sách gì để đánh tan giặc Nguyên, giữ yên bờ cõi cho trăm họ được nhờ?

Hưng Đạo trình tâu vua kế sách, rồi nhấn mạnh lại việc phải làm trước mắt là:

- Cần phải triệu tập bô lão cả nước về kinh để bàn bạc, củng cố quyết tâm đánh giặc Nguyên xâm lược. Làm như thế là ta đã tập hợp được ý nguyện trăm họ, quyết tâm của trăm họ, thì thế giặc dẫu có mạnh đến đâu cũng bị đánh bại .

Nhà vua thuận ý và ra chiếu triệu tập các bô lão từ mọi miền của đất nước về dự hội Diên Hồng bàn bạc việc quốc gia đại sự. Hội Diên Hồng lịch sử đó diễn ra vào cuối năm 1284.

Trước đông đủ bô lão, các tướng sĩ, vua dõng dạc hỏi:

- Sứ nhà Nguyên trình thư, xin mượn đường đi qua nước ta để đánh Chăm-pa, vậy ý các khanh như thế nào?

Hưng Đạo Vương khẳng khái tâu với vua:

- Cho giặc Nguyên mượn đường là mất nước.

Sau lời tâu của Hưng Đạo, hội Diên Hồng vang lên tiếng nói của các bô lão và tướng sĩ:

- Không cho giặc Nguyên mượn đường.

Vua Nhân Tông cảm kích trước khí thế hừng hực đó, vua hỏi tiếp:

- Vậy ta nên hòa hay nên đánh?

Cả hội nghị Diên Hồng vang lên tiếng nói đồng thanh:

- Nên đánh!

=> Ý nghĩa câu truyện: ca ngợi tinh thần đoàn kết trong nội bộ triều đình nhà Trần và sự đoàn kết giữa triều đình với nhân dân trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

(*) Nguồn gốc câu truyện: SGK Tiếng Việt lớp 5 - tập 2 - trang 73

(*) Cách thức sưu tầm:

+ Lập danh mục các nguồn sử liệu, các kênh khai thác thông tin (sách báo, tạp chí, internet…) trong quá trình tìm hiểu

+ Chọn lọc, phân loại thông tin

+ Xác minh lại thông tin (đối chiếu nội dung câu truyện với nội dung ghi chép trong: Đại Việt sử kí toàn thư; Khâm định Việt sử thông giám cương mục….)

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 13 Lịch sử 10Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch) là biểu tượng của truyền thống yêu nước và đoàn kết hướng về cội nguồn của dân tộc Việt Nam

Câu hỏi trang 14 Lịch sử 10Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 2.1, Hình 2.2 hãyCho biết vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người

Câu hỏi trang 15 Lịch sử 10Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.1, Hình 2.3, hãy giải thích vì sao phải học tập lịch sử suốt đời. Cho ví dụ

Câu hỏi trang 16 Lịch sử 10Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.2, Sơ đồ 2.2, hãy nêu cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử

Câu hỏi trang 17 Lịch sử 10Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 2.4, hãyCho biết kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại.

Luyện tập 1 trang 17 Lịch sử 10Tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?

Vận dụng 2 trang 17 Lịch sử 10Hãy sưu tầm một câu chuyện về truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong lịch sử và kể với bạn học

Vận dụng 3 trang 17 Lịch sử 10Em đã từng sử dụng những kiến thức lịch sử nào để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống

1 8,132 26/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: